• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Khoa học nông nghiệp

Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá

Lê Phương by Lê Phương
15 Tháng Ba, 2023
in Khoa học nông nghiệp, Cây sắn
0
Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cục BVTV cho biết đã chọn được hai giống sắn có khả năng kháng bệnh khám lá sắn tốt, đề nghị sớm được công nhận giống để đưa ra sản xuất.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về việc nghiên cứu, chọn các giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm lá sắn, vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã chủ trì tổ chức đoàn công tác đánh giá các giống kháng bệnh khảm lá sắn do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam thí nghiệm tại Tây Ninh.

Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá

Giống sắn HN5 có khả năng kháng bệnh khảm lá sắn (giống đối chứng bên trái). Ảnh: Cục BVTV

Theo Cục BVTV, đoàn công tác đã tổ chức đánh giá giống kháng bệnh khảm lá của tập đoàn giống sắn do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) và Chi cục Trồng trọt và BVTV Tây Ninh thực hiện tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu (đã trồng được 5 tháng).

Đoàn công tác đã thảo luận và thống nhất phương pháp đánh giá giống sắn kháng bệnh khảm lá theo thang đánh giá 5 cấp CIAT khuyến cáo áp dụng và tỷ lệ cây bị bệnh.

Theo kết quả đánh giá của đoàn công tác, tất cả các ruộng thí nghiệm các giống sắn khảo nghiệm đều phát triển rất tốt, chiều cao và tán lá tốt hơn so với giống đối chứng (KM419, HL-S11) và các ruộng của nông dân xung quanh (chủ yếu trồng giống KM419).

Tại thời điểm kiểm tra, bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh khảm lá sắn) có xuất hiện cả trong các ruộng thí nghiệm và các ruộng chung quanh, chứng minh luôn có nguồn lây truyền bệnh trên đồng ruộng.

Kết quả điều tra trực tiếp trên các ruộng thí nghiệm cho thấy, bệnh khảm lá chỉ mới xuất hiện rải rác ở một số giống, mức độ biểu hiện cao nhất ở cấp 2 (lá có vết khảm và chỉ bị biến dạng nhẹ ở mép thùy lá, phần còn lại vẫn bình thường). Trong khi đó, các giống sắn đối chứng và các ruộng sắn của nông dân trồng xung quanh khu vực thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh nặng ở cấp 5, tỷ lệ nhiễm 100% số cây.

Đặc biệt đối với giống sắn HN3 và HN5 (giai đoạn 4,5 tháng tuổi), bệnh khảm lá chỉ xuất hiện rất nhẹ (trên giống HN5 với tỷ lệ < 0,5% số cây, rải rác một số ít cây có vết bệnh nhẹ), riêng giống HN3 không có vết bệnh.

Trong khi đó, các giống đối chứng và ruộng xung quanh của nông dân (chủ yếu là giống KM419), bệnh khảm lá đã xuất hiện từ rất sớm (theo số liệu điều tra thí nghiệm bệnh xuất hiện từ giai đoạn sắn 2 – 2,5 tháng)…

Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá

Giống sắn HN5 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, kháng được bệnh khảm lá (nhiễm rất nhẹ, tỉ lệ không đáng kể). Ảnh: Cục BVTV

Sau khi đánh giá khả năng kháng bệnh khảm lá trên đồng ruộng và tham khảo kết quả năng suất, tỷ lệ tinh bột từ các thí nghiệm diện hẹp đã thu hoạch của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, đoàn công tác do Cục BVTV chủ trì đã thống nhất xác định được 8 giống có khả năng chống chịu được bệnh khảm lá sắn gồm: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5. Trong các giống nêu trên, chỉ có giống HN3 và HN5 đã thử nghiệm diện hẹp từ 2019, trồng diện rộng năm 2020.

Hai giống sắn HN3 và HN5 cũng đã được đoàn công tác thống nhất kết luận là hai giống có khả năng kháng bệnh khám lá sắn tốt, mặc dù trồng trực tiếp trên đồng ruộng nơi có áp lực bệnh rất cao như Tây Ninh. Hơn nữa, hai giống này cho năng suất và hàm lượng tinh bột tương đương với giống KM140 và KM419 (được trồng phổ biến hiện nay).

Đối với các giống sắn khảo nghiệm còn lại (C4, C9, C36, C48, C97, HN4), cũng có tiềm năng kháng bệnh, nhưng do mới thử nghiệm diện hẹp nên năm 2021 cần tiếp tục thí nghiệm diện rộng tại Tây Ninh nhằm khẳng định khả năng kháng bệnh chính xác hơn.

Từ những kết quả trên, Cục BVTV kiến nghị Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hướng dẫn công bố lưu hành giống sắn HN3 và HN5 để sớm tổ chức nhân giống số lượng lớn đưa vào sản xuất.

Cục BVTV sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các viện nghiên cứu, các địa phương đánh giá các giống sắn kháng bệnh khảm lá và báo cáo Bộ NN-PTNT để kịp thời chỉ đạo; khuyến cáo các địa phương áp dụng khi có giống sắn kháng bệnh được Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng.

Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá

Giống sắn HN3 đã khẳng định được khả năng kháng bệnh khảm lá giữa vùng có áp lực bệnh rất cao. Ảnh: Cục BVTV

Cục BVTV cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cần tổ chức thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình áp dụng giống sắn kháng bệnh khảm lá khi Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng. Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam khẩn trương hoàn thiện báo cáo chi tiết trình Bộ NN-PTNT để có cơ sở tổ chức công nhận giống; xây dựng phương án, kế hoạch nhân giống kháng nhanh để đưa vào sản xuất (đảm bảo phối hợp, tận dụng hết các nguồn lực sẵn có ở các viện, trung tâm nghiên cứu và địa phương).

Đồng thời, tiếp tục theo dõi diễn biến bệnh khảm lá sắn của tập đoàn giống khảo nghiệm, thu thập các số liệu đầy đủ và có báo cáo toàn diện về các giống kháng bệnh khảm lá, trong đó cần bổ sung đặc tính nông học, năng suất, tinh bột… và tính ổn định của một số giống sắn có triển vọng…

Bệnh khảm lá sắn vẫn phức tạp

Theo Cục BVTV, tính đến giữa tháng 10/20220, cả nước đang có khoảng hơn 450 nghìn ha sắn (gồm nhiều trà). Trong đó, khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chiếm diện tích sắn lớn nhất nước (với gần 250 nghìn ha, chiếm trên 55% diện tích sắn cả nước). Đây cũng đang là vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão, nguy cơ thiệt hại rất lớn.

Đã chọn được 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá

Diện tích sắn phân theo các khu vực  trên cả nước (tính đến 16/10/2020). Đơn vị: ha. Nguồn: Cục BVTV. Đồ họa: Lê Bền

Hiện các tỉnh đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có trên 55 nghìn ha sắn vụ đông xuân 2019-2020 đang giai đoạn nuôi củ tới thu hoạch; trên 35 nghìn ha sắn vụ hè thu 2020 đang giai đoạn phát triển thân lá, nuôi củ (hoặc thu hoạch).

Đối với các tỉnh Tây Nguyên, hiện có trên 12.600 ha sắn vụ đông xuân 2019-2020 đang giai đoạn tích lũy bột, hơn 145 nghìn ha sắn vụ hè thu 2020 đang giai đoạn phát triển thân lá, tạo củ.

Bắc Trung Bộ cũng là vùng có diện tích sắn đã và đang chịu thiệt hại nặng do mưa lũ (khoảng trên 55 nghìn ha đang giai đoạn phát triển củ tới thu hoạch).

Bên cạnh ảnh hưởng thiệt hại do mưa bão, tình hình bệnh khảm lá sắn cũng đang khá phức tạp khi cả nước (tính đến ngày 16/10/2020) đã có 53.886 ha sắn nhiễm bệnh (tăng gần 10 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2019), trong đó diện tích nhiễm nặng gần 8.000 ha và đã phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 1.747 ha.

Hiện bệnh khảm lá sắn đang gây hại tại các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.

LÊ BỀN

Nguồn: Nông nghiệp VN

Tags: vụ hè thu
Previous Post

Nam Định: Vì sao đàn cá mú đặc sản gần 1.000 tấn ở đây con nào cũng gầy đi trông thấy, nông dân lo?

Next Post

Doanh nghiệp UAE tìm cơ hội hợp tác nông, thủy sản và dệt may với Việt Nam

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)
Khoa học nông nghiệp

Quy trình lắp đặt hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT-01 (phần 2 và hết)

10 Tháng Ba, 2023
Khoa học nông nghiệp

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

10 Tháng Ba, 2023
Khoa học nông nghiệp

Bảo tồn giống lợn lang Đông Khê

6 Tháng Ba, 2023
Việt Nam sản xuất thành công vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò
Khoa học nông nghiệp

Việt Nam sản xuất thành công vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

20 Tháng Hai, 2023
Khoa học nông nghiệp

Tháng 2/2023 sẽ công bố thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi?

21 Tháng Hai, 2023
Khoa học nông nghiệp

Tự tin nuôi biển với lồng tròn HDPE

27 Tháng Hai, 2023
Next Post

Doanh nghiệp UAE tìm cơ hội hợp tác nông, thủy sản và dệt may với Việt Nam

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023
Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

27 Tháng Ba, 2023
Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

27 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.