Phiên thứ Tư (8/5), giá dầu đảo chiều tăng, cao su tiếp tục đi lên cùng xu hướng với cacao và cà phê. Đáng chú ý, indium – kim loại quan trọng trong sản xuất điện thoại di động – đạt mức cao nhất 9 năm.
Dầu tăng nhẹ
Giá dầu tăng trong phiên thứ Tư sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước giảm do các nhà lọc dầu tăng dần sản lượng trước mùa lái xe mùa hè, trong khi đồng đô la mạnh lên đã hạn chế mức tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn tham chiếu kết thúc phiên tăng 42 cent, tương đương 0,5%, lên 83,58 USD/thùng. Hợp đồng dầu thô trung cấp West Texas của Mỹ kỳ hạn tương lai tăng 61 cent, tương đương 0,8%, lên 78,99 USD/thùng.
Hoạt động lọc dầu và xuất khẩu mạnh hơn đã khuyến khích tồn kho dầu thô giảm nhẹ, giúp giảm bớt lượng tồn kho tăng cao trong tuần trước”.
Indium cao nhất 9 năm
Giá indium trong tháng này tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 9 năm do nhu cầu về kim loại dùng để sản xuất màn hình cảm ứng cho điện thoại di động tăng cao, gây ra làn sóng tăng giá do lo ngại về tình trạng thiếu hụt.
Giá indium trên thị trường vật chất giao ngay trung bình khoảng 345 USD/kg bên ngoài Trung Quốc vào đầu tháng 5, cao nhất kể từ tháng 7/2015, so với mức 244 USD/kg trong tháng 3.
Data Monitor (TDM), xuất khẩu indium của Trung Quốc đã tăng 78% lên 57 tấn trong tháng 3, sau ba tháng xuất khẩu giảm.
Vàng vững giá
Giá vàng ổn định vào thứ Tư trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu của Mỹ để biết manh mối về việc Cục Dự trữ Liên bang khả năng sẽ cắt giảm lãi suất ra sao, mặc dù đồng đô la tăng nhẹ đã hạn chế giá tăng.
Vàng giao ngay kết thúc phiên vững ở mức 2.312,61 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 0,1% xuống 2.322,3 USD/ounce.
Đồng đô la tăng 0,1% do đặt cược vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Đồng đô la mạnh hơn khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các tiền tệ khác.
Đồng giảm
Giá đồng giảm do đồng đô la mạnh gây ra hoạt động bán chốt lời, nhưng kỳ vọng về nhu cầu mạnh mẽ từ quá trình chuyển đổi năng lượng và công nghệ mới cùng với lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã ngăn giá giảm mạnh.
Cũng gây áp lực lên đồng là thông báo của Indonesia rằng nước này sẽ gia hạn giấy phép xuất khẩu tinh quặng đồng cho Freeport Indonesia, điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Kết thúc phiên, đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) giảm 1,4% xuống 9.892 USD/tấn.
Nhu cầu chậm chạp của Trung Quốc được phản ánh qua lượng đồng tồn kho tại các kho do Sở giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giám sát - tăng lên trên 287.000 tấn từ khoảng 33.000 tấn vào đầu năm nay.
Quặng sắt giảm
Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai giảm hôm thứ Tư trong bối cảnh hàng tồn kho tại các cảng Trung Quốc tăng, bất chấp hy vọng Chính phủ sẽ gia tăng can thiệp vào thị trường bất động sản đang suy yếu của nước này.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên giảm 2,91% xuống 866 nhân dân tệ (119,85 USD)/tấn.
Công ty khai thác mỏ Vale cho biết, nhập khẩu quặng sắt trong năm nay tại Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ giống như năm ngoái ở mức khoảng 1,17 tỷ đến 1,18 tỷ tấn.
Giá thép trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng giảm nhẹ. Thép cây giảm 1,47%, thép cuộn cán nóng giảm 1,63%, thép thanh giảm 1,72% và thép không gỉ giảm 1,84%.
Bộ thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết họ sẽ tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá đối với phôi thép không gỉ, thép tấm và cuộn cán nóng nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia.
Cao su tăng phiên thứ hai
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 trong bối cảnh lo ngại về thời tiết tại nhà sản xuất chính - Thái Lan - và đồng Yên yếu đi, mặc dù mức tăng bị hạn chế do giá dầu giảm và chứng khoán trong nước suy yếu.
Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 1,9 yên, tương đương 0,62%, lên 309,8 yên (2,00 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 45 nhân dân tệ, kết thúc ở mức 14.255 nhân dân tệ (1.972,93 USD)/tấn.
Cacao tiếp tục tăng
Giá ca cao tiếp tục ăng vào thứ Tư, sau khi tăng mạnh trong phiên trước, được thúc đẩy bởi các yếu tố cơ bản hỗ trợ và các chỉ số kỹ thuật lạc quan hơn.
Cụ thể, giá cacao kỳ hạn tháng 7 tại New York tăng 24 USD, tương đương 0,3%, lên 8.634 USD/tấn sau khi tăng 13,5% vào thứ Ba.
Thị trường cũng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ nguồn cung khan hiếm với thời tiết khô ráo ở Bờ Biển Ngà, nước trồng cacao hàng đầu thế giới, làm tăng thêm mối lo ngại về sản xuất.
Ca cao kỳ hạn tháng 7 ở London giá ít thay đổi ở mức 7.472 bảng Anh/tấn.
Cà phê tăng
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 36 USD, tương đương 1,1%, lên 3.414 USD/tấn. Thị trường ổn định sau 5 ngày giảm liên tiếp.
Các đại lý cho biết tình trạng khô hạn ở Việt Nam vẫn là mối lo ngại lớn mặc dù một số khu vực gần đây đã có mưa.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 0,5% lên 1,9755 USD/lb.
Lúa mì, ngô, đậu tương đều giảm
Giá lúa mì kỳ hạn của Ủy ban Thương mại Chicago giảm hôm thứ Tư bất chấp rủi ro thời tiết ở Nga, nhà xuất khẩu hàng đầu, làm nổi bật quy mô nguồn cung của nước xuất khẩu hàng đầu thế giới này.
Giá ngô và đậu tương giảm theo lúa mì, ngay cả khi lũ lụt nghiêm trọng tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực Rio Grande do Sul của Brazil. ANEC, hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu, cho biết hôm thứ Tư rằng các nhà xuất khẩu có thể phải chuyển hướng xuất khẩu để tránh cảng Rio Grande.
Lúa mì phiên vừa qua giảm 8-3/4 cent xuống 6,34 USD/bushel, ngô giảm 8,5 cent xuống 4,58-1/2 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 18-3/4 cent xuống 12,27-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 9/5:
Minh Quân
Nhịp sống thị trường
Phản hồi