$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Phòng và trị bệnh cho chim trĩ

Chia sẻ:

Nuôi chim trĩ đang được mở rộng và mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi, tuy nhiên người nuôi cần nắm vững việc phòng và điều trị một ...

Nuôi chim trĩ đang được mở rộng và mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi, tuy nhiên người nuôi cần nắm vững việc phòng và điều trị một số bệnh thường gặp phải ở chim trĩ nuôi dưới đây.

1. Phòng bệnh

Việc phát sinh dịch bệnh cho chim do nhiều nguyên nhân:

- Các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng phối hợp với các yếu tố như stress, dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý.

- Nếu nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của đàn chim, tránh bớt stress cũng như khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh trên đàn chim trĩ. Vì thế, việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.

1.1. Vệ sinh thú y phòng bệnh cho chim

1.1.1. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Thời gian tồn tại và diễn biến của từng loại mầm bệnh rất khác nhau, tùy từng tình hình mang bệnh ở chim và các phương thức lan truyền mà có công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thích hợp.

- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng chim, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa chim vào nuôi 1 tuần.

Chuồng được để trống trước khi nuôi

Để trống chuồng: Giúp phá vỡ chu kỳ dịch bệnh, nhất là khi kết hợp với làm vệ sinh và khử trùng. Nhiều loài vi sinh vật gây bệnh trong chuồng chim không thể tồn tại dài ngày ngoài cơ thể (ký chủ).

- Vệ sinh trong khi nuôi:

+ Chuồng nuôi chim cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

+ Sân thả cần khô, thoáng. mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày.

+ Nếu nuôi chim có độn chuồng thì độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng.

+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.

+ Phân, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài.

+ Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi:

+ Thu gom phân, chất độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh.

+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện

+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng

+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao.

+ Sát trùng bằng chất khử trùng

+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.

+ Các biện pháp khử trùng:

+ Ánh nắng mặt trời: Dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.

+ Vôi bột: Có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 – 3 ngày rồi quét.

Khử trùng chuồng nuôi bằng vôi bột trong khi nuôi

+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường.

+ Dùng các chất sát trùng: Han-lodin, Cloramin, Anticept, Virkon, Longlife, BKA, Crezil, Biocid, Anolit... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát trùng nước uống.

 

Phun thuốc khử trùng

+ Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng quần áo. máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Fomlol cho 1 m3 trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng.

1.1.2. Vệ sinh thức ăn, nước uống

- Thức ăn mua ở những đại lý có uy tín, đảm bảo luôn mới, thơm.

- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, cho ăn nhiều bữa trong ngày để tránh nhiễm bẩn.

- Nguồn nước sử dụng cho chim uống có thể là nước máy, nước mưa, nước giếng. Nguồn nước nên đi kiểm tra trước khi sử dụng. Đảm bảo sạch và thay thường xuyên.

- Không cho chim bị bệnh ăn, uống chung với chim khoẻ.

1.1.3. Mua con giống an toàn dịch bệnh

- Chỉ chọn mua chim giống từ những cơ sở giống tốt, từ đàn bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo không có bệnh truyền từ trứng sang chim con.

- Chỉ chọn mua những chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát.

- Phải nhốt riêng chim mới mua về (cách xa đàn ở nhà đang nuôi) trong vòng 10 - 14 ngày. Cho chim uống thuốc bổ, khi thấy khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi.

1.1.4. Thực hiện quy trình cách ly

- Hạn chế người ra vào nơi khu vực chăn nuôi.

- Nếu có dịch bệnh xung quanh thì tuyệt đối không cho người ngoài đến.

- Người chăn nuôi chim không sang nơi có dịch sẽ mang nguồn bệnh từ nơi khác về.

- Không nuôi chung chim trĩ với các động vật khác như ngan. vịt, bồ câu, lợn vv…vì đây là những nhân tố truyền bệnh.

- Thường xuyên loại thải những chim ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.

- Khi chim mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị.

+ Không bán chạy chim bệnh sẽ mang nguồn bệnh sang khu vực khác.

+ Không mua thêm chim khoẻ về nuôi sẽ lây lan dịch bệnh từ đàn chim ốm.

+ Xác chim ốm chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. chim ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột.

+ Khi có chim nghi mắc bệnh : cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...

+ Đối với chim chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.

+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy chim bị bệnh dịch.

1.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vaccin

Chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao với bệnh tật và có sức chịu đựng tốt với điều kiện nắng nóng nhưng chịu lạnh kém.

Chim trĩ đỏ cũng mẫn cảm với một số bệnh ở trên gà như: Newcastle, Gumboro, cầu trùng, viêm ruột hoại tử, thương hàn,…tuy nhiên bệnh đường hô hấp thì ít gặp.

Để phòng bệnh và phòng dịch đối với một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trên chim trĩ đỏ cần thực hiện một số quy định sau:

- Khi mua con giống mới nở về cần chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh tốt ít nhất trong 2 tháng đầu. Từ 2 tháng trở đi, chăn nuôi chim trĩ mới dễ dàng vì lúc này chim trĩ đã được phòng một số bệnh quan trọng.

- Trong quá trình nuôi, cần tiến hành tiêm phòng cho chim định kỳ đúng theo lịch phòng bệnh. Lịch phòng bệnh cho chim trĩ đỏ được áp dụng đúng theo từng giai đoạn phát triển của chim.

Vắc xin phòng bệnh cho chim có 2 loại :

- Vắc xin nhược độc (vắc xin sống) có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng.

- Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết) dùng cho chim chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.

- Dùng thuốc, vắc xin theo lịch phòng: Có thể dùng 1 trong các lịch sau đây:

- Khi chim trĩ 1 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin phòng bệnh Marek.

 

Tiêm vaccin marek cho chim lúc 1 ngày tuổi

- Cho chim uống Vitamin pha trong nước (Solminvit) B- complex; phylasol...) Thuốc phòng bệnh đường ruột và hô hấp trong giai đoạn chim 1 - 4 ngày tuổi, có thể dùng 1trong 2 cách:

Cách 1: Synavia: 19/1lít nước

Cách 2: Tetracycline 20g/1tạ thức ăn.

- Khi chim trĩ 7 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Lasota/ND-IB phòng bệnh Newcastle lần 1.

 

Nhỏ vác xin Lasota cho chim trĩ

- Từ 7 - 10 ngày cho uống AmdoC phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp đồng thời nâng sức đề kháng của chim nhờ thành phần vitamin C trong thuốc cách dùng 10g/20kg thể trọng. 

 

Thuốc uống phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp ở chim trĩ

- Khi chim trĩ 12 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Gumboro lần 1 phòng bệnh Gum B (Gum D78).

Nhỏ vaccin Gumboro

- Từ 12 - 15 ngày dùng Neo - sunfazym thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của cầu trùng, cách dùng 1 gói 100g trộn với 50kg thức ăn dùng thuốc trong 3 ngày, nghỉ 7 ngày. 

Thuốc phòng, trị cầu trùng cho chim trĩ

- Khi chim trĩ 25 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Gum A (Gum 228E) phòng bệnh Gumboro lần 2. Đồng thời pha 100g thuốc SAFENZYM/ 35 lít nước/ ngày dùng liên tục 3 ngày thuốc có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho chim trĩ.

Thuốc uống phòng bệnh Gumboro trên chim trĩ

- Khi chim trĩ 29 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Lasota / ND- IB phòng bệnh Newcastle lần 2.

- Khi chim trĩ 39 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin Newcastle hệ I phòng bệnh Newcastle lần 3.

- Khi chim trĩ 45 ngày tuổi: Tẩy giun lần 1 bằng thuốc MENBEN.

 

Thuốc tẩy giun sán cho chim trĩ

- Thành phần thuốc chứa menbendazol có tác dụng trong vòng 72 giờ, tiêu giun sán trong đường ruột do đó tránh bội nhiễm đồng thời không gây sốc khi sử dụng.

- 60 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin Newcastle hệ I phòng bệnh Newcastle lần 4.

- 90 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm lần 1.

- 110 ngày tuổi: Tẩy giun lần 2 bằng MENBEN (trộn thức ăn), hoà nước uống B complex + Men tiêu hoá sống để nâng sức đề kháng, tăng quá trình tiêu hoá.

- 120 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin H5N1 phòng bệnh Cúm gia cầm lần 2, liều 0,5ml/con.

Chú ý

- Đối với chim sinh sản, sau khi lên đẻ cứ 02 tháng cho uống vacxin Lasota 1 lần.

- Vacxin Cúm gia cầm: Sau mũi thứ 2 cứ định kỳ 06 tháng tiêm nhắc lại cho chim trưởng thành.

- Bổ sung ADE định kỳ với liệu trình 03 ngày/ tuần.

- Trường hợp chim đang bị bệnh thì nên hoãn tiêm ngừa vacxin đến khi chim khỏe sẽ thực hiện tiếp.

- Lưu ý khi sử dụng vacxin:

+ Một số loại vacxin luôn bảo quản 2 - 8 0C (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn mác). Không để vacxin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ làm hỏng vacxin.

+ Vacxin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó.

+ Khi dùng vacxin phải kiểm tra: Nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng thái, màu sắc của vacxin. Không dùng vắc xin quá hạn, biến màu, viên đông khô bị vỡ, bị teo nhỏ, vacxin nhũ dầu bị tách lớp, biến màu...

+ Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để nguội mới dùng.

+ Đối với vacxin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng.

+ Đối với vacxin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu.

+ Vacxin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi.

+ Chỉ dùng vacxin cho chim khoẻ, không dùng cho chim đang ốm bệnh.

+ Các đường đưa vắc xin vào cơ thể chim

+ Nhỏ mắt, nhỏ mũi.

+ Chủng vào màng cánh.

+ Tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 2/3 cổ kể từ đầu trở xuống.

+ Tiêm bắp đùi hoặc lườn.

+ Cách pha vacxin đông khô

+ Chỉ sử dụng những lọ vacxin có viên đông khô còn nguyên vẹn, không vỡ, không teo nhỏ, không biến màu.

+ Lấy 2ml nước cất vào bơm tiêm, bơm vào lọ vacxin, lắc kỹ cho viên đông khô tan đều, rút vacxin đã tan đó ra pha vào lượng nước cất cần dùng để nhỏ đủ số

chim cần phải dùng vacxin.

2. Trị bệnh

2.1. Phòng và điều trị bệnh do E. coli

2.1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Ecoli phát triển mạnh trong đường tiêu hóa của chim vì stress do vận chuyển hoặc xáo trộn đàn, tăng tiết độc tố vào máu làm chim bị trúng độc.

Vi khuẩn E.coli thường trú trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn có sẵn ở ngoài môi trường. Tuy nhiên chỉ có một số Serotype gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn chim con hay nhiễm kế phát ngay sau bệnh CRD. Vì vậy có nhiều thể bệnh khác nhau. Tỷ lệ bệnh và chết tùy thuộc vào từng vùng, từng trại có biện pháp và vệ sinh khác nhau.

Bệnh thường xảy ra ở chim 1 - 120 ngày tuổi, đặc biệt ở chim con 1 - 10 ngày và 4 - 5 tuần tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh.

Phương thức truyền lây: Truyền lây qua trứng do cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh.

Truyền lây qua đường hô hấp do chim bị bệnh CRD làm cho nêm mạc phế quản bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương vào cơ thể.

Truyền lây qua vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc môi trường ở chuồng trại bị nhiễm trùng.

Lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm trùng.

2.1.2. Xác định triệu chứng của bệnh

Do con đường lây nhiễm khác nhau, vi khuẩn E.coli gây bệnh với các thể khác nhau như:

- Thể viêm túi khí

Kế phát các bệnh đường hô hấp như CRD, tụ huyết trùng, viêm phế quản và khí quản truyền nhiễm.

 

Vi khuẩn E. coli gây viêm túi khí

Vi khuẩn E.coli có thể bị hít vào trong những mô đã bị tổn thương của đường hô hấp. Vi khuẩn phát triển rất nhanh trong cơ thể và định hướng vào các túi khí. Túi khí bị dầy lên có màu trắng như bã đậu làm cho con vật khó thở. Vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan phủ tạng như tim, gan, và các túi khí vùng bụng làm tăng sinh các màng túi khí.

Màng tim xuất huyết có phủ lớp fibrin

Chất dịch viêm fibrin tiết ra gây viêm dính màng bao tim, màng bao gan và màng phúc mạc. Kết quả làm cho tuần hoàn tim bị đình trệ, nhu động ruột bị giảm, tỷ lệ chết lên đến 8-10%.

*Thể bại huyết

Do vi khuẩn xâm nhập vào máu qúa nhiều, trong điều kiện sức khỏe chim kém như khi vận chuyển, tiêm phòng, thức ăn thay đổi, giai đoạn đẻ cao và kế phát sau các bệnh hô hấp.

- Triệu chứng mệt mỏi, không thích đi lại.

- Chết đột ngột không rõ bệnh tích. Tỷ lệ chết nhanh này chiếm từ 1-2%.

- Bệnh tích chỉ rõ ở những con bị bệnh kéo dài từ 3-4 ngày trở đi: Màng tim, gan và xoang phúc mạc bị viêm dính vào tim, gan và ruột màu sắc trắng đục.

* Thể chết phôi

Nhiễm trùng E.coli là nguyên nhân gây hiện tượng chết phôi. Vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Vì vậy khi trứng đi qua sẽ bị nhiễm E.coli làm cho phôi chết trước khi nở, hoặc chết sau khi nở.

2.1.3. Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh

2.1.3.1. Phòng bệnh

+ Phòng bằng vacxin Neotyphomix (Toi + E.coli): Đây là loại vacxin chết nhũ dầu do Công ty Rhone Merieux Pháp sản xuất. Quy trình phòng bệnh như sau:

- Chủng lần thứ 1 lúc 2 tuần tuổi. Tiêm bắp hay dưới da liều 0,2-0,3 cc/con.

- Chủng lấn thứ 2 lúc 5-7 tuần tuổi. tiêm liều 0,3 cc/con. Hoặc trước khi đẻ 2 tuần (đối với vùng an toàn dịch). Vacxin sẽ tạo miễn dịch cho chim mẹ và truyền kháng thể qua trứng cho chim con, phòng bệnh được 1-3 tuần kể từ lúc nở.

- Phòng bằng thuốc kháng sinh: Ta có thể dùng một trong những loại thuốc kháng sinh như sau:

- Ampicillin: Uống liều 100- 150 mg/kg thể trọng (pha 1g/1,5lít nước). Dùng liên tục 1-5 ngày tuổi. Đối với chim lớn và chim đẻ dùng liên tục 3 ngày/tháng sau khi tiêm phòng các loại vacxin hoặc sau khi điều trị bệnh CRD.

- Chloramphenicol: Uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 1-7 ngày sau khi nở.

- Neomycin: Cho uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. liệu trình như trên.

- AntiColi B hay ColiCopha: Cho uống liều 20 mg/kg thể trọng/ngày (1g/lít nước).

+ Phòng bằng biện pháp vệ sinh:

- Vệ sinh chuồng trại định kỳ để giảm hàm lượng vi khuẩn có trong môi trường.

- Chuồng trại phải thông khí để các khí độc như Amoniac v.v... không gây độc cho cơ thể.

- Định kỳ kiểm tra vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định vi khuẩn quen thuốc.

- Các biện pháp phòng bệnh chuồng trại, lò ấp, trứng v.v...

2.1.3.2. Trị bệnh

Dùng một trong những loại thuốc kháng sinh trị bệnh như Tecoli, Cosumix, ColiCopha, AntiColi B, Imequil, Flumequil, Inoxyl, Coli SP.

 

Thuốc đặc trị bệnh do E. coli gây nên

Thuốc dùng cho chim đẻ tiêm loại Bencomycin S, Biotex, Biocolistin là tốt nhất vì thuốc không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng.

2.2. Phòng,Trị bệnh về đường hô hấp

2.2.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh về đường hô hấp cho chim trĩ như (viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản phổi, nấm phổi …) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Tuy nhiên tỷ lệ chim mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ( CRD) là rất cao. Bệnh này do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra.

- Mycoplasma ở trong cơ thể chim và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa... Mycoplasma chỉ sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4¬5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày. Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: Phenol, formol, propiolactone, methiolate, chế phẩm sát trùng chuồng trại Saviod của công ty thuốc thú y Safa, Biodine của công ty Bio vv…

Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.

- Đường lây truyền:

+ Chim mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, chim bệnh chỉ truyền cho chim khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh.

+ Một đường lan truyền bệnh nguy hiểm nữa là mầm bệnh có thể truyền qua cho thế hệ sau do trứng đã bị nhiễm trùng.

+ Chim khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, nếu chủng vaccin Mycoplasma, hoặc nhiễm trùng kế phát, bệnh sẽ trở lại rất nặng.

2.2.2. Xác định triệu chứng của bệnh.

- Bệnh hay xảy ra lúc đàn chim được 4-8 tuần, thông thường kết hợp E.Coli-CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, viêm xoang mũi, thở khò khè, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, chim ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.

- Trên chim trưởng thành - chim đang đẻ trứng: Bệnh phát ra khi có stress như thay đổi thời tiết đột ngột, tiêm phòng, chuyển chuồng, ... Các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, chim trở nên gầy ốm, chim đẻ giảm sản lượng trứng, chim con yếu, tỷ lệ ấp nở kém.

2.2.3. Đưa ra biện pháp phòng, điều trị bệnh.

2.2.3.1. Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.

- Nuôi chim với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản... Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.

- Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn chim.

- Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin phòng bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn chim phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.

- + Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline...

2.2.3.2. Điều trị.

- Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli.

Thuốc đặc trị bệnh hen dùng cho chim trĩ

Sử dụng thuốc kháng sinh DOXY - HENCOLI với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị bênh hen ghép E.coli.

Ngoài ra để điều trị bệnh có hiệu quả hơn cần kết hợp với sử dụng chất điện giải, men tiêu hoá, và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn chim.

Có thể sử dụng kết hợp với một trong các loại thuốc sau:

Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hen gà ghép với E.coli

- LACTIZYM là men tiêu hoá sống có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhóm vi khuẩn E.coli có hại trong cơ thể chim.

- VIOSOL ADE các loại vitamin dạng sủi bọt nhanh chóng hấp thu vào màu nhằm tăng sức kháng bệnh trong thời gian ngắn.

1.3. Phòng trị, bệnh đau mắt (sưng mắt)

1.3.1. Xác định nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt ở chim trĩ trong đó có yếu tố môi trường nuôi không sạch sẽ, do chim thường xuyên tiếp xúc với các loại khí độc trong chuồng nuôi như, NH3, H2S, CO2…, những khí này kích ứng niêm mạc mắt làm cay mắt, chảy nước mắt.

- Chim nhiễm một số loại ký sinh trùng như giun mắt vv…

- Do vi sinh vật gây nên

1.3.2. Xác định triệu chứng

- Khi chim bị bệnh có biểu hiện rất rõ ràng là mắt chim sưng to có thể sưng 1 hoặc 2 má, mắt có màng đục, chảy nước mắt có lẫn bọt khí. 

 

Chim bị đau mắt có màng đục

- Nếu bị nặng chim không mở được mắt và bên trong có nhiều bã đậu màu trắng.

- Chim có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, chim bị mù do đó không thể tự ăn uống được mà chết.

1.3.3. Xác định cách điều trị

- Bắt từng con một dùng bông và nước muối sinh lý rửa mắt ( có thể mua ở hiệu thuốc tây).

- Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ cho mỗi con từ 3 -5 giọt

Thuốc nhỏ mắt của người

- Lưu ý nhỏ khoảng 3 - 4 giọt thuốc nhỏ mắt vào phía đầu cánh chim vì khi bị đau mắt chúng thường dụi mắt vào lông cánh. Mục đích là để thuốc tiêu diệt những tác nhân gây bệnh ở trên cánh tránh bệnh phát triển nặng hơn.

- Kết hợp sử dụng vitamin A,D,E, B- complex để nâng cao sức đề kháng của chim

- Nếu chim đau mắt do giun sán phải tiêm thuốc điều trị ký sinh trùng.

1.4. Phòng, chống bệnh Newcastle

1.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm bệnh: Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh với đặc điểm chủ yếu là gây xuất huyết, viêm loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh do một loại virut thuộc họ paramyxo gây ra.

- Nguyên nhân: Virut Newcastle là loại ARN virut, có vỏ bọc ngoài là lipit nên nó rất mẫn cảm với các chất làm tan mỡ như: ete, cloroform.

Virut có nhiều chủng gây bệnh, tuỳ theo độc lực của chúng mà người ta xếp các chủng này vào các nhóm khác nhau:

+ Nhóm Lentogene: Gồm những chủng không có độc lực hoặc độc lực thấp, chỉ có khả năng gây phản ứng nhẹ cho chim con mới nở như: Sổ mũi, hắt hơi. Đại diện của nhóm này là chủng Lasota, B1, F. Có thể sử dụng các chủng này đẻ làm giống gốc sản xuất vacxin phòng bệnh.

+ Nhóm Mesogene: Gồm những chủng có độc lực vừa, chỉ có khả năng gây bệnh cho chim dưới 2 tháng tuổi, đặc biệt là chim dưới 6 tuần tuổi. Đại diện của nhóm này là chủng Mukterwar và chủng Herforshire. Có thể dùng các chủng này làm giống gốc để sản xuất vacxin phòng bệnh cho chim từ 2 tháng tuổi trở lên.

+ Nhóm Velogene: Gồm những chủng virut gây bệnh ngoài tự nhiên.

- Sức đề kháng: Virut có sức đề kháng tương đối yếu: trong thịt thối rữa, phân, rác, xác chết virut tồn tại không quá 24 giờ. Trong nền chuồng ẩm ướt virut bị diệt nhanh. Các chất sát trùng thông thường đều dễ dàng tiêu diệt được virut.

- Loài mắc bệnh: Gà cảm thụ với bệnh nặng nhất rồi đến gà tây, gà càng lớn càng ít cảm thụ bệnh. Chim trĩ, bồ câu, chim sẻ..., các loài thuỷ cầm, đặc biệt là ngỗng cũng cảm thụ với bệnh. Người có thể bị nhiễm bệnh gây viêm kết mạc mắt.

- Đường xâm nhập: Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá: do thức ăn, nước uống có mầm bệnh hoặc chim khoẻ ăn phải chất thải của chim bệnh. Bệnh còn lây trực tiếp qua da và niêm mạc.

- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, nó qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng máu. Từ máu virut đi đến các cơ quan phủ tạng gây viêm, hoại tử. Thành huyết quản bị phá vỡ gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch vào các xoang trong cơ thể. Virut tác động gây rối loạn tuần hoàn và trung khu hô hấp làm cho con vật khó thở. Phần lớn chim nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết.

1.4.2. Xác định triệu chứng bệnh

*Thể quá cấp tính:

Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, chim ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh.

*Thể cấp tính:

- Chim ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, cánh xã như khoác áo tơi, chim bị sốt cao 42 – 43oC.

 

Chim trĩ ủ rũ bỏ ăn, lông xù, tiêu chảy

- Chim lờ đờ hắt hơi, vẩy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”, thở khó trầm trọng có khi phải vươn cổ há mỏ ra để thở, từ mũi chảy ra chất nhớt.

- Chim rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men.

- Khi dốc ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm.

- Vài ngày sau tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám.

- Đối với chim đẻ trứng thì giảm đẻ rất nhiều, trứng nhỏ màu trắng nhợt.

- Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

* Thể mãn tính:

- Sau 7-12 ngày mắc bệnh, chim trĩ có triệu chứng thần kinh

- Cơ quan vận động bị tổn thương nặng.

- Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn.

1.4.3. Xác định bệnh tích

- Thực quản, dạ dày tuyến và cơ, ruột, lỗ huyệt xuất huyết

Dạ dày tuyến và dạ dày cơ xuất huyết

- Lách sưng to xuất huyết có những điểm trắng hoại tử.

 

Lách sưng, xuất huyết, hoại tử 

- Khí quản, phế quản có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết.

 

Khí quản xuất huyết, có dịch nhờn

Chim đẻ buồng trứng sung huyết và có một số trứng teo. Da chân và da lườn bình thường, vành tim bình thường.

Buồng trứng dị dạng, ruột xuất huyết

1.4.4. Thực hiện phòng, chống bệnh

- Phòng bệnh: Bằng vacxin theo quy trình, nếu đàn chim bị dịch, xác chim phải chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, lông chôn sâu, khu chuồng nuôi và dụng cụ rửa sạch, rắc vôi sau đó phun sát trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng nghỉ 1 - 2 tháng mới nuôi tiếp.

- Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì dùng kháng thể gumboro tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, nếu chim khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7 - 8 ngày phải tiêm vacxin nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin.

1.5. Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng

1.5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm của bệnh: Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của chim trĩ cũng như các loại gia cầm khác do vi khuẩn Pasteurell aviseptica gây ra. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, những thời điểm giao mùa, gây chết nhiều chim, gia cầm nuôi tập trung của gia đình. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm không cao nhưng chết rất cao.

- Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica là một loại cầu trực khuẩn nhỏ hai đầu tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục, bắt màu Gram (-), ở trong cơ thể khi nhuộm thấy bắt màu đậm 2 đầu. Vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào và giáp mô.

- Sức đề kháng: Vi khuẩn có sức đề kháng yếu: Trong đất khô, có nhiều ánh sáng vi khuẩn chỉ sống được 1 - 2 ngày, ở nhiệt độ 600C - 800C vi khuẩn bị tiêu diệt trong 10 phút. Các chất sát trùng thông thường rất dễ tiêu diệt vi khuẩn: axitphenic 5% trong 1 phút, nước vôi 10% trong 3 - 5 phút... Nhưng trong đất ẩm, nền chuồng, chất độn chuồng, trong ao tù nước đọng, vi khuẩn có thể tồn tại lâu.

- Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên, tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ với bệnh. Gà, vịt thường bị bệnh nặng hơn và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Gà tây, ngỗng, ngan, các loài chim cũng bị bệnh.

- Đường lây nhiễm: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chim trĩ qua đường tiêu hoá và hô hấp, do chim ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi ngoài không khí có mầm bệnh...

- Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể chim nhưng nó không gây bệnh vì giữa vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể ở trạng thái cân bằng. Chỉ khi sức đề kháng của con vật giảm sút do các yếu tố stress trong chăn nuôi: Chim bị nhiễm lạnh, cảm nóng do thời tiết thay đổi đột ngột, do vận chuyển đường xa, chuồng nuôi chật trội, điều kiện vệ sinh kém...Hoặc do những tác động quá mạnh như chim đẻ trứng, chim trống vừa đạp mái. Qúa trình bệnh còn phụ

thuộc vào độc lực của vi khuẩn, nếu vi khuẩn có độc lực cao nó sẽ xâm nhập vào máu gây bại huyết và chết nhanh, nếu vi khuẩn có độc lực vừa nó cư trú ở một số cơ quan nhất định như: Gan, phổi gây viêm, hoại tử . Vi khuẩn có độc lực yếu, nó cư trú ở một số cơ quan và gây bệnh mãn tính.

1.5.2. Xác định triệu chứng bệnh

Giai đoạn cấp tính chim chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

 

Chim trĩ mỏi mệt, liệt chân, viêm kết mạc

1.5.3. Xác định bệnh tích

Thịt sẫm màu. Phổi đỏ có một vài đám sậm đen. Gan sưng, ruột sưng, mỡ vành tim xuất huyết, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen. 

 

Xuất huyết lớp mỡ vành tim

Gan đôi khi có hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng, có lấm tấm hoại tử đầu đinh gim. Ruột viêm đỏ ở trực tràng

Gan xuất huyết, nhiều điểm hoại tử màu vàng

1.5.4. Chẩn đoán bệnh

- Chẩn đoán dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: Về mặt lâm sàng chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở chim không khó. Thể cấp tính chim thường chết nhanh, có những biểu hiện đặc trưng như: Viêm bao tim tích nước, hoại tử gan, xuất huyết lớp mỡ vành tim, lách không sưng...

- Cần phân biệt với một số bệnh:

+ Bệnh Newcastle: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của chim, có triệu chứng thần kinh, ỉa chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Viêm, xuất huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột…

+ Bệnh CRD: Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.

1.5.5. Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh

- Phòng bệnh: Tiêm phòng bằng vacxin theo quy trình. Ngoài ra phòng bằng kháng sinh dùng một trong các loại sau: Cosumix 2g/lit nước, Tetracylin 1g/4 lít, Flumequin, Sunfamerazin, Ery - Colis liều 20mg/kg thể trọng (hoặc 1g/lít nước). Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi.

Thuốc phòng, trị bệnh tụ huyết trùng Ery – Colis

- Điều trị bệnh: Các thuốc trên dùng tăng liều gấp đôi và sử dụng từ 3-5 ngày, ngoài ra nếu bệnh nặng tiêm Streptomycin kết hợp với Kanamycin với liều từ 50 - 100mg/kg thể trọng trong 3 ngày, hoặc Gentamycin kết hợp Ampicillin tiêm bắp 50mg/kg thể trọng trong 3 ngày.

1.6. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng

1.6.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh cầu trùng do đơn bào Eimeria gây ra, thuộc nhóm ký sinh trùng. Một số loài chính gây thiệt hại đáng kể như: E. tenella, E. acervulina, E. necatrix, E. axima, E. brunetti ...

Noãn nang cầu trùng có sức đề khánh tương đối cao ở ngoại cảnh. ở điều kiện bình thường nó có thể tồn tại hàng tháng, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được noãn nang nhưng rất chậm, noãn nang cầu trùng ít mẫn cảm với các chất sát trùng, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ. Ở 600C nó bị tiêu diệt trong vài phút, ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt được noãn nang.

- Cầu trùng vào cơ thể gây thiệt hại bằng 4 tác động:

+ Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của chim

+ Tiết độc tố làm cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng

+ Gây tổn thương niêm mạc ruột gây xuất huyết, viêm ruột

+ Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

2.6.2. Xác định triệu chứng bệnh

Bệnh cầu trùng thường diễn ra ở 3 thể sau

- Cầu trùng manh tràng: Bệnh hay gặp ở chim con dưới 2 tháng tuổi, triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lượng noãn nang mà chim ăn phải. Nếu nhiễm bệnh sẽ phát ra nhanh và tỷ lệ chết cao. Chim ủ rũ, chậm chạp, lông xù, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân màu đỏ (có máu tươi) hoặc màu sôcôla. Mào nhợt nhạt bệnh kéo dài 24 ngày, chim có thể chết hàng loạt nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Phân chim trĩ lẫn máu tươi khi mắc cầu trùng manh tràng

- Cầu trùng ruột non: chim bị bệnh ủ rũ chậm chạp, lông xù, cánh rã, ỉa chảy phân nhầy đôi khi lẫn máu. Tỷ lệ chim ốm và chết thấp. Bệnh có thể ở dạng mạn tính chim gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài.

Phân nhầy lẫn máu trong bệnh cầu trùng

- Cầu trùng ruột già: Bệnh thường nhẹ, chim ủ rũ kém ăn, ỉa chảy phân nhầy đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ đẻ giảm.

2.6.3. Xác định bệnh tích

- Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to, trong chứa đầy máu.

  Cầu trùng manh tràng

- Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng phồng, trong chứa dịch nhày lẫn máu và fibrin. Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều điểm trắng xám.

Ruột non căng phồng, bên trong nhiều điểm xuất huyết

- Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có nhiều điểm trắng, niêm mạc có thể bị hoại tử.

2.6.4. Thực hiện phòng, trị bệnh

- Không để nền chuồng ẩm ướt

- Dọn sạch phân và thường xuyên pha nước hoặc trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng như MARZURILCOC, MARCOC-E.COLI .. .

- Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó.

 

Thuốc marzurilcoc phòng cầu trùng

- Dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị cầu trùng: theo liệu trình 3¬3-2. Pha lẫn, chia 2 ( dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng lại 2 ngày)

- Phác đồ 1: MARZURILCOC + LACTOVET( không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng)

Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng

Theo  Giáo trình đào tạo nghề Bộ NNPTNT

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Phòng và trị bệnh cho chim trĩ
Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Phòng và trị bệnh cho chim trĩ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEih0WypMaC0_RfBziCKW0tzqZPogNNmG1mpz5-BwxbboUhcURkNXQjyFIHK21qgtT_tUXPYVJXKdyMBsTdkjnaZB8FJ3pCK1TEDv7crA8kYhe-4zVJzOAxpIjRvDPCUE5XQN1KlNgBTY5oc3xP9d27PpaxmwKr489zs4kOVUaQFimQaKI5rElqaOFd59ow/w640-h398/phong-tri-benh-cho-chim-tri-00.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEih0WypMaC0_RfBziCKW0tzqZPogNNmG1mpz5-BwxbboUhcURkNXQjyFIHK21qgtT_tUXPYVJXKdyMBsTdkjnaZB8FJ3pCK1TEDv7crA8kYhe-4zVJzOAxpIjRvDPCUE5XQN1KlNgBTY5oc3xP9d27PpaxmwKr489zs4kOVUaQFimQaKI5rElqaOFd59ow/s72-w640-c-h398/phong-tri-benh-cho-chim-tri-00.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/05/ky-thuat-nuoi-chim-tri-phong-va-tri.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/05/ky-thuat-nuoi-chim-tri-phong-va-tri.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục