• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Kỹ thuật chăn nuôi

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của gà nhiều ngón

Lê Phương by Lê Phương
26 Tháng Năm, 2023
in Kỹ thuật chăn nuôi, Chăn nuôi gia cầm, Nuôi Gà
0
Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của gà nhiều ngón
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ngành chăn nuôi gia cầm ở khu vực miền núi nước ta vẫn tồn tại quy mô nhỏ với các sản phẩm địa phương đặc trưng, có chất lượng cao và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Chăn nuôi gà bản địa hiện nay đang được các nhà quản lý quan tâm bởi ngoài giá trị kinh tế, phù hợp với tập quán văn hóa, đồng thời còn mang ý nghĩa bảo vệ sự đa dạng sinh học và đa dạng di truyền, giúp cho ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững. Gà nhiều ngón là giống gà quý hiếm có từ lâu đời, gắn liền với sinh kế và văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ, giống gà này tuy có năng suất thấp nhưng có nhiều đặc điểm di truyền tốt như có thể chịu được điều kiện nuôi kham khổ, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, trứng và thịt có chất lượng thơm ngon.

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của gà nhiều ngónĐể có cơ sở khuyến cáo và định hướng phát triển chăn nuôi gà bản địa nói chung và gà nhiều ngón nói riêng, TS. Phạm Kim Đăng và cs Khoa Chăn nuôi đã có công trình nghiên cứu về một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của giống gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, phương thức chăn nuôi và một số đặc tính sinh học, khả năng sản xuất của giống gà nhiều ngón trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nghiên cứu được thực hiện trên 60 hộ người Dao, lựa chọn dựa trên tiêu chí có nuôi gà nhiều ngón thuộc 2 xã Xuân Sơn và Xuân Đài (30 hộ/xã), rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm tuổi đẻ quả trứng đầu (ngày), số trứng đẻ bình quân/lứa và sản lượng trứng/mái/năm. Tỉ lệ trứng có phôi; tỉ lệ nở/trứng ấp và tỉ lệ nở/trứng có phôi (%) được xác định khi theo dõi 50 ổ trứng được gà mái ấp bằng phương pháp tự nhiên. Xác định khả năng sản xuất thịt của gà nhiều ngón bằng việc nuôi thí nghiệm đàn gà thịt trong nông hộ với 60 con (30 trống và 30 mái) từ 0-16 tuần tuổi theo phương thức chăn thả, lặp lại 3 lần với các điều kiện tương tự nhau. Gà được cân hàng tuần vào ngày nhất định, trước khi cho ăn để đánh giá tăng trọng của đàn gà qua các tuần tuổi. Chế độ nuôi dưỡng được thực hiện theo TCVN 2265-2007 với các nguyên liệu có sẵn tại địa phương như ngô, thóc, đậu tương và premix. Giai đoạn từ 0 đến 3 tuần tuổi gà được nuôi nhốt và cho ăn tự do. Giai đoạn từ 4 đến 12 tuần tuổi gà được nuôi chăn thả và cho ăn theo nhu cầu 2 bữa/ngày. Mổ khảo sát đánh giá chất lượng thân thịt gà khi 16 tuần tuổi được tiến hành theo WPSA (1984). Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Minitab 14.

Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay gà nhiều ngón được nuôi nhiều nhất ở xã Kim Thượng 4.150 con, xã Xuân Đài 3.790 con và xã Xuân Sơn 3.120 con. Tại huyện Tân Sơn, giống gà Ri được nuôi với tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 69,14% và 66,85% ở 2 xã Xuân Sơn (17,95) và Xuân Đài (14,85%). Điều đó chứng tỏ gà nhiều ngón rất quý, có từ lâu đời nhưng ít được chú ý đầu tư chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, do đó nguy cơ pha tạp và giảm dần về số lượng, hiện chúng chỉ được chăn nuôi như các giống gà thả đồi khác

Hầu hết các giống gà đều được nuôi chăn thả tự do vào ban ngày và nhốt trong các chuồng thô sơ bằng tre nứa vào ban đêm (65,99%), còn lại 29,59% hộ chăn nuôi không làm chuồng nuôi gà. Việc chưa có chuồng trại và chăn nuôi tự do khiến cho việc quản lý cũng như chăm sóc phòng trừ bệnh cho gà gặp khá nhiều khó khăn. Khi có bệnh dịch thì không thể cách ly đàn gà để chống dịch.

Kết quả khảo sát về thức ăn cho thấy, đối với gà mái đang nuôi con, 100% được cho ăn thêm gạo, ngô xay. Bên cạnh đó, gà mẹ dẫn con đi kiếm mồi để bổ sung thêm thức ăn, chủ yếu là côn trùng, kiến, giun, mối,… Đối với gà trưởng thành, ban ngày được thả tự do trong vườn, đồi, nương rẫy xung quanh nhà; vào buổi tối, trước khi lên chuồng, người dân cho gà ăn thêm các thức ăn có sẵn như ngô, thóc, sắn, gạo… với lượng thức ăn trung bình 20,34 g/con/ngày, không dùng thức ăn công nghiệp. Vào mùa thu hoạch thóc, ngô gà có thể kiếm ăn gần các nương rẫy, người dân không cần bổ sung thêm thức ăn mà gà vẫn lớn, khỏe, ngoại hình đẹp.

Chân gà nhiều ngón

Về đặc điểm ngoại hình, nhìn chung đây là giống gà có khối lượng trung bình, thân hình cân đối, nhanh nhẹn. Đầu nhỏ, tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dày. Gà nhiều ngón có đặc điểm ngoại hình tương tự như gà Ri, con trống chủ yếu có màu nâu đỏ (95%), con mái có màu vàng nâu, vàng sẫm (56%), màu xám (20%). Giống gà có mào đơn là chính (trên 90%), còn lại một số ít có mào hoa hồng và mào khác. Chân của gà nhiều ngón có màu vàng là chủ yếu, chiếm 95% ở con mái và 97% ở con trống, còn lại là gà có màu chì (đen). Một đặc điểm ngoại hình đặc biệt của giống gà này đó là có nhiều ngón. Ngón của gà xuất hiện ngay từ khi gà con mới nở và tồn tại trong suốt cuộc đời. Số ngón của gà nhiều ngón cũng được coi như một tính trạng quan trọng nhất để xác định giá trị của con gà. Theo người dân thì gà càng nhiều ngón càng quý và có giá trị thương mại cao.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong quần thể theo dõi không có con gà trống nào có 5 ngón, chỉ có 1 con có 9 ngón, còn lại 98,8% gà trống có 6-8 ngón; Ở gà mái, có đến 90,16% gà có 5-7 ngón và 9,84% có 8 ngón, không có gà mái nào có 9 ngón. Theo tập quán của người dân bản địa, gà 9 ngón rất hiếm và được xem như một báu vật.

Về khả năng sinh sản, gà mái thành thục khi 28 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 1,25 kg/con, sản lượng 76 trứng/mái/năm; khối lượng trứng 40 g/quả. Tỷ lệ trứng có phôi tương đối cao 94-95%, tỷ lệ nở/trứng ấp 84-85%; tỷ lệ nở/trứng có phôi 90-91%; Gà thịt có tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 90,2%, khối lượng 1,1 kg. Tỷ lệ thân thịt của gà khi 16 tuần tuổi thấp, chỉ 68,75% trong đó thịt đùi 18,05%; thịt ngực 17,12%.

Gà nhiều ngón là một giống gà mang nguồn gen hiếm, tài nguyên sinh học quý, gắn liền với sinh kế và văn hoá của đồng bào nhiều dân tộc thuộc khu vực rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Bảo tồn và nhân giống giống gà này một cách bài bản sẽ góp phần nâng cao giá trị giống gà đặc sản cho Việt Nam, tăng giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.

Tác giả: Diệu Linh – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm

Tags: gà congà ringành chăn nuôi
Previous Post

Tăng năng suất sản xuất thịt bằng kỹ thuật đặt vòng cho bò

Next Post

Thâm Canh Giống Vịt CV Super M

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Kỹ thuật chăn nuôi

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột

28 Tháng Năm, 2023
Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê
Kỹ thuật chăn nuôi

Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê

28 Tháng Năm, 2023
Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi
Kỹ thuật chăn nuôi

Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi

28 Tháng Năm, 2023
Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
Nuôi Vịt, Ngan, Ngỗng

Kỹ thuật nuôi vịt, ngan

27 Tháng Năm, 2023
Nhận biết và phòng bệnh dịch tả heo
Kỹ thuật chăn nuôi

Nhận biết và phòng bệnh dịch tả heo

27 Tháng Năm, 2023
Giống bò nuôi thịt
Kỹ thuật chăn nuôi

Giống bò nuôi thịt

27 Tháng Năm, 2023
Next Post
Thâm Canh Giống Vịt CV Super M

Thâm Canh Giống Vịt CV Super M

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Tập trung gỡ điểm nghẽn trong thị trường trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản

Tập trung gỡ điểm nghẽn trong thị trường trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản

28 Tháng Năm, 2023
Giống lúa Thiên Trường 217 ngắn ngày, phù hợp trên đất lúa sản xuất vụ đông

Giống lúa Thiên Trường 217 ngắn ngày, phù hợp trên đất lúa sản xuất vụ đông

28 Tháng Năm, 2023
Hưng Yên đưa quả vải to như quả trứng bán ở… phố nhà giàu

Hưng Yên đưa quả vải to như quả trứng bán ở… phố nhà giàu

28 Tháng Năm, 2023
Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc mong đưa ‘dì hai’ vào cơ cấu

Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc mong đưa ‘dì hai’ vào cơ cấu

28 Tháng Năm, 2023

BÀI MỚI

Tập trung gỡ điểm nghẽn trong thị trường trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản

Tập trung gỡ điểm nghẽn trong thị trường trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản

28 Tháng Năm, 2023
Giống lúa Thiên Trường 217 ngắn ngày, phù hợp trên đất lúa sản xuất vụ đông

Giống lúa Thiên Trường 217 ngắn ngày, phù hợp trên đất lúa sản xuất vụ đông

28 Tháng Năm, 2023
Hưng Yên đưa quả vải to như quả trứng bán ở… phố nhà giàu

Hưng Yên đưa quả vải to như quả trứng bán ở… phố nhà giàu

28 Tháng Năm, 2023
Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc mong đưa ‘dì hai’ vào cơ cấu

Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc mong đưa ‘dì hai’ vào cơ cấu

28 Tháng Năm, 2023
Biểu dương các doanh nghiệp góp phần bảo tồn rùa biển

Biểu dương các doanh nghiệp góp phần bảo tồn rùa biển

28 Tháng Năm, 2023
Thách thức trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở Tây Nguyên [Bài 1]: Hệ thống thú y rời rạc mỗi nơi một kiểu

Thách thức trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở Tây Nguyên [Bài 1]: Hệ thống thú y rời rạc mỗi nơi một kiểu

28 Tháng Năm, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.