$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Tôm sú bị bệnh đóng rong có biểu hiện như thế nào?

Chia sẻ:

Ông Lâm Văn Lĩnh (xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hỏi: Tôm sú bị bệnh đóng rong thì có biểu hiện như thế nào? Biện pháp xử lý ra ...

Ông Lâm Văn Lĩnh (xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hỏi: Tôm sú bị bệnh đóng rong thì có biểu hiện như thế nào? Biện pháp xử lý ra sao?

Trả lời:

Bệnh đóng rong trên tôm sú xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy cấp tính nhưng chúng có thể gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Nguyên nhân chính gây bệnh đóng rong trên tôm sú là trùng loa kèn, chúng phân bố ở tất cả các khu vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn và ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngoài ra, bệnh cũng do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo và vi nấm gây ra. Các cá thể tôm yếu không thể lột xác được dễ bị các vi sinh vật và chất vô cơ bám vào phần vỏ dẫn đến bệnh đóng rong trên tôm.

Các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và lượng thức ăn dư thừa cao sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, rong tảo phát triển mạnh, đặc biệt những ao có nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải, các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật bám trên bề mặt cơ thể của tôm. Mặt khác, theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong ở tôm xuất phát từ những Protozoa sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, chúng sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.

Theo một số chuyên gia, toàn bộ các ao nuôi đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn. Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi.

Tôm sú bị đóng rong rất dễ nhận biết bằng mắt thường, người nuôi chỉ cần bắt tôm và quan sát xem vỏ tôm có bị trơn, bị nhớt hoặc có rong, tảo bám vào hay không. Tôm bị nhiễm bệnh thường có các dấu hiệu như: Tôm yếu, bỏ ăn, chậm lớn, ít di chuyển và cặp mé bờ; Mang bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc sang màu đen; Vỏ tôm trơn giống như phủ nhớt, quan sát giống như 1 lớp tảo bám trên bề mặt; Khi tôm bị đóng rong trên vỏ thường xuất hiện màu xanh của tảo, màu của khói đèn hay màu xám đục giống bùn, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ; Tôm bị bệnh đóng rong khiến tôm di chuyển khó khăn; Nếu bị nặng, có thể khiến phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt của tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.

Khi phát hiện tôm bị đóng rong, việc đầu tiên cần làm là giảm ngay lượng thức ăn từ 5 – 10% kết hợp bổ sung Vitamin C, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và kích thích quá trình lột vỏ cứng.

Tiếp theo, sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định màu nước, giảm tảo hại trong ao nuôi tôm. Sau đó, bổ sung chế phẩm sinh học xử lý đáy ao để làm sạch đáy, loại bỏ xác tảo chết và các cặn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.

Bệnh đóng rong trên tôm sú thường gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau, vì vậy, phải chú ý đến các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu. Theo đó, cần cải tạo chất lượng nước cho ao nuôi, thường xuyên xử lý nước đáy ao, diệt rong nhớt để làm sạch nước, phân hủy các chất dư thừa tích tụ nhiều ngày ở đấy ao nuôi. Định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao, phân hủy nhanh các chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao nuôi, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao nhằm giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm để có thể phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm bệnh.

Trong quá trình nuôi, cần cho ăn với mức độ hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm tăng chất dinh dưỡng trong ao tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm nuôi để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột vỏ đồng loạt.

Nguồn:  Thủy sản Việt Nam

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Tôm sú bị bệnh đóng rong có biểu hiện như thế nào?
Tôm sú bị bệnh đóng rong có biểu hiện như thế nào?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj1aR5ayrKcw8uEBmooX2EM4aw_l_ItRsa4EKGA8gGOz4VVHWa9uNfkFXWMhbNlLTNqc_fcafBijLxriUfmUre7ixastN5-iJ4lqtgFX7hX8Nj4qRXenbB2lXIe9c_8XX-bhQ-HH73yTt5wxoEKNtzcGtrdHtYfJVW6hZnVJEdHPIXD0wHQLMjZb66ePiQ/w640-h336/tom-su-bi-benh-dong-rong.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj1aR5ayrKcw8uEBmooX2EM4aw_l_ItRsa4EKGA8gGOz4VVHWa9uNfkFXWMhbNlLTNqc_fcafBijLxriUfmUre7ixastN5-iJ4lqtgFX7hX8Nj4qRXenbB2lXIe9c_8XX-bhQ-HH73yTt5wxoEKNtzcGtrdHtYfJVW6hZnVJEdHPIXD0wHQLMjZb66ePiQ/s72-w640-c-h336/tom-su-bi-benh-dong-rong.jpeg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/05/tom-su-bi-benh-ong-rong-co-bieu-hien.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/05/tom-su-bi-benh-ong-rong-co-bieu-hien.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục