$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ

Chia sẻ:

Để chim trĩ có thể phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt, cần phải chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho chúng đúng cách. 1. Xây dựng khẩu phầ...
Để chim trĩ có thể phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt, cần phải chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho chúng đúng cách.

1. Xây dựng khẩu phần ăn của chim trĩ qua từng giai đoạn

1.1. Đặc điểm một số loại thức ăn cho chim trĩ

1.1.1. Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng

Vai trò của nhóm này để duy trì hoạt động sống của chim góp phần tạo nên sản phẩm thịt, trứng. Nếu thiếu năng lượng chim trĩ lớn chậm, hấp thu đạm kém. Nhóm này bao gồm một số loại củ (sắn, khoai), hạt ngũ cốc và phụ phẩm, các chất dầu, mỡ. Trong các hạt ngũ cốc thì ngô là thức ăn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với chim trĩ.

+ Ngô: là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim trĩ. Trong 1kg ngô có giá trị 3200 - 3400kcal năng lượng trao đổi. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô chiếm từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô.

Ngô vàng

Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine.

Ngô gồm 3 loại là ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố phytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau.

Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate.

+ Thóc: Thóc có 2 phần là vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein thô và 10 - 15% lipit.

Thóc

Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa.

+ Tấm: Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%.

+ Cám gạo: Cám gạo là phụ phẩm chính trong ngành xay sát. Trong cám gạo có 12 - 14% protein thô, 14 - 18% dầu. Dầu trong cám gạo rất dễ bị oxi hoá, do đó cám gạo khó bảo quản và dự trữ. Trong cám gạo có nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là B1. Trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2mg B1, 13,1mg B6, và 0,43mg Biotin. Trong khẩu phần ăn của chim nếu nhiều cám gạo dễ dẫn đến thiếu kẽm. 

Cám gạo

+ Sắn: Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít protein, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ.

- Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit.

Trong sắn có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này.

- Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn. 

Sắn củ thái lát phơi khô

1.1.2. Nhóm thức ăn cung cấp protein

* Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật:

+ Đậu tương: Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia cầm. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ). 

Đỗ tương

Sự có mặt của các chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ do đó ta có thể xử lý nhiệt đối với đậu tương trước khi chế biến thức ăn cho chim.

Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá

+ Khô dầu đậu tương: Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12.

Khô dầu đỗ tương

Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương.

Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi chim. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi.

+ Lạc: Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho gia cầm cần phải xử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine.

Hạt lạc

+ Khô dầu lạc: Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12.

* Thức ăn giầu đạm có nguồn gốc động vật:

Thức ăn có nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, khả năng tiêu hoá hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao và được cân đối rất cao so với thức ăn thực vật. Thức ăn có nguồn gốc động vật không chỉ cung cấp cho chim nguyên liệu có nhiều đạm mà còn là cung cấp loại đạm có giá trị sinh học cao.

Vì vậy, trong khẩu phần thức ăn cho chim trĩ chúng cần chiếm một tỷ lệ thích hợp tùy theo khả năng người ta cân đối chất dinh dưỡng theo nhiều cách khác nhau, phối hợp nhiều nguyên liệu thức ăn khác nhau.

Nguồn cung cấp đạm động vật rất phong phú. ví dụ: Bột cá, bột thịt, bột máu v.v...

+ Bột cá: Là loại nguyên liệu chứa hàm lượng protein có giá trị sinh học cao, đứng đầu bảng trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Protein của bột cá chứa đầy đủ các amino acide với hàm lượng cao và ổn định các amino acide không thay thế.

Bột cá loại 1hàm lượng protein > 50%

Protein bột cá rất giàu amino acide không thay thế đặc biệt là methionin, lizin, cyxtin. Bột cá còn có nhiều can xi, phốt pho là nguồn chất khoáng đa lượng có giá trị đối với gia cầm. Ngoài ra nó còn giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin D, E, có nhiều vitamin B12 và colin.Trong bột cá còn rất giàu khoáng vi lượng ví dụ: Fe, Cu, Zn, Mn… Bột cá dùng cho gia cầm hàm lượng muối < 0,5%. Ở Việt nam có nhiều loại bột cá phân loại hạng như sau:

Bột cá loại 1. Hàm lượng protein > 50%

Bột cá loại 2. Hàm lượng protein 45 - 50%

Bột cá loại 3. Hàm lượng protein 35 -45%

Khi sử dụng bột cá chúng ta nên chú ý: sử dụng theo tỷ lệ cho phép tuỳ từng lứa tuổi giai đoạn.., trước khi xuất chuồng giết thịt 3 - 5 ngày không nên cho ăn bột cá vì bột cá có thể gây nên hiện tượng trứng có mùi tanh của cá, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm khi chúng ta sử dụng tỷ lệ bột cá quá cao trong khẩu phần thức ăn của chim, đồng thời khi đó cũng làm cho giá thành nâng cao.

+ Bột thịt, bột thịt xương: Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô.

Bột thịt, bột thịt xương

Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55% protein thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 - 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1.

+ Bột máu khô: Bột máu chứa rất ít lipit và khoáng nhưng rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên chỉ phối hợp cho chim dưới 5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật ỉa chảy.

+ Bột sữa: Sữa khô đã lấy mỡ là loại sản phẩm rất tốt, có giá trị làm thức ăn cho gia cầm, là nguồn cung cấp chất khoáng (trừ Fe và Mn) đối với chim con, ta có thể sử dụng 10 - 15%.

* Nhóm thức ăn cung cấp khoáng, vitamin

Thức ăn khoáng và vitamin bao gồm: Bột sò, muối ăn, premix khoáng - vitamin.

+ Premix:

Premix là hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng chất pha loãng (còn gọi là chất mang hay chất đệm).

Một số premix phổ biến: Premix khoáng, premix khoáng-vitamin, premix khoáng-vitamin-axit amin.

+ Thức ăn khoáng:

Cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về khoáng chất của chim. Nếu thiếu khoáng chim sẽ bị rối loạn quá trình trao đổi chất, sinh trưởng bị ngừng trệ.

Nguồn chất khoáng làm thức ăn cho chim:

* Bột vỏ sò:

Dùng vỏ sò, ốc, hến sấy ở nhiệt độ thích hợp rồi đem nghiền thành bột, hay có thể đem nghiền thành bột rồi mới sấy, sau đó bổ sung vào thức ăn để giúp gia súc gia cầm tiêu hóa và hấp thụ tốt.

* Muối ăn:

Các loại muối thường dùng: Muối trong cá khô, muối hạt.

* Bột đá, vôi sống, vôi bột: Bột đá vôi sống được nghiền nhỏ, min được bổ sung hay dùng làm nguyên liệu để xây dựng thức ăn hỗn hợp cho gia cầm. Tỷ lệ sử dụng trong thức ăn hỗn hợp 2 – 7%.

1.1.3. Thức ăn bổ sung

- Axit amin công nghiệp:

Bổ sung axit amin hạn chế vào thức ăn hỗn hợp để tạo sự cân đối, nếu bổ sung axit amin không hạn chế sẽ làm mất sự cân đối.

Trong thực tế, sản xuất có 2 loại axit amin công nghiệp được dùng phổ biến là lyzin và methionin.

Lợi ích khi sử dụng axit amin công nghiệp: Thay thế được một phần thức ăn giàu protein đắt tiền như: Bột cá, bột đỗ tương. Đơn giản hóa thành phần nguyên liệu trong khẩu phần. Giúp lập khẩu phần đậm đặc hơn.

- Các chất chống oxy hóa:

- Chất chống độc tố nấm:

Các chất này làm giảm hoạt lực của chất độc do nấm mốc sinh ra.

- Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi, vị của thức ăn:

Các chất tạo màu: Caroten, chất sắc tố tổng hợp như canthophyl.

Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính thèm ăn của gia súc gia cầm.

1.1.4. Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là các loại thức ăn được hỗn hợp bởi nhiều nguyên liệu đơn lẻ khác nhau từ thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật v.v…và cũng được bổ sung các chất dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho chim.

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng mảnh và dạng viên

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có ưu điểm là cân bằng các thành phần dinh dưỡng như năng lượng, protein, vitamin, khoáng ngoài ra còn bổ sung thêm một lượng rất nhỏ các men tiêu hoá protein, xơ, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, chất chống mốc, chống oxyhoá…

- Tuỳ theo lứa tuổi, giai đoạn phát triển, hướng sản xuất v.v... mà xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sinh lý duy trì, phát triển, tăng trọng của chim.

1.2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ phối trộn

- Các dụng cụ phối trộn như: Các loại máy nghiền, máy trộn thức ăn hoặc xẻng, thúng, xô...

- Các dụng cụ, thiết bị và phương tiện cần được chuẩn bị một cách chi tiết đảm bảo hoạt động tốt.

- Trước khi vận hành cần kiểm tra các dụng cụ, thiết bị và phương tiên có bị hỏng hóc không, nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa hoặc thay thế tuỳ thuộc vào điều kiện của cơ sở hoặc tuỳ thuộc vào mức độ hỏng hóc.

- Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và phương tiện bằng cách lau chùi sạch sẽ sau đó bảo dưỡng.

- Vận hành thử xem máy móc đã hoạt động tốt chưa nếu chưa thì xem xét nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp.

- Các quy chuẩn về thiết bị dụng cụ. Trang thiết bị dụng cụ phối trộn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, khủ trùng và bảo dưỡng.

- Bề mặt của dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải làm bằng vật liệu trơ, không độc và đảm bảo vệ sinh.

- Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng, dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho việc kiểm tra;

- Thiết bị trộn và các dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ.

- Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

1.3. Phối trộn thức ăn

1.3.1. Xây dựng công thức phối trộn

Các bước thực hiện phối trộn như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của chim trĩ ở các giai đoạn. Dưới đây là bảng nhu cầu dinh dưỡng đối với chim trĩ ở các giai đoạn dùng để nuôi thịt thương phẩm hoặc nuôi chim trĩ sinh sản 

Bảng. Nhu cầu dinh dưỡng nuôi chim trĩ thương phẩm

Thành phần dinh dưỡng

Giai đoạn (tuần tuổi)

0- 4

5 - 9

10 - 20

Protein thô (%)

23

21

19

ME (kcal)

3000

3100

3200

Lipit (%)

10

8,3

7

Xơ thô (%)

5,5

4,6

3,8

Khoáng (%)

5

3,9

3,3

Ca (%)

0,8

0,8

0,7

P tổng số (%)

0,4

0,4

0,4

Lysine (%)

1,4

1,2

1

Methionine (%)

0,4

0,4

0,3

 Bảng. Nhu cầu dinh dưỡng đối với chim sinh sản

Thành phần dinh dưỡng

Giai đoạn (tuần tuổi)

0- 4

5 - 9

10 - 16

17 - 32

Sinh sản

Protein thô (%)

23

21

19

18

20

ME (kcal)

2900

2850

2900

2850

2800

Lipit (%)

2,5

3

3

3

3

Xơ thô (%)

3

3

3

3

3

Khoáng (%)

5

3,9

3,3

3

5

Ca (%)

1,1

0,8

0,87

0,9

3

P tổng số (%)

0,65

0,65

0,61

0,6

0,6

Lysine (%)

1,77

1,31

0,93

0,9

0,7

Methionine (%)

0,56

0,47

0,3

0,3

0,3

Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải đảm bảo tính ngon miệng của con vật.

Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây:

- Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn khoáng.

- Ấn định một số loại thức ăn khoáng như khoáng vi lượng, premix vitamin...

- Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: Phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA…

- Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến.

- Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu chim trĩ theo từng giai đoạn.

1.3.2. Thực hiện phối trộn thức ăn cho chim trĩ

- Thức ăn cho chim trĩ được trộn theo tỷ lệ phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh trưởng, sản xuất của chim ở các giai đoạn. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp cho gia cầm, có thể mua những loại thức ăn này về cho chim trĩ ăn đảm bảo cân đối về dinh dưỡng, tuy nhiên giá thành thường cao. Để giảm chi phí có thể kết hợp mua đậm đặc và tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tự sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Việc tự sản xuất lấy thức ăn là một bí quyết thành công trong chăn nuôi chim trĩ, chế biến như thế nào cho tốt để chim trĩ lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn cho một kg tăng trọng cần phải có kiến thức về các vấn đề cơ bản sau:

+ Thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên liệu.

+ Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn tuổi.

+ Phối trộn các loại nguyên liệu thay thế theo từng địa phương, từng thời giá để giá thành thức ăn hợp lý mà chất lượng vẫn tốt với mục đích cuối cùng là giá thành một cân thịt, trứng rẻ nhất.

+ Bổ sung thêm rau xanh, giun đất, mối cho chim.

+ Nếu sử dụng thức ăn đậm đặc thì tỷ lệ trộn thêm tới 70 - 80%. Có thể trộn thức ăn từ những nguyên liệu có ở địa phương với thức ăn đậm đặc như công thức gợi ý đưới dây hoặc có thể thay thức ăn đậm đặc bằng đầu tương (rang chín, nghiền nhỏ hoặc luộc chín trộn với ngô, cám gạo cho ăn trong ngày) hoặc thay thế bằng giun đất, mối...

Bảng. Lượng thức ăn cho chim trĩ giai đoạn từ 1 - 20 tuần tuổi

Tuần tuổi

Tiêu tốn thức ăn (kg/con/tuần)

Thức ăn cộng dồn

Ghi chú

1

0,05

0,05

 

2

0,1

0,15

 

3

0,16

0,31

 

4

0,20

0,51

 

5

0,25

0,76

 

6

0,26

1,02

 

7

0,28

1,30

 

8

0,30

1,60

 

9

0,38

1,98

 

10

0,42

2,4

 

11

0,38

2,78

 

12

0,34

3,12

 

13

0,35

3,47

 

14

0,35

3,82

 

15

0,34

4,16

 

16

0,32

4,48

 

17

0,3

4,78

 

18

0,32

5,1

 

19

0,32

5,42

 

20

0,32

5,74

 

Tổng lượng thức ăn cho 1 con chim trong 20 tuần là 5,74 kg

Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn sử dụng đậm đặc với nguyên liệu sẵn có của địa phương

(Đậm đặc sử dụng cám XN 555 của hãng XINAN)

Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ có độ tuổi từ 0 đến 4 tuần

Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ có độ tuổi từ 0 đến 4 tuần

Stt

Nguyên liệu

Tỷ lệ %

1

Bột ngô nghiền

50

2

Cám gạo

15

3

Đậm đặc

35

 

Tổng hỗn hợp

100

Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ từ 5 - 9 tuần tuổi

Stt

Nguyên liệu

Tỷ lệ %

1

Bột ngô nghiền

50

2

Cám gạo

10

3

Bột sắn

10

4

Đậm đặc

30

 

Tổng hỗn hợp

100


Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ từ 10 - 20 tuần tuổi

 

Stt

Nguyên liệu

Tỷ lệ %

1

Bột ngô nghiền

50

2

Cám gạo

15

3

Bột sắn

10

4

Đậm đặc

25

 

Tổng hỗn hợp

100

XN 555 là thức ăn đậm đặc của hãng XINAN

Cách trộn: Đúng, trộn đều. Lưu ý trộn những loại nguyên liệu phụ; ít trước sau đó trộn dần dần theo nguyên tắc đồng lượng. Tốt nhất cuối cùng nên trộn qua sàng 2 - 3 lần để thức ăn đồng đều. Chế biến pha trộn đến đâu dùng đến đó. Không được trữ thức ăn tồn đọng quá 30 ngày vì dễ bị phân huỷ, hỏng. Chống ẩm cho nguyên liệu dự trữ và thức ăn.

Cân, phối trộn thức ăn cho chim trĩ

Chú ý:

Nên chọn nguyên liệu còn mới; có mùi thơm, màu sắc đặc trưng. Không sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn bị mốc, ẩm, vón cục, có mùi hoặc màu sắc lạ, lẫn nhiều tạp chất. Nguyên liệu thức ăn bị mốc có chứa độc tố gây ngộ độc, ỉa chảy kéo dài, làm giảm khả năng tăng trọng hoặc đẻ trứng; ngộ độc nặng chim trĩ có thể bị chết hàng loạt.

Chim không ưa thức ăn mặn cho nên khi phối trộn thức ăn phải nhạt, lượng muối tổng số không vượt quá 0,5% .

Kiểm tra, đánh giá chất lượng

- Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan: 13 - 14%

- Kiểm tra màu sắc thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mầu vàng, tươi sáng)

- Kiểm tra mùi, vị thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mùi thơm, vị mặn)

- Kiểm tra độ sạch của thức ăn (có lẫn tạp chất không)

- Kiểm tra kích thước, độ đồng đều của viên thức ăn (độ mịn và đồng đều của thức ăn).

2. Cho chim trĩ ăn, uống

2.1. Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho chim trĩ

2.1.1. Chọn hỗn hợp thức ăn

- Việc lựa chọn loại thức ăn tốt là rất quan trọng, tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều các hãng sản xuất thức ăn với công nghệ khác nhau và nhiều công thức phối hợp khẩu phần khác nhau, vì vậy người chăn nuôi cần tham khảo để tính toán, chế biến hoặc chọn mua các loại thức ăn hỗn hợp cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của cơ sở mình để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao.

- Trên thực tế chưa có hãng sản xuất thức ăn gia súc nào đưa ra sản phẩm thức ăn hỗn hợp dành riêng cho chim trĩ nên chúng ta vẫn phải dùng loại thức ăn dành cho gà để nuôi chim.

- Giới thiệu một số loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và hỗn hợp đậm đặc dành cho gà thả vườn đang được sử dụng để nuôi chim trĩ :

- Thức ăn dành cho gà lông màu do công ty TNHH thức ăn chăn nuôi XINAN Hải Dương sản xuất

Dùng thức ăn dành cho gà lông màu, người chăn nuôi giảm được chi phí thức ăn (tiết kiệm được từ 5 - 6% tiền thức ăn so với các loại cám cho gà công nghiệp khác.

Thức ăn hỗn hợp gà lông màu gồm các loại sau và cách sử dụng trong nuôi chim trĩ:

Hỗn hợp 510L: Dùng cho chim trĩ từ 0 - 4 tuần tuổi.

Hỗn hợp 511L: Dùng cho chim trĩ từ 5 - 20 tuần tuổi.

Hỗn hợp 512L: Dùng cho chim trĩ từ 21 - 32 tuần tuổi.

Dạng thức ăn: 510L: dạng mảnh.

511L, 512L: dạng viên. 

Lưu ý: Nên chuyển đổi thức ăn 510L dạng mảnh sang thức ăn 511L, dạng viên từ từ trong 3 ngày để chim thích nghi tốt.

Hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho chim trĩ

Ngoài việc sử dụng hỗn hợp hoàn chỉnh ta cũng có thể sử dụng đậm đặc để phối trộn với nguyên liệu sẵn có của địa phương giúp giảm giá thành sản phẩm thức ăn.

+ Thức ăn đậm đặc XN555 của công ty XINAN: Sử dụng cho suốt đời chim (từ 1 ngày tuổi đến lúc xuất thịt).

Công thức pha trộn:

Nguyên liệu

Tỷ lệ pha trộn

1 - 4 tuần

5 - 9 tuần

10 - 20 tuần

Ngô

57

57

57

Cám gạo

8

12

15

XN555 (đậm đặc)

35

31

28

Cộng

100

100

100

Đối với chim trĩ giai đoạn hậu bị và đẻ trứng có thể dùng các loại thức ăn sau để phối trộn

- Thức ăn đậm đặc C25 cho chim hậu bị và C210 cho chim đẻ.

Công thức pha trộn:

Nguyên liệu

Tỷ lệ pha trộn cho chim hậu bị (%)

Tỷ lệ pha trộn cho chim đẻ (%)

1 - 10 tuần tuổi

10 - 31 tuần tuổi

40 tuần tuổi

> 40 tuần tuổi

Ngô xay

53

34

40

43

Tấm

10

-

-

-

Cám mịn

5

15

25

25

Lúa xay

-

25

-

-

C25

32

26

-

-

C210

-

-

35

32

Cộng

100

100

100

100

Nguyên liệu

Tỷ lệ pha trộn cho chim hậu bị (%)

Tỷ lệ pha trộn cho chim đẻ (%)

1 - 10 tuần tuổi

10 - 31 tuần tuổi

40 tuần tuổi

> 40 tuần tuổi

Ngô xay

53

34

40

43

Tấm

10

-

-

-

Cám mịn

5

15

25

25

Lúa xay

-

25

-

-

C25

32

26

-

-

C210

-

-

35

32

Cộng

100

100

100

100

Lưu ý: Có thể thay lúa xay bằng 1/2 cám + 1/2 bắp hay tấm.

2.1.2. Sử dụng nước uống cho chim

- Một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong chăn nuôi chim trĩ đó là vấn đề về nước uống. Đặc biệt phải chú ý cung cấp nước uống cho chim đầy đủ hàng ngày. Nguồn nước sử dụng phải là nước sạch, đảm bảo vệ sinh để tránh cho đàn chim nhiễm phải các mầm bệnh hoặc các chất độc hại có trong nước.

- Nếu nguồn nước không đảm bảo an toàn thì có thể dùng thuốc sát trùng Chloramin hoặc VikonS pha vào nước theo tỷ lệ 100 gam thuốc cho vào 100 lít

nước để sát trùng nước uống.

- Không bao giờ để máng hết nước. Nếu đàn chim nuôi không được uống nước trong 1 ngày, thì 2 ngày tiếp theo chim sẽ không tăng trưởng được về khối lượng và sẽ chậm lớn trong 1,5 tháng sau đó.

Lượng nước uống hàng ngày của chim có thể khác nhau tùy theo mùa, nhưng trung bình lượng nước mà đàn chim tiêu thụ hàng ngày gấp đôi lượng thức ăn. Do vậy, căn cứ vào tuổi của chim, lượng thức ăn ăn vào và nhiệt độ môi trường để tính lượng nước cho chim uống, đặc biệt khi pha thuốc tăng sức đề kháng, phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn chim.

Chú ý: Không cho chim con uống nước lạnh (dưới 20 C). Mùa hè, nhiệt độ môi trường cao, cho chim uống nước mát, do vậy bể nước, thùng nước và ống dẫn nước phải thiết kế sao cho tránh nắng chiếu trực tiếp.

2.2. Kiểm tra thức ăn, nước uống

- Nếu người nuôi chim mua thức ăn của các cửa hàng bán thức ăn gia súc thì quy trình kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra đơn đặt hàng (chủng loại, số lương, chất lượng)

+ Nhận thức ăn nhập kho đúng với yêu cầu đơn đặt hàng

+ Khi nhận hàng kiểm tra chất lượng (bao bì còn nguyên không, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, chất lượng thức ăn...). Trong trường hợp thức ăn không đủ tiêu chuẩn cần phải loại bỏ ngay.

+ Ghi chép sổ sách thức ăn nhập kho (chủng loại, số lương, chất lượng)

- Nếu sử dụng thức ăn tự phối trộn thì thực hiện quy trình kiểm tra gồm các bước sau:

+ Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan

+ Kiểm tra màu sắc thức ăn có đạt yêu cầu không (mầu vàng, tươi sáng)

+ Kiểm tra mùi, vị thức ăn có mùi thơm không, có bị mặn không

+ Kiểm tra độ sạch của thức ăn (có lẫn tạp chất không).

- Kiểm tra nước uống

+ Kiểm tra xem nguồn nước cung cấp có đủ để sử dụng để nuôi chim không? nếu thiếu thì bổ sung bằng nguồn nào?

+ Nguồn nước có thể sử dụng nguồn giếng khoan hoặc nước máy là tốt nhất. Nếu sử dụng nước sông, suối thì phải qua xử lý trước khi dùng (lọc, xử lý bằng clo...).

+ Kiểm tra độ trong đục bằng cảm quan, tuy nhiên không đánh giá hết được chất lượng nước.

+ Định kỳ mang đến các trung tâm xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu hóa học và vi sinh vật là tốt nhất.

2.3. Chuẩn bị máng ăn, máng uống

- Máng ăn

Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi: 4 tuần đầu có thể dùng máng nhựa, mẹt tre, máng tôn hình chữ nhật hoặc máng tròn, tuỳ theo kích thước của lồng úm, quây úm. Giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi: từ tuần tuổi thứ 5 trở đi dùng máng ăn có kích thước to hơn (có thể là máng dài hoặc máng tròn). Máng dài có thiết diện hình thang, đáy nhỏ từ 5 - 8 cm, miệng rộng 7 - 13 cm, chiều dài của máng 1 - 1,5 mét; cao 4 - 8 cm có đế vững chắc tránh rơi vãi thức ăn.

Máng tròn có thể bằng nhựa hoặc bằng tôn làm theo kiểu máng P50 Hunggari nâng dần độ cao của máng theo tuổi của chim.

Máng ăn khay, máng tròn, máng dài

- Máng uống

Hiện có nhiều loại, tuy nhiên, tuỳ thuộc điều kiện từng nơi, từng vùng mà áp dụng cho phù hợp và kinh tế. Thông thường dùng máng tròn (gallon) gồm phần đáy và thân nắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi: Chim non dùng gallon 1 – 2 lít, chim hậu bị và sinh sản dùng gallon 4 – 8 lít. Máng uống dài có độ dài tương đương máng ăn nhưng thiết diện nhỏ hơn.

Máng uống galon và máng uông tự động

2.4. Xác định vị trí đặt máng ăn, máng uống

- Thời kỳ úm máng ăn, máng uống được bố trí xen kẽ nhau sao cho chim không phải đi xa.

- Thời kỳ sau úm khi chim được thả ra nền chuồng bê tông có trải trấu, cát thì máng ăn, máng uống đặt trực tiếp trên nền và kê cao hơn so với đệm lót. Nếu dùng máng uống dài đặt bên ngoài vách ngăn chuồng khi uống chim thò cổ ra để lấy nước.

- Chiều cao của mép máng phải ngang tầm sống lưng chim trĩ

2.5. Chuyển thức ăn vào khay

Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc quy mô đàn để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn.

Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.

3. Chăm sóc chim trĩ sinh sản

3.1. Xác định đặc điểm sinh sản của chim trĩ

- Trung bình nuôi chim trĩ sau 200 - 240 ngày tuổi có thể đẻ trứng.

- Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch, sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ.

- Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 90 - 100 trứng.

- Đối với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn, thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp, các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn. Ngoài ra, số trứng, thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn và quản lý vật nuôi.

3.2. Xác định tỷ lệ trống mái

- Trong môi trường tự nhiên, một chim trĩ đực thường quản lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản tính rất hăng về dục vọng, 1 chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn.

- Trung bình 5 phút một chim trĩ đực đạp 4 lần/ 3 chim mái .Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương, nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ Chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn,

bị dập trứng, hoặc lồi rom đôi khi có vấn đề về tâm, sinh lý ảnh hưởng nghiêm trong đến thế hệ chim mới sinh ra .

- Tuy nhiên, nuôi với tỷ lệ mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng. Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ 1 trống + 3 mái là phù hợp với đặc điểm sinh sản của chim trĩ.

Tỷ lệ 1 trống với 3 mái trong nuôi chim trĩ sinh sản

3.3. Theo dõi sức khỏe của chim trĩ sinh sản

- Hàng ngày mỗi buổi sáng, trước khi cho chim trĩ ăn cần quan sát đàn chim xem có biểu hiện nào bất thường không. Nếu phát hiện con ốm hoặc mổ nhau phải tách riêng để có phương pháp điều trị kịp thời.

- Chọn và loại thải chim đẻ định kỳ

Thời điểm bắt đầu chọn và loại thải chim đẻ bắt đầu sau thời điểm đẻ đạt đỉnh và đi xuống nhằm loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém. Những chim đẻ kém có các biểu hiện như sau:

Chân khô, lông xơ xác và nhẹ cân

Chim có bụng cứng, lỗ huyệt khô

Chim đang thay lông, hai bên sườn và cánh đang mọc lông măng

Mặc dù có các biểu hiện trên nhưng trước khi quyết định loại bỏ thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không

- Thu nhặt trứng: Thu nhặt trứng 3 - 4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải xếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng

Chú ý: Đối với trứng giống không rửa, nếu dính bụi cát hoặc chất độn chỉ cần vệ sinh khô.

- Ghi chép đầy đủ tỷ lệ đẻ hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi chim giống.

3.4. Vệ sinh chuồng nuôi chim trĩ sinh sản

- Để đảm bảo cho đàn chim khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho chim theo đúng lịch.

- Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô ráo, tơi xốp.

- Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng nếu bị ướt phải hót ra ngoài và bổ sung lại chất độn chuồng mới.

- Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách rửa rồi phơi khô trước khi đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.

- Máng uống hàng ngày phải cọ rửa và sát trùng.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.

- Thường xuyên dãy cỏ xung quanh chuồng nuôi.

4. Úm chim trĩ con

4.1. Chuẩn bị dụng cụ

4.1.1. Rèm che

- Đối với hệ thống chuổng hở, nhất thiết phải có rèm che để che mưa, nắng, gió, rét.

- Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải…sử dụng che phía bên ngoài chuồng nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 - 35cm để không khí lưu thông, đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm.

4.1.2. Lồng, quây úm chim con

- Lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi 15 – 20 ngày.

- Lồng úm phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác như Foocmol 3% phun 2 – 3 lần.

- Trước khi thả chim trĩ vào nuôi 1 – 2 ngày phun tẩy uế lại bằng Formalin 3% và đóng kín cửa. Sau khi phun 5h mở cửa cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim.

- Nếu như chồng trại xây mới thì có thể chỉ dùng thuốc sát trùng Virkon®S của hãng Bayer: Pha 100g với 10 lit nước, phun 300ml/m2, phun toàn bộ trại bao gồm nền, tường, bồn ăn uống, không khí, giày ủng. Hầu hết các kiểu úm gia cầm đều phù hợp cho việc úm chim Trĩ.

Lồng úm được quây bằng lưới mắt cáo, quây úm cót ép

- Chim trĩ mới nở khi đã khô lông, ta chuyển chim sang lồng úm với diện tích như sau:

+ Chiều rộng 1m, chiều dài 1,5m, chiều cao 0,70m. Với diện tích này, có thể úm 70-80 cá thể chim non.

Lưu ý: Lồng úm cho chim non ta sử dụng lưới mắt cáo loại nhỏ (lưới sàn cát)

+ Sau 1 tuần chim lớn ta tách chim ra làm 2 lồng.

- Sau 2 tuần ta chuyển chim từ lồng úm bằng lưới mắc cáo sang lồng úm với lưới to hơn (gấp đôi lưới mắc cáo) để phân chim dễ lọt xuống sàn và không bị dính vào chân của chim khi chúng di chuyển.

- Giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi: Tùy theo số lượng của chim, có thể điều chỉnh diện tích lồng úm cho phù hợp

Lưu ý: Diện tích phải đủ rộng để tránh trình trạng chim cắn mổ lông

4.1.3. Chụp sưởi

- Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas…Chụp sưởi được đặt ở giữa lồng nuôi chim.

- Bóng hồng ngoại được treo cách nền chuồng từ 30 - 60cm, hệ thống dây may so đặt cách nền từ 20 - 30cm, đối với hệ thống bếp than phải có ống dẫn khí ra ngoài chuồng nuôi. Bóng điện 60 - 100W treo cách nền 30 - 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào lồng. Lò sưởi điện, bếp điện, bếp đốt củi hoặc đốt trấu đặt cách nền 20 - 30cm để đảm bảo an toàn cho chim.

- Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận chim về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong lồng nuôi.

Chụp sưởi bóng điện

Chụp sưởi ga

- Dùng chụp sưởi điện công suất 1KW, mỗi chụp gồm 2 - 4 bóng sưởi tuỳ theo công suất của bóng.

- Nuôi úm chim con giai đoạn từ 0 đến 4 tuần cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm cho chim con quan trọng hơn việc cho ăn vì nếu không cung cấp đủ nhiệt chim bị lạnh sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất.

4.2. Điều chỉnh nhiệt độ úm

Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong khâu kỹ thuật úm chim trĩ.

Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 24/24 giờ cho chim, nếu mất điện phải có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, Ăc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….)

Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ.

- Nếu chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, chim đang bị lạnh.

- Nếu chim tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

- Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che lại hướng gió thổi.

- Khi đủ nhiệt chim ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều. Trạng thái của chim trĩ trong quây úm

Trạng thái của chim trĩ trong quây úm

Nhiệt độ úm chim trĩ điều chỉnh giảm dần theo ngày tuổi theo bảng sau

Bảng. Nhiệt độ úm chim trĩ theo các giai đoạn

Tuổi ( ngày )

Nhiệt độ trong lồng úm oC

1-3

38

4-6

37

7-10

35

11-14

33

15-30

31

* Xác định thời gian chiếu sáng cho chim

+ Khi úm chim trĩ con có thể sử dụng bóng điện vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm cho chim. Nếu sử dụng nguồn sưởi bằng bóng hồng ngoại, chụp gas thì cần bổ sung thêm bóng sáng để kích thích khả năng tiêu thụ thức ăn của chim.

+ Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi ta chiếu sáng 24/24 . Với diện tích chuồng nuôi như trên ta có thể gắn 2 bóng đèn loại 75W.

+ Sau 5 – 9 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m2 là đủ.

4.3. Định kỳ kiểm tra tình hình chim trĩ

- Định kỳ tối thiểu 1 - 2 tiếng/lần phải kiểm tra chim 01 lần xem chim nào có biểu hiện bất thường như ủ rũ, tiêu chảy vv… để có phương án xử lý.

- Tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng

4.4. Sử dụng thức ăn, nước uống

- Nước là nhu cầu đầu tiên của chim khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Glucoz và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho chim không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 20 - 21oC trong vài ngày đầu.

- Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,6 – 0,8 lít/50 chim non. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho chim dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho chim uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn.

- Sau khi chim nở ra, cho chim uống nước khoảng 2 tiếng rồi ta mới bắt đầu cho chim ăn (thức ăn cho chim là loại cám gà tổng hợp chuyên dùng cho gà con, máng ăn và bình nước uống cũng chuyên dùng cho gà con), nên sử dụng thức ăn tốt nhất cho chim.

+ Sau 1 tuần bổ sung thêm rau xanh bằng cách cắt nhỏ và bỏ vào máng ăn cho chim.

4.5. Sử dụng thuốc phòng

- Chim con mới nở ra, do lòng đỏ chưa tan. Trong 2 ngày đầu ta dùng thuốc úm pha vào nước cho chim uống.

- Lưu ý: Nước cho chim uống là nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, liều lượng thuốc cho chim uống được hướng dẫn chi tiết trên bao bì gói thuốc.

Thuốc pha nước dùng để úm chim trĩ

Mục đích: Cho lòng đỏ tiêu bớt và tránh trình trạng chim đi phân tiêu chảy do chim bắt đầu tập ăn.

- Từ ngày thứ 3 trở đi ta cho chim uống nước sạch hoặc cung cấp thêm vitamin cho chim như: ADE, Becomlec, Vit C, Điện giải….. Cứ 5 ngày ta cho chim uống thuốc tiêu chảy 1 ngày, các ngày còn lại ta cho chim uống nước sạch và tốt nhất là bổ sung thêm vitamin cho chim.

- Quy trình này được lặp lại và chú ý theo dõi phân của chim để có thể biết được trình trạng sức khỏe, theo dõi mức độ linh hoạt của chim để có thể xử lý kịp thời.

4.6. Xác định quy trình phòng bệnh bằng Vaccin

- Chim trĩ đỏ thuộc loại động vật hoang dã quí hiếm nên rất ít bệnh xảy ra, tuy nhiên ta phải tiêm phòng vaccin đầy đủ cho chim. Quy trình tiêm phòng vaccin cho chim trĩ cũng giống như quy trình tiêm phòng vaccin trên gia cầm.

- Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất vaccin nên quy trình tiêm phòng cũng khác nhau giữa các hãng.

- Lịch tiêm phòng vaccin này do các bác sỹ thú y hướng dẫn chi tiết và phụ thuộc vào điều kiện dịch tễ của từng vùng.

Các bệnh chính được tiêm phòng như: Bệnh Gumboro, bệnh Newcastle( bệnh dịch tả) …(trình bày ở bài 5)

Nguồn:  Bộ NNPTNT

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ
Kỹ thuật nuôi chim trĩ: Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIEVXQaPbGTs8IFg1ouqu2jmhi9ugHuB8cx2PnS0gybBSY-O1Ur2RV1su7EzhJcHu_92m_l20564zfWpY-sTRhDMnFtxoxEX_TcYGVGEJTCrOLcRdGCQTU5GpkzUvmsoeUEJM3yYjaxF_nA6l0t7xduZwqDFM4R7XidqBWfzr05wxIWoAQfzBZ4EQEWoU/w640-h640/giong-tri-do-khoang-co.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIEVXQaPbGTs8IFg1ouqu2jmhi9ugHuB8cx2PnS0gybBSY-O1Ur2RV1su7EzhJcHu_92m_l20564zfWpY-sTRhDMnFtxoxEX_TcYGVGEJTCrOLcRdGCQTU5GpkzUvmsoeUEJM3yYjaxF_nA6l0t7xduZwqDFM4R7XidqBWfzr05wxIWoAQfzBZ4EQEWoU/s72-w640-c-h640/giong-tri-do-khoang-co.jpeg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/05/ky-thuat-nuoi-chim-tri-nuoi-duong-va.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/05/ky-thuat-nuoi-chim-tri-nuoi-duong-va.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục