• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Mô hình sản xuất

Vĩnh Phúc: Nuôi thứ lợn đẻ khỏe, ăn tạp, mặt xấu, ông nông dân này phát tài

Lê Phương by Lê Phương
15 Tháng Ba, 2023
in Mô hình sản xuất, Nuôi Lợn
0
Vĩnh Phúc: Nuôi thứ lợn đẻ khỏe, ăn tạp, mặt xấu, ông nông dân này phát tài
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại nuôi lợn rừng rộng tới 8ha. Hiện đàn lợn rừng của ông có hơn 100 con, bao gồm cả lợn rừng sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.

Năm 2008, sau khi tham quan một cơ sở nuôi lợn rừng ở xã Ngọc Thanh (TX Phúc Yên) cùng đoàn khuyến nông của tỉnh Vĩnh Phúc, ông Năm quyết định dồn toàn bộ số tiền dành dụm được lên tỉnh Hà Giang mua 2 con lợn rừng giống (1 con đực và 1 con cái) với giá 3 triệu đồng/con về nuôi thử nghiệm. 

Vĩnh Phúc: Nuôi thứ lợn đẻ khỏe, ăn tạp, mặt xấu, ông nông dân này phát tài

Ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đang chăm sóc vài trăm con lợn rừng to, nhỏ khác nhau.

Sau hai tháng, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, con cái bị bệnh và chết. 

Không nản chí, với suy nghĩ “thất bại là mẹ của thành công”, muốn làm giàu phải biết chấp nhận thất bại, ông Năm mạnh dạn bàn với vợ vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn để tiếp tục mua thêm lợn rừng giống.

Ông Năm xây dựng chuồng trại, đào hào xung quanh, quây rào bằng lưới thép B40 để mở rộng mô hình trang trại nuôi lợn rừng.

Là người năng động, ham học hỏi, ông Năm tham gia tất cả các chương trình khuyến nông của xã về mô hình chăn nuôi lợn rừng để tích luỹ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm. 

Bên cạnh đó, với bản tính dám nghĩ dám làm, cần cù chịu khó, ông Năm còn tự tìm tòi nghiên cứu thêm các tài liệu, vừa nuôi lợn rừng, vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ước mơ làm giàu từ nuôi lợn rừng. 

Ông Năm cho biết: Lợn rừng dễ nuôi hơn lợn nhà. Lợn rừng có sức đề kháng tốt nên ít dịch bệnh (thường mắc chứng bệnh đi ngoài hoặc viêm phổi vào mùa đông và chỉ cần tiêm thuốc là khỏi). 

Lợn rừng cũng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cám gạo, ngô, rau xanh… nên rất dễ nuôi và ít tốn kém.

Tính đến nay, trang trại nuôi lợn rừng của ông có 20 con lợn rừng nái sinh sản, 2 con lợn rừng đực phối giống và hơn 80 con lợn rừng nuôi lấy thịt. 

Lợn rừng dễ bán bởi thịt ngon, lớp da dày, ăn giòn, có vị bùi và thơm đặc trưng. 

Đầu ra và giá cả thịt lợn rừng cũng luôn ổn định và cao hơn nhiều so với giá lợn nhà, khoảng 120.000 đồng – 140.000 đồng/kg. 

Mỗi năm, ông Năm bán lợn rừng thu về không dưới 700 triệu đồng và thu lãi khoảng 150 – 200 triệu đồng. 

Ông Năm  tâm sự: “Nếu chịu khó học hỏi, nuôi lợn rừng sẽ cho thu lãi cao”.

Trang trại nuôi lợn rừng của ông Năm hiện nay đã được rất nhiều người biết và đến tìm hiểu học tập. Lợn rừng giống và lợn rừng thịt của gia đình ông đều có khách hàng tự tìm đến mua chứ ông không phải đi chào hàng, thậm chí nhiều lúc còn không đủ lợn để bán. 

Hơn nữa, khi mọi người đến tham quan học tập, ông luôn cởi mở chia sẻ về cách chọn lợn rừng thịt ngon và cách nuôi lợn rừng giống sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Năm tâm sự: “Điều cần lưu ý nhất khi nuôi lợn rừng là điều chỉnh làm sao để mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5 kg/con. Nếu tăng ít hơn, lợn sẽ bị gầy, mất ngon. Nếu tăng nhiều hơn, thịt sẽ nhiều mỡ, không đảm bảo độ dai, giòn…”.

Kinh nghiệm nuôi lợn rừng của ông Năm là khi lợn rừng nuôi được khoảng 10 – 15 kg, ông chỉ cho ăn 3 lạng cám gạo/ngày. 

Lợn rừng ngon thì tai thường nhỏ, mõm dài, chân dài, bụng bé và lông cứng. 

Nói về dự định sắp tới, ông Năm cho biết sẽ tiếp tục phát triển thêm đàn lợn rừng với khoảng 30 lợn rừng nái sinh sản, 5 lợn rừng đực giống và 300 lợn rừng thịt, lợn rừng giống để cung cấp được nhiều hơn cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Lợn rừng hiện nay còn được nuôi ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và thịt lợn rừng luôn được xếp vào hàng đặc sản.

Hồng Chung (Báo Vĩnh Phúc)

Nguồn: Dân Việt

Tags: lợn rừng
Previous Post

Lào Cai: Giá quế đạt "đỉnh", thu cả vỏ lẫn lá xếp thành cuộn, cân lên thương lái trả tiền tươi

Next Post

Bến Tre khẩn trương đối phó dịch tả heo châu Phi tái bùng phát

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn
Mô hình sản xuất

Nuôi chồn hương không lo đầu ra, lại rất nhàn

10 Tháng Ba, 2023
Bệnh viêm kết mạc ở heo
Kỹ thuật chăn nuôi

Bệnh viêm kết mạc ở heo

10 Tháng Ba, 2023
Nhận biết điểm nguy cơ đối với heo con
Kỹ thuật chăn nuôi

Nhận biết điểm nguy cơ đối với heo con

7 Tháng Ba, 2023
Mô hình sản xuất

Bí quyết bỏ túi “nghìn đô” từ nuôi gà đen quý hiếm

6 Tháng Ba, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Lợn con cai sữa sớm có thể loại bỏ vi-rút PRC

6 Tháng Ba, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Thiến heo nuôi thịt: Phương pháp hiện đại và tuổi thiến  

6 Tháng Ba, 2023
Next Post

Bến Tre khẩn trương đối phó dịch tả heo châu Phi tái bùng phát

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

22 Tháng Hai, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023

Cả làng nuôi loài cá chép, bắt lên không phải để ăn, thế mà thương lái vẫn tranh nhau đến mua

25 Tháng Hai, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

25 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 3: Chìa khoá quản lý tài nguyên

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài cuối: Nhân rộng chuỗi giá trị

25 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

25 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 3: Chìa khoá quản lý tài nguyên

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài cuối: Nhân rộng chuỗi giá trị

25 Tháng Ba, 2023
Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác

Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác

25 Tháng Ba, 2023
Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới

Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới

25 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.