• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Mô hình sản xuất

Bí quyết gì mà người phụ nữ này được vinh danh “vua nấm bào ngư” đất Bình Dương?

Lê Phương by Lê Phương
10 Tháng Ba, 2023
in Mô hình sản xuất
0
Bí quyết gì mà người phụ nữ này được vinh danh “vua nấm bào ngư” đất Bình Dương?
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Với nghề trồng nấm, số người thành công ở Bình Dương không nhiều. Với bà Nguyễn Thị Minh Tấn, bà đã đi qua những ngày vất vả học nghề, liên miên thất bại, lần lượt bán đất trả nợ; rồi làm lại cho đến khi tự chủ công nghệ cấy phôi…

Và “vua nấm bào ngư” là tên gọi trìu mến người ta đặt cho bà sau hành trình kiên cường hơn 20 năm làm nấm.

Đường tới… thất bại

Chúng tôi về xã Long Hòa (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) giữa mùa cao su đang thay lá. Đây là địa phương thuần nông, với cây cao su chiếm hơn 90% diện tích đất nông nghiệp toàn xã.

Mấy năm qua, giá mủ cao su biến động, nghề chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nên việc làm và thu nhập của người dân chịu nhiều ảnh hưởng. Thế nhưng, trại nấm dưới tán rừng của bà Tấn hàng chục năm qua vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

Bí quyết gì mà người phụ nữ này được vinh danh “vua nấm bào ngư” đất Bình Dương?

Bà Minh Tấn kiểm tra trại phôi nấm bào ngư. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo bà Tấn, người trồng nấm tuy nhiều nhưng còn thiếu thống nhất nên chưa lập được HTX. Mong muốn giúp nhiều người cùng làm kinh tế, phải đến năm 2020, HTX Nông nghiệp Thương mại dịch vụ Long Thọ ở xã Long Hòa mới ra đời, do chính bà Tấn giám đốc.

Với chất giọng Phú Yên đặc sệt, bà Tấn kể, những năm tháng chiến tranh, cha bà là cán bộ tập kết, mẹ hy sinh tại quê nhà nên tuổi thơ bà đã lưu lạc khắp nơi. Cơ duyên đưa đẩy vợ chồng bà đến với mảnh đất Bình Dương sinh sống rồi dựng nghiệp nơi này.

Bà Tấn kể, những năm 1970, Dầu Tiếng còn nghèo khó. Hai vợ chồng đi làm mướn; cày cuốc cả ngày rồi vác bao khoai mì về ăn chứ người chủ không cho lúa. Nhiều hộ cũng gặp cảnh như thế, chịu không nổi phải bỏ đi. Vợ chồng bà bảo nhau “người ta sống được thì cũng phải tìm cách”. Rồi tỉa đậu, trồng lúa, phát rẫy, cả nhà bà dựng chòi sống trong mấy công cao su tích cóp mà mua được.

Ngày đó, những đứa trẻ lớn lên, đủ sức đi làm mướn là có tiền phụ giúp gia đình. Nhưng bà Tấn vẫn quyết cho các con học chữ. “Tôi bán 25 con trâu, mua nhà cho con có chỗ ở ổn định để ăn học. Người ngoài nhìn vào nói: Đã nghèo còn bày đặt học chữ cho sang” – bà Tấn kể.

Năm 1997, có một người chỉ cho bà cách trồng rồi bán nấm bào ngư. Thứ thực phẩm này vẫn còn mới mẻ, thế mà bà cũng dám liều đi hái lá dừa về xây trại, bỏ tiền mua 500 bịch phôi giống về tự trồng.

Kết quả, 500 bịch phôi chỉ cho ra… 2kg nấm. Đem đi chào hàng, bà bị người bán nấm rơm ngoài chợ xua đuổi như đụng phải tà: “Bỏ đi, ăn vô chết đó!”. 

Thế là bà phải kiên nhẫn giải thích, kể lể hàng chục món ăn ngon từ nấm bào ngư, họ mới chịu nhận hàng. Kết lại, đi bán nguyên rổ nấm được 3.000 đồng mà tiền đổ xăng chạy đi, chạy về hết 4.000 đồng.

Không nản chí, bà lần mò khắp huyện tìm mua thêm giống bào ngư để mở rộng diện tích. Cũng có người đồng ý bán phôi nấm, kèm thêm lời khuyến mãi: Nghề này khó làm, có khi bán cả gia tài để trả nợ. Vài tháng sau, người bán nấm này bị siết nợ thật. 

“120 triệu hồi đó có giá lắm. Tôi nghe số tiền nợ mà choáng váng luôn” – bà Tấn kể.

Không mua phôi nấm nữa, bà Tấn đặt quyết tâm tự học làm giống. Năm 2000, bà gửi con trai xuống trại nấm ở Hóc Môn (TP.HCM) vừa học nghề vừa “chuyển giao công nghệ” về Dầu Tiếng. 

Nhưng trại này cũng chỉ san sẻ cho một phần bí quyết. Kỹ thuật cấy meo, tạo phôi của bà vẫn thất bại; tỷ lệ phôi sống không đồng đều, sản lượng thu hoạch không cao. Trầy trật cả năm như thế, con trai bà khóc lóc bỏ về.

Bí quyết gì mà người phụ nữ này được vinh danh “vua nấm bào ngư” đất Bình Dương?

Năm 2018, bà Tấn được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc, đại diện tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đến nay, nguồn giống nấm của Tấn Hưng có mặt khắp thị trường trong và ngoài tỉnh. Bà Tấn cũng tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 người lao động tại trại và 20 hộ gia đình làm nấm ở địa phương có thu nhập ổn định.

Lần khác, xem trên tivi thấy TS Lê Duy Thắng – một chuyên gia ở khu nông nghiệp công nghệ cao AHTP giảng về cách trồng nấm, bà lại khăn gói xuống TP.HCM tìm gặp. 

Ông Thắng hỏi: “Nhà có nhiều đất không?”. Bà bảo, làm giống thì đâu cần tốn nhiều đất, khó nhất phải là kỹ thuật chứ? Ông Thắng nói: “Ý tôi hỏi có nhiều đất, đặng chuẩn bị bán trả nợ đó!”. Cả 2 thầy trò cùng bật cười vì quá hiểu cái nghề khó khăn này.

Và cũng từ sau khi gặp tiến sĩ Thắng, bà đã tìm được nguyên nhân thất bại.

Làm chủ kỹ thuật

Được tiến sĩ Thắng khảo sát và tư vấn kỹ thuật, bà Tấn hiểu mình thiếu một lò hơi để đưa hơi nước vào nấm, nên việc cấy meo chỉ đạt 20%. Thêm 1 năm trầy trật thử nghiệm tới lui, bà Tấn tìm ra vật liệu thép thay cho lò đất nung để làm sàn hấp. Nhiệt độ trong lò cũng phải đúng 100 độ C thì sản phẩm phôi nấm mới đảm bảo yêu cầu, nhất là về tiệt trùng.

Lô đầu tiên ra lò, meo ăn 100%. Từ đó, nấm ra đều đặn 150kg, 300kg rồi tăng lên 400kg/ngày. Đến năm 2007, bà dứt hẳn làm nấm thương phẩm để chuyên tâm làm giống. Từ đây, trại nấm mang tên Tấn Hưng ra đời.

Nhờ làm chủ kỹ thuật lò hấp phôi nấm, trang trại Tấn Hưng sản xuất, cung ứng sản phẩm phôi nấm bào ngư và phôi nấm linh chi. Với sản lượng và giá cả ổn định, doanh thu bình quân hàng năm chỉ tính riêng từ 2 sản phẩm này khoảng 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng/năm.

Bà Tấn chia sẻ, trong quá trình làm giống có 3 khâu quan trọng nhất, đó là nguyên liệu, phối trộn và cấy meo. Trồng nấm yêu cầu kỹ thuật khắt khe nên người trồng phải kiên trì. Bù lại, nghề trồng nấm tốn ít chi phí, hiệu quả cao, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật có thể nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. 

Nguồn: Dân Việt

Tags: Cây cao sunấm bào ngư
Previous Post

Giá tiêu hôm nay 20/3: Bất ngờ giảm 4.000 đồng/kg

Next Post

Ba loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp dịch Covid-19 là những loài gì?

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn
Mô hình sản xuất

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn

10 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Bí quyết bỏ túi “nghìn đô” từ nuôi gà đen quý hiếm

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Nuôi cá giống không vảy, có loại Việt Nam thu tỷ đô, ông nông dân Tiền Giang đút túi nửa tỷ/năm

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Bình Định: Thứ rau gia vị tiêu độc, hỗ trợ ngăn tế bào ung thư này trồng dễ như ăn kẹo, ngờ đâu lại trúng

6 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Cá lóc tăng giá tốt nhất ở Vĩnh Long, giá nấm rơm mức cao, nhà nào xúc cá, hái nấm bán là trúng

4 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Nuôi loài cá ít ai nuôi, chăm nhàn, ông nông dân này ở Hải Dương lãi nửa tỷ/năm

24 Tháng Hai, 2023
Next Post

Ba loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp dịch Covid-19 là những loài gì?

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

22 Tháng Hai, 2023

Cả làng nuôi loài cá chép, bắt lên không phải để ăn, thế mà thương lái vẫn tranh nhau đến mua

25 Tháng Hai, 2023
Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

10 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

23 Tháng Ba, 2023
Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

23 Tháng Ba, 2023
TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

23 Tháng Ba, 2023
Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

23 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

23 Tháng Ba, 2023
Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

Quy định mới về quản lý mã vùng trồng: Phân cấp triệt để cho địa phương

23 Tháng Ba, 2023
TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

TP. HCM sẽ thả 44.000 con cá lăng tái tạo nguồn lợi thủy sản

23 Tháng Ba, 2023
Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 24/3: Quay đầu giảm tại nhiều địa phương?

23 Tháng Ba, 2023
Tự tin nuôi biển với lồng tròn HDPE

Bộ NN-PTNT xác định nuôi biển giữ vai trò ‘đặc biệt quan trọng’

23 Tháng Ba, 2023
Giá lúa gạo hôm nay 23/3: Lặng sóng trên diện rộng

Giá lúa gạo hôm nay 23/3: Lặng sóng trên diện rộng

23 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.