• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Thị trường nông nghiệp

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ nhưng hậu quả thật đắt

Lê Phương by Lê Phương
6 Tháng Ba, 2023
in Thị trường nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Không giống bột ngọt hay muối, đường vừa được xem là gia vị dùng trong nấu nướng lại vừa được ăn – uống trực tiếp nên việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, đã bị “hô biến” bằng hóa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chưa thể “chặn dòng” đường cát bẩn

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng các tỉnh khu vực biên giới Tây Nam như An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang… liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển đường cát nhập lậu vào Việt Nam.

Trong đó, cuối năm 2020, khi kiểm tra tàu lưu thông từ biên giới Campuchia vào Việt Nam, công an đã phát hiện khoảng 100 tấn đường cát nhưng không có giấy tờ, hóa đơn hợp lệ.

Trước đó một năm, Bộ Công an cũng đã bắt được “ông trùm” nhập lậu đường cát Vi Hoàng Minh khi đang cùng đồng bọn đang “phù phép” cho hơn 1.000 tấn đường cát nhập lậu từ Campuchia về thành đường sản xuất trong nước.

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ nhưng hậu quả thật đắt

Số lượng đường lậu bị thu giữ. (Nguồn: Vietnamnet)

Tuy nhiên, dù lực lượng chức năng có kiểm tra chặt chẽ ngày đêm thế nào thì nguồn đường cát lậu vẫn được các “ông trùm” tìm cách đưa trót lọt về Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2019, ước tính lượng đường lậu về Việt Nam đã lên tới 800.000 tấn.

Còn tính từ đầu năm 2020 đến nay, lượng đường cát nhập lậu bị bắt giữ tại tỉnh An Giang khoảng 400 tấn, tỉnh Long An khoảng 40 tấn và tỉnh Tây Ninh hơn 10 tấn.

Theo báo cáo Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tháng 2/2021, lực lượng chức năng của tỉnh đã bắt được 400kg đường nhập lậu. 

An Giang những năm qua luôn là cửa ngõ được giới buôn lậu tập trung khai thác bởi nơi đây có nhiều thuận lợi về giao thông kết nối với các tỉnh miền Tây cũng như đi các tỉnh phía Nam khác. Gần đây, cơ quan chức năng An Giang đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý tốt tình trạng buôn lậu.

Tuy nhiên, các cửa ngõ khác tại Kiên Giang, Quảng Trị, Long An, Bình phước, Tây Ninh, Đồng Tháp… tình trạng nhập lậu cũng diễn ra rất phức tạp. Để ngăn chặn kịp thời rất cần các cơ quan chức năng tại các tỉnh quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong công tác điều tra và xử lý các đầu nậu nhập lậu.

Ham đường giá rẻ nhưng hậu quả sẽ… đắt

Vậy số đường đã nhập lậu trót lọt vào Việt Nam sẽ đi về đâu? Chúng được “hô biến” ra sao trước khi lên bàn ăn của người tiêu dùng?

Nếu như trước đây đường cát lậu thường được tập kết ở biên giới và chủ yếu được các nhóm mang vác về Việt Nam theo dạng nhỏ lẻ thì nay đã hình thành những đường dây buôn lậu lớn, mỗi chuyến vận chuyển lên hàng trăm, hàng ngàn tấn.

Tinh vi hơn, số đường lậu sẽ được các ông trùm như Vi Hoàng Minh (là trường hợp điển hình) ngang nhiên “thay áo mới” bằng bao bì, nhãn hiệu trong nước rồi phân phối đi tiêu thụ khắp nơi.

Ngoài ra, một số đối tượng dùng thủ đoạn tham gia đấu giá đường từ những đợt thanh lý hàng buôn lậu.

Khi đấu giá, chúng sẵn sàng đấu thầu rất cao để khó ai cạnh tranh và thắng thầu. Hồ sơ thắng thầu, các đối tượng ngang nhiên sử dụng quay vòng cả cho các lô đường nhập lậu khác. Từ đó, “rửa sạch” số đường lậu không rõ nguồn gốc thành sản phẩm chất lượng bán cho người dân.

Thị trường chính của những chuyến hàng lậu này sẽ là các chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể… nơi mà người tiêu dùng muốn mua được hàng giá rẻ hơn là chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ cần dạo quanh các chợ lớn ở TP. HCM, có thể nhận thấy nơi nào cũng có vài quầy kinh doanh đường cát trắng, cát vàng, đường phèn… được chất cao trong những bao giấy hoặc túi nilon cột dây thun.

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ nhưng hậu quả thật đắt

Hoạt động mua bán đường tại chợ Bình Tây. (Nguồn: Chất lượng và Cuộc sống)

Những bao đường này đều “6 không”: không nhãn mác, không bao bì thương hiệu doanh nghiệp, không chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, không chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh, không quy định giá thành, không cả nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả thông tin “6 không” như trên, nếu muốn thành “6 có” thì cứ hỏi người bán mà khó để kiểm chứng đâu là sự thật.

Khi khách mua hàng, đường cứ thế được cân vào một bao nilon đem về nhà sử dụng, hiệu quả hay hậu quả thì ai ăn nấy chịu. Nguy hiểm hơn, khi muốn đường cát được đẹp mã hơn để tăng giá bán, nhiều người sẵn sàng dùng hóa chất độc hại chế biến thêm vào mặt hàng thiết yếu này.

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ nhưng hậu quả thật đắt

Nhiều loại đường đủ màu sắc, không đảm bảo chất lượng được bày bán. Nguồn: (Nguồn: Chất lượng và Cuộc sống)

Hẳn người tiêu dùng từng bang hoàng khi Cơ quan công an đã bắt quả tang cơ sở của bà Lý Lệ Châu (52 tuổi, ngụ KP.6, P.Đức Long, TP. Phan Thiết) sản xuất đường cát vàng bằng axít photphoric (H3PO4) và phẩm màu vào năm 2015.

Bà Châu khai nhận thường mua số lượng lớn đường cát trắng với giá 13.000 đồng/kg. Sau đó dùng máy trộn đường cát trắng với axít H3PO4 (loại dùng trong tẩy rửa công nghiệp) và phẩm màu đỏ để làm thành đường cát vàng có màu vàng bắt mắt, không đóng cục, trọng lượng tăng hơn ban đầu.

Đường thành phẩm được đóng gói bán cho các tiểu thương kinh doanh, quán cà phê, tiệm ăn trên địa bàn TP. Phan Thiết.

Đường không rõ nguồn gốc: Mua giá rẻ nhưng hậu quả thật đắt

Bất chấp thủ đoạn tinh vi vì lợi nhuận, đường bẩn vẫn được bày bán và lưu hành trên thị trường. Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Đáng sợ là axít Phosphoric (H3PO4) là loại hóa chất được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp để xử lý nước thải nhà máy, nước sinh hoạt và có thể để điều chế phân bón.

Axit Photphoric còn có một loại dùng trong thực phẩm nhưng đã được tinh chế thành dạng muối. Loại muối này cũng không phải là phụ gia thực phẩm mà chỉ sử dụng làm chất hỗ trợ công nghệ, sau đó phải loại bỏ.

Theo các chuyên gia, axít Photphoric dùng trong công nghiệp có thể gây độc cho máu, gan, da, mắt, tủy xương. Tiếp xúc kéo dài với chất này có thể gây tổn thương các cơ quan, gây kích ứng mắt mãn tính và kích ứng da nghiêm trọng, kích thích đường hô hấp dẫn đến các vấn đề về nhiễm trùng phế quản.

Hóa chất độc hại này có thể tích lũy trong một hoặc nhiều cơ quan của con người, có thể gây hoại tử, gây suy giảm sức khỏe khi tiếp xúc lâu dài. Trường hợp phơi nhiễm quá mức có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, trong loại axit Photphoric công nghiệp còn chứa nhiều tạp chất kim loại độc hại khác, không nằm trong danh mục thực phẩm cho phép như asen là chất độc hại cho thần kinh. Chất này sẽ tích lũy trong cơ thể lâu, gây ra nhiều bệnh khó chữa.

Một số bà nội trợ thì thích loại đường cát màu trắng tinh khiết được bày bán ở các chợ nhưng không phải màu trắng nào cũng là màu trắng chất lượng sản phẩm.

Đối với các loại đường không rõ nguồn gốc, màu trắng đó có thể do chất tẩy trắng, có thể có hóa chất làm ngọt (đường hóa học), vừa tăng thêm độ ngọt mà vừa giảm giá thành vì đường hóa học ngọt hơn đường mía khoảng 500 lần.

Đó là chưa kể, đường trôi nổi, nhập lậu, không rõ nguồn gốc sẽ không thể nào đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… cùng rất nhiều quy định nghiêm ngặt khác khi phơi mưa phơi nắng, giấu vào bụi rậm lầy lội hay thả theo dòng nước đục ngầu giữa hành trình nhập lậu.

Quá trình “hô biến” đường lậu thành đường thật khi phải đổ ra – trút vào – trộn bằng máy trộn bê tông hoặc thủ công cũng làm cho đường trộn lẫn với bụi đất, vi khuẩn… cùng biết bao dị vật khác mà không ai có thể đoán được.

Khi doanh nghiệp trong nước phải chật vật đối phó với đường lậu, nông dân trồng mía lao đao vì lỗ vốn, các “ông trùm” buôn lậu với chiêu trò ma mãnh tha hồ hốt bạc còn vấn đề hậu quả khi sử dụng đường kém chất lượng thì người tiêu dùng phải tự gánh chịu.

Giới chuyên gia cho rằng người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình và chọn cho gia đình mình loại đường có thương hiệu, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm định, … để không vì tham chút đường rẻ mà phải nhận hậu quả thật đắt.

Nguồn: VietnamBiz

Previous Post

Giá cả thị trường hôm nay 5/4: LOTTE Mart Vietnam, VinMart, Farmers Market khuyến mãi hải sản, heo, bò, gà

Next Post

Giá tiêu hôm nay 5/4: Ít biến động, cao nhất là 74.000 đồng/kg

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?
Thị trường nông nghiệp

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày
Sản xuất nông nghiệp

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023
Thị trường nông nghiệp

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá heo hơi hôm nay 10/4/2023: Cao nhất ở mức 52.000 đ/kg
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 10/6/2023: Biến động nhẹ vài nơi

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

10 Tháng Sáu, 2023
Next Post

Giá tiêu hôm nay 5/4: Ít biến động, cao nhất là 74.000 đồng/kg

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023

BÀI MỚI

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá heo hơi hôm nay 10/4/2023: Cao nhất ở mức 52.000 đ/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/6/2023: Biến động nhẹ vài nơi

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

10 Tháng Sáu, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.