• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Mô hình sản xuất

Quảng Ngãi: Heo ky là thứ heo gì mà bà con dân tộc Hrê ở nơi này lại ham nuôi?

Lê Phương by Lê Phương
10 Tháng Ba, 2023
in Mô hình sản xuất
0
Quảng Ngãi: Heo ky là thứ heo gì mà bà con dân tộc Hrê ở nơi này lại ham nuôi?
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nuôi heo ky tuy không phải là việc làm mới nhưng phát triển kinh tế bền vững, từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ mô hình này là câu chuyện chưa bao giờ “cũ” đối với một xã như Sơn Ba (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có 90% dân số là đồng bào dân tộc Hrê sinh sống.

Cơ hội thoát nghèo từ nuôi heo ky

Khoảng 1 năm trở về trước, thôn Làng Ranh là thôn 135 đặc biệt khó khăn thuộc xã Sơn Ba (Sơn Hà). Cuối năm 2019, thôn Làng Ranh được lựa chọn thành lập nhóm để chăn nuôi heo ky. Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, mô hình này đã và đang trở thành “cần câu” xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân trong thôn.

Quảng Ngãi: Heo ky là thứ heo gì mà bà con dân tộc Hrê ở nơi này lại ham nuôi?

Đồng bào Hrê ở thôn Làng Ranh, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) phát triển nuôi heo ky theo Liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm heo ky.

Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Ba Đinh Văn Phu, cho biết: “Ở Làng Ranh, 90% dân trong thôn đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Nuôi heo ky tuy không phải nghề chính nhưng nó đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Bởi lẽ, trước đây các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên tiêu thụ bấp bênh, tư thương ép giá. Bên cạnh đó, việc kiểm soát giống, thức ăn do không theo quy trình kỹ thuật nên thường xảy ra dịch bệnh, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.  

Cuối năm 2019, UBND xã Sơn Ba quyết định triển khai thực hiện dự án Liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ heo ky với 35 hộ dân. Các hộ tham gia mô hình, ngoài việc được Trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh ở heo ky.

Các hộ tham gia mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật, theo dõi trong suốt quá trình nuôi và chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm với giá bao tiêu 140.000 đồng/kg hơi. 

Chị Lê Thị Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi heo ở Làng Ranh, chia sẻ: “Tôi thấy cái được rất lớn khi xây dựng dự án là các hộ đã biết liên kết trong chăn nuôi bằng việc đóng góp ngày công; cùng nhau góp tiền làm chuồng nuôi nhốt tập trung, mỗi hộ góp từ 1 đến 2 sào đất để trồng rau làm thức ăn cho heo; phân công mỗi gia đình chăm sóc heo 1 tuần theo hình thức xoay vòng. 

Nhờ vậy, dù thời gian thành lập nhóm chưa lâu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khiến người dân vô cùng phấn khởi. Nửa năm vừa rồi, doanh thu của tổ lên đến trên 100 triệu đồng. Như vậy, mỗi hộ lợi nhuận 3 triệu đồng/lứa heo”, chị Hoa phấn khởi nói.

Quảng Ngãi: Heo ky là thứ heo gì mà bà con dân tộc Hrê ở nơi này lại ham nuôi?

Đây là loại heo rừng lai với heo bản địa, được coi là đặc sản quý hiểm ở vùng miền núi.

Mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ heo ky ở thôn Làng Ranh (xã Sơn Ba) đã thể hiện sự thay đổi lớn từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Hrê. 

Ngoài 5 điểm nuôi heo ky tập trung tại các xã Sơn Linh, Sơn Thượng, Sơn Bao, việc nhân rộng nuôi heo ky ở xã Sơn Ba có thể coi là “cú hích” không những giúp người nghèo trên địa bàn huyện Sơn Hà có cơ hội thoát nghèo mà còn giúp họ tiếp cận với khoa học kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. 

Không những thế, mô hình còn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm và chế biến, tiêu thụ sản phẩm về lâu dài, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa nghèo, vươn lên làm giàu cho hàng trăm hộ dân. 

Xây dựng thương hiệu thịt heo ky

Heo ky là loại heo rừng lai với heo bản địa nên có đặc trưng rất riêng, khác với những giống heo khác là dễ nuôi, khả năng thích ứng cao, ít dịch bệnh, thịt chắc, nhiều nạc, thơm ngon. 

Với phương thức chăn nuôi truyền thống được đúc kết, các hộ nuôi là đồng bào Hrê đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đưa năng suất và chất lượng đàn heo ky của địa phương tăng lên đáng kể. 

Thời gian qua, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm thịt heo ky tươi, UBND huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) đã hỗ trợ các nhóm hộ tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm heo ky xông khói, dòi, lạp xưởng heo ky, cung cấp cho 20 siêu thị Big C ở khu vực miền Trung và phía Nam. 

Đến thời điểm này, thì nguồn cung không đủ cung ứng cho thị trường”, ông Phạm Đình Nghĩa, Giám đốc HTX Nông nghiệp huyện Sơn Hà cho biết.

Quảng Ngãi: Heo ky là thứ heo gì mà bà con dân tộc Hrê ở nơi này lại ham nuôi?

Heo ky Sơn Hà đã vào siêu thị

Ở xã Sơn Linh, anh Nguyễn Hồng Lợi (30 tuổi), được coi là người nuôi heo ky thành công. Trước đây, gia đình anh chỉ nuôi vài con heo ky, khi xuất chuồng đầu ra sản phẩm không ổn định, thu nhập bấp bênh. 

“Hơn 2 năm trở lại đây, nhờ có sự quan tâm của địa phương, Chương trình sinh kế cộng đồng và Big C nên tôi đầu tư nuôi hàng trăm con heo ky. 

Mỗi năm xuất chuồng khoảng hơn 200 con, tổng số tiền thu về từ nuôi heo ky khoảng 600-700 triệu đồng/năm; trừ các chi phí, mỗi năm gia đình tôi lãi gần 200 triệu đồng. Điều tôi vui nhất là thịt heo ky đã vào siêu thị Big C và được người tiêu dùng đón nhận”, anh Lợi nói.

Với giá trị kinh tế mà sản phẩm heo ky mang lại cho người dân vùng cao Sơn Hà trong nhiều năm qua, UBND tỉnh vừa có chủ trương thống nhất và chỉ đạo UBND huyện Sơn Hà phối hợp với Sở KH&CN và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên quan khẩn trương triển khai các bước để xây dựng nhãn hiệu “Heo ky Sơn Hà”, trình Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận.

Ông Phùng Tô Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: “Việc đăng ký xây dựng nhãn hiệu “Heo ky Sơn Hà” thành công sẽ mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể, giá trị kinh tế của heo ky ở địa phương sẽ được gia tăng nhanh chóng, từ đó khuyến khích sản xuất, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân miền núi. 

Không những thế, chất lượng của sản phẩm thịt heo ky trong chuỗi cung ứng sẽ được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn giống, quá trình chăn nuôi và xuất bán qua một đầu mối cụ thể. Từ đó, hạn chế chăn nuôi tự phát, thiếu quy hoạch, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp thu mua trong và ngoài tỉnh, góp phần ổn định và nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm heo ky Sơn Hà”.

Thủy Tiên (Báo Quảng Ngãi)

Nguồn: Dân Việt

Tags: heo rừng
Previous Post

Nhu cầu trữ hàng tăng vì COVID-19, kho lạnh chưa thể đáp ứng

Next Post

Quy trình phòng, chống bệnh héo vàng lá chuối

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn
Mô hình sản xuất

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn

10 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Bí quyết bỏ túi “nghìn đô” từ nuôi gà đen quý hiếm

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Nuôi cá giống không vảy, có loại Việt Nam thu tỷ đô, ông nông dân Tiền Giang đút túi nửa tỷ/năm

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Bình Định: Thứ rau gia vị tiêu độc, hỗ trợ ngăn tế bào ung thư này trồng dễ như ăn kẹo, ngờ đâu lại trúng

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Cá lóc tăng giá tốt nhất ở Vĩnh Long, giá nấm rơm mức cao, nhà nào xúc cá, hái nấm bán là trúng

4 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Nuôi loài cá ít ai nuôi, chăm nhàn, ông nông dân này ở Hải Dương lãi nửa tỷ/năm

24 Tháng Hai, 2023
Next Post
Quy trình phòng, chống bệnh héo vàng lá chuối

Quy trình phòng, chống bệnh héo vàng lá chuối

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

22 Tháng Hai, 2023

Cả làng nuôi loài cá chép, bắt lên không phải để ăn, thế mà thương lái vẫn tranh nhau đến mua

25 Tháng Hai, 2023
Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

10 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

23 Tháng Ba, 2023
Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

23 Tháng Ba, 2023
TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

23 Tháng Ba, 2023
Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

23 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

23 Tháng Ba, 2023
Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

23 Tháng Ba, 2023
TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

23 Tháng Ba, 2023
Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

23 Tháng Ba, 2023
Tự tin nuôi biển với lồng tròn HDPE

Bộ NN-PTNT xác định nuôi biển giữ vai trò ‘đặc biệt quan trọng’

23 Tháng Ba, 2023
Giá lúa gạo hôm nay 23/3: Lặng sóng trên diện rộng

Giá lúa gạo hôm nay 23/3: Lặng sóng trên diện rộng

23 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.