• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Kỹ thuật trồng trọt Trồng và chăm sóc cây rau màu Cây cà chua

Quy trình quản lý dịch hại cà chua

Lê Phương by Lê Phương
25 Tháng Hai, 2023
in Cây cà chua, Kỹ thuật trồng trọt, Trồng và chăm sóc cây rau màu
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cây cà chua, tên khoa học Solanum lycopersicum L, thuộc họ cà Solanacea là cây rau ăn trái được trồng rải rác khắp cả nước với diện tích dao động từ 23 đến 25 ngàn ha mỗi năm. Trong đó các tỉnh phía Nam trồng 9 – 10 ngàn ha, chiếm khoảng 40% diện tích và chủ yếu tập trung ở thủ phủ cây rau Lâm Đồng. Sản xuất cà chua không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra thế giới. Do thời tiết thay đổi, áp lực dịch hại tăng vì nhiều lý do nên việc quản lý/ phòng trừ ngày càng phức tạp. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp và giới thiệu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây cà chua.

Quy trình quản lý dịch hại cà chua

I. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

Trên cây cà chua thành phần sâu bệnh hại tương đối nhiều, trong phần này xin đề cập những đối tượng chính và phổ biến.

Những biện pháp phòng trừ có thể bao gồm:

1. Biện pháp canh tác:

– Làm đất: Cày đất phơi ải tốt nhất 1 tháng, ít nhất 1 tuần nhằm diệt nhộng của sâu xanh, sâu vẽ bùa, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng.

– Bón phân cân đối: Tuyệt đối không sử dụng phân rác, phân chuồng tươi. Phân rác hoặc phân chuồng cần được ủ kỹ trong 6 tháng trước khi sử dụng.

– Sử dụng giống kháng bệnh (lưu ý trong vụ mưa). Khi chọn giống trồng nên lưu ý một số ký hiệu trên bao giống (thường giống nước ngoài) như sau: BW (kháng bệnh héo rũ vi khuẩn), F (kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium), N (kháng tuyến trùng), YLV (kháng bệnh xoăn vàng lá), TMV (kháng bệng khảm thuốc lá trên cà chua), CMV (kháng bệnh khảm dưa leo trên cà chua)…

– Xử lý hạt giống: Trước khi gieo phơi hạt 2-3 nắng nhằm diệt một số mầm bệnh, ngâm hạt trong dung dịch Na2PO4 10% trong 2 giờ, sau đó xả bằng nước lạnh khoảng 45 phút hong khô trong điều kiện mát (xử lý diệt mầm bệnh virus), trước khi gieo có thể trộn hạt với một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Rhidomil, Benlat C (5mg /10g hạt).

– Vệ sinh đồng ruộng: Cỏ phải được dọn sạch (kết hợp những lần bón phân), sau lần thúc 3 cần làm cỏ ít nhất 2 lần (trước và trong khi thu hoạch) để giảm nguồn ký chủ phụ đối với một số loại sâu bệnh. Nên phủ luống bằng nilon hoặc rơm để giảm được công làm cỏ tay. Những cây bệnh (héo rũ, xoăn vàng lá,quả bệnh …) cần gom lại mang đi đốt, quả bị sâu đục đem đi chôn hoặc ủ làm phân.

– Nên luân canh với cây trồng nước như lúa, không trồng 2 năm liên tục trên đất đã trồng các cây họ cà (cà chua, cà pháo, cà đĩa, cà tím, ớt, thuốc lá, khoai tây).

– Nên trồng cạnh những ruộng bắp, đậu bắp hoặc trồng xung quanh để thu hút sâu xanh, giảm thiệt hại do chúng gây ra.

2. Biện pháp vật lý, cơ giới

– Đặt bẫy đèn vào những ngày đầu mùa trăng để thu hút con trưởng thành của sâu xanh.

– Đặt bẫy dính trên mặt luống để thu hút giòi đẩy sức của sâu vẽ bùa trước khi hóa nhộng (trong điều kiện có phủ luống bằng nilon).

– Diệt sâu bằng tay, vặt bỏ những quả bị sâu đục đem đi chôn hoặc ủ phân, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng.

3. Biện pháp sinh học

– Hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến hệ thiên địch có mặt trên ruộng như nhện linh miêu (Oxyopes javanus), nhện chân dài (Tetragnatha maxillona), ruồi xanh (Paradexodes), bọ rùa (Melochillus sexmaculatus) …

– Không bắt giết những loài có ích như ếch nhái, cóc, chim bắt sâu có mặt trên ruộng.

– Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh như BT, Centary, Depel; thuốc điều hòa sinh trưởng như Atabron, Nomolt.

4. Biện pháp hóa học

Nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện các dịch hại. Số cây quan sát từ 15-20 cây rải đều trên ruộng.

a. Sâu:

– Bọ trĩ: (rầy lửa): nếu thấy xuất hiện đều trên cây và cả ruộng khoảng 3-5 con /1 lá ngọn nên tiến hành phun thuốc, sau phun 1-2 ngày kiểm tra, nếu mật độ chưa giảm có thể phun tiếp.

– Rệp sáp (White fly): khi xuất hiện đều cả ruộng 2-3 cây /con cần tiến hành xử lý thuốc.

– Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện vào tuần thứ 4 và thứ 8 sau trồng. Mật độ của chúng có thể dự đoán qua số lượng ruồi trưởng thành có mặt trên ruộng khoảng từ 5-10 con /cây thì ngày hôm sau nên phun thuốc. Sau phun 2 ngày kiểm tra lại, nếu còn bị hại nhiều cần phun thêm.

Giai đoạn 7-30 ngày sau trồng thuốc sử dụng có thể pha hỗn hợp 2,3 loại trị cả sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp sáp. Các loại thuốc có thể dùng: Polytrin, Ofunak, Cyper, Dipterex, Confidor, Bassa, Sumicidin.

– Sâu đục quả: thường xuất hiện vào giai đoạn ra hoa rộ. Thường có 3 đỉnh rộ vào tuần thứ 5, 7, 9 sau trồng, cao nhất vào tuần thứ 7, cần lưu ý phòng trừ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa, Sumi alpha, Cidi, Ciper, Polytrin, Sumicidin. Nên luân phiên thay đổi thuốc, khoảng 60 ngày sau trồng đến hết vụ nếu sâu nhiều có thể sử dụng BT, Atabron, Nomolt, Mymix.

b. Bệnh:

– Bệnh héo rũ do vi khuẩn: Nên sử dụng giống kháng như KBT4, số 12 (Công ty Giống Cây trồng TP. Hồ Chí Minh). Cây bệnh phải được nhổ bỏ, gom lại đem đốt, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng hoặc để đầu bờ.

– Bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolfsii: khi thấy xuất hiện có thể phun Anvil (nồng độ 0,3%), Rhidomil (nồng độ 0,3-0,4 %).

– Bệnh cháy lá: khi thấy xuất hiện có thể phun Rhidomil, Score (nồng độ 0,3-0,4%). Các loại thuốc này có thể kết hợp với những lần phun thuốc sâu khi thấy bệnh xuất hiện

Nguồn: Sưu tầm

Tags: bệnh héo rũCây cà chuadưa leogiống cây trồngtuyến trùng
Previous Post

Nga nối lại xuất khẩu lúa mỳ sang Việt Nam

Next Post

Vú sữa đầu mùa tăng giá gấp đôi

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Trồng khoai tây bằng phương pháp giâm ngọn giúp tăng năng suất
Kỹ thuật trồng trọt

Trồng khoai tây bằng phương pháp giâm ngọn giúp tăng năng suất

14 Tháng Chín, 2023
Kỹ thuật trồng trọt

Sâu đục củ khoai lang: tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý

14 Tháng Chín, 2023
Ít đất vẫn trồng được đậu cô ve tím cực sai quả
Kỹ thuật trồng trọt

Ít đất vẫn trồng được đậu cô ve tím cực sai quả

14 Tháng Chín, 2023
Những giống rau trứ danh Hà Thành: Cải bẹ mào gà và xà lách Đăm
Kỹ thuật trồng trọt

Những giống rau trứ danh Hà Thành: Cải bẹ mào gà và xà lách Đăm

13 Tháng Chín, 2023
Cách làm ‘bầu trần’
Kỹ thuật trồng trọt

Cách làm ‘bầu trần’

10 Tháng Tám, 2023
Ghép sầu riêng chống đổ
Kỹ thuật trồng trọt

Ghép sầu riêng chống đổ

10 Tháng Tám, 2023
Next Post

Vú sữa đầu mùa tăng giá gấp đôi

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Mít tính hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại

Mít tính hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại

28 Tháng Chín, 2023
Giá lúa gạo hôm nay 28/9: Ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 28/9: Ổn định

28 Tháng Chín, 2023
Xuất khẩu cá tra sang Canada trong tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Xuất khẩu cá tra sang Canada trong tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

28 Tháng Chín, 2023
Cần một nghiên cứu toàn diện về ngư dân – ngư nghiệp – ngư trường

Cần một nghiên cứu toàn diện về ngư dân – ngư nghiệp – ngư trường

28 Tháng Chín, 2023

BÀI MỚI

Mít tính hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại

Mít tính hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại

28 Tháng Chín, 2023
Giá lúa gạo hôm nay 28/9: Ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 28/9: Ổn định

28 Tháng Chín, 2023
Xuất khẩu cá tra sang Canada trong tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Xuất khẩu cá tra sang Canada trong tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

28 Tháng Chín, 2023
Cần một nghiên cứu toàn diện về ngư dân – ngư nghiệp – ngư trường

Cần một nghiên cứu toàn diện về ngư dân – ngư nghiệp – ngư trường

28 Tháng Chín, 2023
Xã viên khỏi lo thiếu vốn nhờ mô hình vay tín dụng ba bên

Xã viên khỏi lo thiếu vốn nhờ mô hình vay tín dụng ba bên

28 Tháng Chín, 2023
Bảng giá vàng 9999 24K 18K SJC DOJI PNJ hôm nay 28/9/2023

Bảng giá vàng 9999 24K 18K SJC DOJI PNJ hôm nay 28/9/2023

28 Tháng Chín, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.