$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Mô hình, kỹ thuật nuôi chim công làm giàu

Chia sẻ:

Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao (vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam...

Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao (vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam ). Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim , gà quý hiếm nói riêng , động vật hoang dã , động vật quý hiếm nói chung ,

Kỹ thuật nuôi chim công

Chim công: Là loài chim thuộc Họ Trĩ ( bộ Gà ) ,

Đây là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh . Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ( Nhóm 1B )

Lâu nay, bà con quê mình thường có quan niệm làm trang trại là phải nuôi con heo, con gà, con bò, con nhím, con nhông... Tức những con có thể mần thịt được. Chứ chưa thấy ai nghĩ đến việc đầu tư trang trại vào những món trang trí, làm cảnh. Vì thế khi nghe Bi đề xuất nuôi chim công, ai nấy nhìn mình bán tín bán nghi. Phát ghét!

Thực ra nuôi chim công rất có giá trị kình tế, nếu không nói là siêu lợi nhuận.

Thứ nhất, giá trị đầu tư ban đầu thấp.

Con giống theo giá thị trường hiện nay:

  • Từ 2 - 3 tháng tuổi: 3-4 triệu/1cặp.

  • 4-6 tháng tuổi: 6 triệu/1cặp.

  • 7-9 tháng tuổi: 6 triệu/cặp.

  • Loại trưởng thành đang đẻ: 15-20 triệu/1cặp.

Vậy với số vốn 20 triệu thì có thể đầu tư được 4 cặp từ 2 đến 3 tháng tuổi. Với người nuôi ban đầu thì quy mô chừng đó là hợp lý.

Chuồng trại cho chim công cũng đơn giản. Trên dưới 10 triệu là có thể nuôi từ 10 - 12 cá thể chim từ 4 -6 tháng tuổi.

Kỹ thuật nuôi: không quá phức tạp. Có thể tham khảo tại www.agriviet.com hoặc trực tiếp tại các trung tâm khuyến nông của thành phố và huyện.

Đầu ra: cái này quan trọng nè. Nuôi chim công mục đích chính là cung cấp cho nhu cầu chơi chim cảnh hiện nay. Với điều kiện sống ngày được nâng lên, kết hợp với xu hướng các đại gia lên làm nhà vườn tại địa phương nên vấn đề tiêu thụ chim công rất khả quan.

Trong tình hình các trang trại truyền thống đang làm ăn thua lỗ thì việc chuyển đổi mô hình là điều rất cần thiết. Cái khó duy nhất hiện nay là thay đổi nhận thức của bà con nông dân, của anh em thanh niên trên địa bàn xã. Để làm được việc này thì cách hiệu quả nhất là thí điểm cho bà con thấy lợi ích kinh tế từ mô hình này.

Và Bi Kính Lúp sẽ là người đi tiên phong.

Hiện Bi đang làm chuồng trại với quy mô nuôi từ 2-3 cặp giống 4-6 tháng tuổi. Và hướng đến phát triển 10-12 cặp trong năm sau.

Là người đi đầu nên chắc không tránh được những khó khăn. Nhưng Bi tin tưởng vào sự thành công nếu biết học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, những chuyên gia trong ngành chăn nuôi.

Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước . Ngày nay do việc săn bắn , tàn phá rừng , Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế .Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội , thảo Cẩm Viên Sài Gòn vvv )

Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế , các khu vina , nhà vườn , khu du lịch sinh thái ngày càng tăng . Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp ( do săn bắt , nhập lậu , một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép .vv)

Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp .Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết . Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế ( từ việc bán con giống ) . Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này.

Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm : Anh Trần Nhữ Giáp ( nhà điểu học ) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này .

Dưới đây là một số thônng tin liên quan đến quy trình kỹ thuật nuôi và quản lý vật nuôi đối với Chim Công tại Việt Nam. Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam ( Công Lục – hay công Má Vàng ) Và Công Lam ( công Ấn Độ : Công xanh , Công trắng )

Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau . Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước , đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam

Một số đặc điểm cơ thể

Khi chim trưởng thành ( chim trống ) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m .Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi) . Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg / con . Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản ( tháng 12 âm lich . Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch )

. Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ) . Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo .

Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống

Cách phân biệt chim trống và chim mái :

Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau : Sắc tố lông . chiều dài đuôi , màu da chân , chiều cao của chân , Chiều cao cổ , Số lông chính dựng trên mào . Hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng , kích thước chiều dài cơ thể .

Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên . Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình ,

Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống , mái .Trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp .

Chim công rất thông minh , rạn người , nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất . Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý .Tránh các rủi ro có thể sảy ra : mất trộm , bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi .

Kỹ thuật làm chuồng trại

Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng : Lưới mắt cáo ( lưới thép B40 ) quây sung quanh , lưới cước ( làm phần lợp trên lóc ). Một số vật liệu làm mái che khác ( Tấm lợp Proxi mămh . Tâm lợp nhựa ) . Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng , kho có sẵn sau đó cải tạo lại . Nền chuồng thường được dải cát ( loại cát Vàng ) . Để tiện làm công tác vệ sinh , đảm bảo khô , thoáng , hạn chế các loài giun sán ,. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển , đồng thời là chỗ để cho công tắm cát ( tắm nắng ) làm sạch bộ lông .

Với quy trình nuôi công nghiệp : Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :

Rộng ngang : 3 ,5 - 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m . Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ) .Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công ( 6 – 12 tháng tuổi ) .

Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau . Miễn sao đảm bảo các yếu tố : Thoáng về mùa hạ , ấm về mùa đông .

Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt , gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn

Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần ( trong nhà xưởng ) . Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt , gió lùa ,.thời tiết thay đổi .vv .

Chim được đánh mã số ( vòng chân ) để tiện theo dõi , tránh hiện trạng đồng huyết )

… Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau ( sử dụng vách ngăn : lưới thép B40 ) .

* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều

Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị

Kỹ Thuật ấp nở

Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 ,. thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả ,

Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :

Công Má Vàng ( 8 – 12 trứng / năm )

Công Ấn Độ ( 25 – 35 trứng / năm )

Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày

Có 3 cách ấp nở cơ bản :

+ Để chim mái tự ấp ( tỉ lệ thành công : 40 – 50 % )

+ Dùng chim , gà khác ấp ( gà mái , Ngỗng , Ngan vv ) . Tỉ lệ thành công : ( 50 -60 % )

+ Sự dụng máy ấp :

Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %

Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau :

Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát .

Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa :

Từ ( 7 – 10ngày ) Với trứng đầu vụ

Từ (3 – 5 ngày ) Với trứng đẻ trung , cuối vụ

* Nhiệt độ ấp :

Từ 1- 7 ngày đầu : Nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C

Từ 7 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C

Từ ngày thứ 15 – 20 : Nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C

Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C

Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu , giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ )

Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng

Chim Công là loại ăn tạp : thức ăn chủ yếu : thóc , ngô , kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm .Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh .

Sử dụng loại máng ăn , uống dùng cho nuôi gà , vịt để đựng thức ăn , nước uống cho

chim . Thay nước định kỳ 1 lần / ngày ( nếu không có hệ thống uống tự động ) . Thường xuyên vệ sinh máng ăn , uống để trách mầm bệnh gây hại choc him ,

Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ . Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C . Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C .Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn , nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ

Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con ,thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà

Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền ( Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung : 30 % ).

Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống , rau cải , rau ngót vv )

Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần : Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3 ) .Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý . Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông .

Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm ( Cám dùng cho gà đẻ ) . Kết hợp với thực phẩm bổ xung : Ngô , thóc nguyên hạt . Tăng cường các loại rau xanh , cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.

Các bệnh thường gặp , cách phòng , trị bênh cho Chim Công

Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con

Ví dụ - Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng : Streptomcin

- Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng : pox Fowl .vv

( cho uống trực tiếp , hoà thức ăn , nước uống , chủng ngừa . vv ,theo tỉ lệ ghi trên bao bì )

Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công :

+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột : ( phân xanh , phân trấng vv ) . Bênh do nhiễm khuẩn ECOLY

+ Bệnh tụ huyết trùng , xã cánh , sù lông , teo chân

+ Bệnh sưng mặt , phù đầu

+ Bềnh về đường hô hấp ( Sưng phổi , thở khò khè )

+ Bệnh do kí sinh ngoài da ( ghẻ ,) : Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó , mèo phun trực tiếp lên chim ( tránh phần mắt )

+ Bệnh giun , sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt ( trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị )

* Để tránh dủi do trong quá trình nuôi .Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vácin cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi ( ví dụ GUM , H5N1 ) vv

Về cơ bản cách phòng , trị bệnh cho Chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm .Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì .Hoặc sử dụng liều lượng trị = 1,5 - 2 lần liều lượng phòng

( lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất , có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng ). Hiện Vườn Chim Việt đang sử dụng thuốc chủ yếu do TW 1 sản xuất và phân phối

.Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã ,nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn

Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại , phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận . Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất

Về Giá Trị Kinh tế :

Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh , đối tượng nuôi là những hộ gia đình , các trang trại , khu vina nhà vườn .Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao ,kinh tế ổn định . Ngoài ra chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái , trung tâm bảo tồn . vv

Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế , vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao

Giá thị trường năm 2009 ( theo khảo sát của Vườn Chim Việt )

Chim Công loại:

+ 2 – 3 tháng tuổi : 3 triệu vnđ / cặp

+ 4 -6 tháng tuổi : 4 triệu vnđ / cặp

+ 7 – 9 tháng tuổi : 6 triệu vnđ / cặp

Loại trưởng thành đang đẻ : 15 – 20 triệu vnđ / cặp

Với khả năng sinh sản tốt , tỉ lệ ấp nở thành công khá cao .Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu vnđ từ việc bán con giống

Chi phí thức ăn , thú y , nhân công , khấu hao chuồng trại không đáng kể ,rủi ro thấp , giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới . Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam

Nguồn: AgriViet

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Mô hình, kỹ thuật nuôi chim công làm giàu
Mô hình, kỹ thuật nuôi chim công làm giàu
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlH1G0Ja4E_33s5HLVeO8ZjjeLoIdiBSd1XTHwaOQTFKDp-k3IwKCVN6QwhtTAmSRmcooz0oLdAQlYDWdl-A1leOWr6SXqZtlXR38koNmLFj1KRnOgmquv_FUGGi0AZ10Pk5xZJrpg3cwlsxUceIZU0pCepOhDpsArCi8YRF46-6U77wpQIChp_keLbXo/w640-h480/mo-hinh-ky-thuat-nuoi-chim-cong-lam-giau.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlH1G0Ja4E_33s5HLVeO8ZjjeLoIdiBSd1XTHwaOQTFKDp-k3IwKCVN6QwhtTAmSRmcooz0oLdAQlYDWdl-A1leOWr6SXqZtlXR38koNmLFj1KRnOgmquv_FUGGi0AZ10Pk5xZJrpg3cwlsxUceIZU0pCepOhDpsArCi8YRF46-6U77wpQIChp_keLbXo/s72-w640-c-h480/mo-hinh-ky-thuat-nuoi-chim-cong-lam-giau.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/05/mo-hinh-ky-thuat-nuoi-chim-cong-lam-giau.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/05/mo-hinh-ky-thuat-nuoi-chim-cong-lam-giau.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục