• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?

Lê Phương by Lê Phương
15 Tháng Ba, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiều người thoạt nhìn ổ áp xe trông như bã đậu trên miếng thịt lợn lại tưởng rằng đó là gạo lợn. Thực tế trình độ chăn nuôi của nước ta ngày càng hiện đại, người chăn nuôi tiêm phòng vaccine, phòng bệnh ký sinh trùng theo định kì nên hiện tượng trâu bò, lợn nhiễm ấu trùng sán rất hiếm gặp.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khi trao đổi với PV Dân Việt.

Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?

Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội.

Thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh người dân chụp miếng thịt lợn có dây trắng từ mô mỡ, hay sợi gân trong thớ thịt và cho rằng lợn bị nhiễm sán dây, khiến nhiều người hoang mang. Trong khi thực tế con sán có hình dạng dây chỉ có trong cơ thể người. Vậy ông có thể cho biết, khi nào con lợn bị nhiễm sán?

-Những năm trước đây, do điều kiện kinh tế – xã hội còn hạn chế, nhiều nơi chưa có hố xí tự hoại nên khi phân người nhiễm sán thải ra ngoài, nếu con vật ăn phải thì sẽ bị nhiễm ấu trùng sán. Ấu trùng này là của loài sán dây, sán trưởng thành kí sinh ở ruột non của người. Lợn chỉ là vật chủ trung gian, mang ấu trùng mà thôi.

Nhìn bằng mắt thường, ấu trùng sán hơi giống hạt gạo nên ta thường gọi là bệnh gạo lợn, hay gạo bò. Ổ ấu trùng này chủ yếu tập trung ở vùng cơ của con vật, hoặc ở đầu lưỡi, gốc lưỡi… Ngày xưa người ta hay nhìn thấy lợn gạo, là bởi chăn nuôi kém phát triển, thả rông phổ biến, còn hiện nay hiện tượng trâu bò, lợn nhiễm ấu trùng sán rất hiếm gặp.

Với trình độ chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi công nghiệp, lợn bây giờ được nuôi nhiều trong chuồng kín, cách xa khu dân cư, thức ăn, nước uống được kiểm soát chặt chẽ, bên cạnh đó còn có chương trình phòng bệnh ký sinh trùng nên bệnh gạo lợn rất khó có thể xảy ra.

Tuy nhiên tôi cũng khẳng định, hiện tượng gạo lợn, gạo bò chưa hết hoàn toàn, nhất là ở những vùng sâu, vùng núi cao người dân còn chăn nuôi lợn thả rông, cho trâu bò tắm ở những nơi nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nên con vật vẫn có thể bị nhiễm ấu trùng sán.

Để phòng bệnh, tốt nhất người chăn nuôi cần thực hiện tẩy giun sán theo định kì, tiêm phòng vaccine để phòng trừ các loại dịch bệnh và thực hiện ăn chín, uống sôi.

Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?

Với trình độ chăn nuôi ngày càng hiện đại, đáp ứng các tiêu chí chăn nuôi an toàn sinh học, hiện tượng lợn gạo hiện nay rất khó xảy ra. Ảnh: M.H

Khi nào thì con lợn, hoặc trâu bò bị hiện tượng áp xe? Con vật bị áp xe có an toàn để sử dụng làm thực phẩm hay không, thưa ông?

-Đối với ngành thú y, việc thực hiện tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm đôi lúc cũng gặp khó khăn. Do con gia súc, gia cầm không biết nói, nên khi bị người bắt giữ, một số con vật hoảng sợ nên vùng chạy, hoặc do cố định con vật không tốt dẫn đến mũi tiêm vaccine không đúng vị trí, tiêm chệch ra ngoài, hoặc chưa đủ liều lượng…

Cũng có trường hợp tuỳ vào sự mẫn cảm của cơ thể con vật thì khi tiêm vaccine sẽ xảy ra phản ứng cục bộ, hoặc toàn thân. Khi phản ứng cục bộ, con vật thường xảy ra hiện tượng áp xe ở chỗ vết tiêm. Cũng có trường hợp sau khi tiêm xong, người nuôi để con trâu, bò xuống ao bùn tắm, dẫn đến vết tiêm bị nhiễm trùng và tạo thành ổ áp xe.

Bình thường khi vết tiêm sưng, nóng đỏ, con vật sẽ tự khỏi, nhưng cũng có con vật quá mẫn cảm nên bị mưng mủ, lâu dần tạo thành ổ áp xe, trông như bã đậu. Phải khẳng định rõ, ổ áp xe hoàn toàn khác với ấu trùng sán.

Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?

Người dân chọn mua thịt lợn tại một chợ dân sinh trên địa bàn phường Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: M.H

Hiện nay chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển, để phòng trừ các bệnh dịch phổ biến, con lợn hay con bò thường được tiêm từ 7-9 mũi vaccine nhằm phòng chống một số bệnh phổ biến, truyền nhiễm như sắt, phó thương hàn, 4 bệnh “đỏ” (tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, lở mồm long móng, bệnh tai xanh), hen xuyễn, xổ lãi…

Đối với con lợn, trâu bò, khi tiêm phòng vaccine chúng ta chủ yếu tiêm ở vùng sau tai và hai bên cổ. Chỗ nào bị áp xe thì thịt ở khu vực đó có hiện tượng như bã đậu, chúng ta có thể loại bỏ, còn lại những phần thịt khác vẫn sử dụng được như bình thường.

Ông có thể cho biết những điểm cần lưu ý khi tiêm vaccine cho gia súc, gia cầm?

-Việc tiêm phòng vaccine vào là nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con gia cầm, gia súc, tạo kháng thể cho con vật, giống như tiêm vaccine ở con người, giúp con vật ngăn chặn các loại bệnh.

Về nguyên tắc sử dụng, đầu tiên là loại vaccine đó phải đảm bảo còn hạn sử dụng; thứ 2, vaccine đó chỉ phòng những bệnh được tiêm phòng. Trước đây có 2 loại vaccine: Đơn giá và đa giá. Đơn giá tức là chỉ phòng 1 bệnh, nhưng nay nhờ sự tiến bộ của khoa học, 1 mũi tiêm có thể phòng được nhiều bệnh.

Thứ 3 là phải tiêm đúng liều, đúng các vị trí tiêm. Ví dụ con lợn tiêm dưới tai, mông, hoặc bắp nhưng phải đảm bảo đủ độ sâu dưới da.

Thứ 4, chỉ tiêm phòng vaccine đối với những con gia súc, gia cầm khoẻ mạnh. Trừ trường hợp ở nơi đang có ổ dịch thì cơ quan chức năng có thể cho phép cán bộ chuyên môn tấn công thẳng vào ổ dịch. Để làm gì? Tiêm như vậy để tạo miễn dịch giúp những con vật khoẻ sẽ sống, còn những con không đủ điều kiện miễn dịch sẽ chết.

Thứ nữa, đối với gia súc, gia cầm phải thực hiện tốt kĩ thuật tiêm phòng. Gồm kĩ thuật tiêm; cố định gia súc, gia cầm để thực hiện mũi tiêm; bảo quản tốt vaccine, ví dụ vaccine đã mang ra ngoài tủ bảo quản rồi thì phải sử dụng nhanh, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào, sẽ không đảm bảo chất lượng.

Chuyên gia thú y khẳng định chăn nuôi hiện đại rất hiếm gặp lợn gạo, khi nào có hiện tượng áp xe?

Người dân chọn mua thịt lợn bày bán tại siêu thị. Ảnh: I.T

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp, tập trung ngày càng phổ biến, đi kèm với đó là hệ thống giết mổ hiện đại, theo ông điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

-Đúng như vậy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, tập trung đều có cán bộ kĩ thuật, cán bộ thú y thực hiện chăm sóc, kiểm tra quá trình chăn nuôi. Còn đối với các cơ sở giết mổ được cấp phép, cơ sở giết mổ tập trung phải có cán bộ thú y quản lí việc giết mổ.

Người tiêu dùng nên sử dụng các loại thực phẩm đã được cơ quan thú y kiểm tra, được giết mổ, sản xuất bởi các công ty, cơ sở đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều, dẫn đến giết mổ nhỏ lẻ cũng còn nhiều hạn chế, công tác quản lí chưa được chặt chẽ, không kiểm soát được hết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hầu hết các hiện tượng áp xe đều lành tính nhưng trong quá trình giết mổ khi phát hiện áp xe, phần thịt áp xe cần được cắt bỏ từ nhà máy, cơ sở giết mổ. Tuy nhiên, đôi khi có những vết áp xe quá nhỏ, chỉ khi pha lóc mỏng mới phát hiện được thì người tiêu dùng có thể cắt bỏ, phần thịt còn lại có thể sử dụng bình thường.

Gạo sữa của ông tỷ phú nông dân tỉnh An Giang là thứ gạo gì mà bán từ trong nước ra nước ngoài?

Nguồn: Dân Việt

Previous Post

Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô sinh khối vụ đông

Next Post

Quảng Ninh: Thương lái Trung Quốc ngừng mua, làng sứa Cô Tô hoang tàn lạ thường, dân chế biến sứa lỗ tiền tỷ

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?
Thị trường nông nghiệp

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi
Thị trường nông nghiệp

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương
Sản xuất nông nghiệp

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới
Sản xuất nông nghiệp

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023
Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn
Sản xuất nông nghiệp

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

27 Tháng Ba, 2023
Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%
Sản xuất nông nghiệp

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

27 Tháng Ba, 2023
Next Post

Quảng Ninh: Thương lái Trung Quốc ngừng mua, làng sứa Cô Tô hoang tàn lạ thường, dân chế biến sứa lỗ tiền tỷ

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023
Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

27 Tháng Ba, 2023
Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

27 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.