Xác định đặc điểm giống chim trĩ
Môi trường sống
Chim trĩ đỏ khoang cổ là loài chim thuộc Họ trĩ (Phasianidae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng chủ yếu sống tại các khu vực miền bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh …), rừng quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang), khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa thiên Huế) và phía Đông Nam Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình
Khi trưởng thành, con đực có màu lông sáng, đầu và cổ con đực có màu xanh nhạt với 1 khoang trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực là 1 màu đỏ tía đậm, các vùng bên cạnh có màu sáng hơn, hai bên sườn có màu vàng nhạt (vàng tái) với các vết đen trên diện rộng, lông đuôi có màu vàng oliu (nâu vàng nhạt) với các sọc ngang rộng màu đen.
Ngoại hình chim trĩ đực trưởng thành
Con cái có nhiều vết đốm rõ rệt, các lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc quanh chỏm đầu, với các đường viền có màu hạt dẻ, phần lông phía sau lưng và ngực có màu lốm đốm, phần giữa có màu nâu đen, vùng bụng có màu nâu nhạt. Các lông đuôi rất rõ rệt với các đường gợn sóng dày khít có màu vàng sẫm và đen.
Ngoại hình chim trĩ cái trưởng thành
Chim trĩ non rất khó phân biệt trống mái, đến hơn 3 tháng mới phân biệt được dựa vào màu lông.
Ngoại hình chim trĩ non
Đặc điểm sinh sản của chim trĩ
Ngoài 8 tháng chim trĩ mái bắt đầu đẻ trứng, mỗi con mái trưởng thành
trong một năm có khả năng đẻ 90 – 100 quả trứng.
Nuôi nhốt trong điều kiện thiếu các phương tiện ấp trứng nhân tạo thì khó thành công vì chim trĩ đỏ không còn nhớ bản năng ấp trứng.
Những hộ nuôi ít thì thường cho gà ấp hộ, tỉ lệ ấp nở thành công tới hơn 75%. Nếu dùng máy ấp nhân tạo với các thông số độ ẩm, nhiệt độ phù hợp thì có thể cho tỉ lệ nở 80 – 85 %.
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh
Thịt trĩ có hàm lượng protein cao lên tới 30% cao hơn hẳn hàm lượng protein trong thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, giàu các vitamin A, C, B1, B2, B3, B6, B12, E, hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp, chứa các amino axit thiết yếu cơ thể con người, trong đó có nhiều amino axit không tổng hợp được trong cơ thể, và giàu nguyên tố vi lượng thiết yếu như germanium (Ge), selenium (Se), kẽm (Zn), sắt (Fe), canxi (Ca).
Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận, chữa tiêu chảy, chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn,… Thịt trĩ còn được dùng làm bài thuốc cho phụ nữ sau khi sinh: băng huyết, thiếu máu, suy nhược sau sinh, sa tử cung, và dạ dày, dùng làm thức ăn tăng cường sức khỏe cho người già, hồi phục sức khỏe sau bệnh, dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng. Thường xuyên ăn thịt chim trĩ có tác dụng chống suy nhược
thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, bệnh tim phổi và có thể điều trị ngăn ngừa bệnh ung thư (theo Đại học Y của Trung Quốc).
Giá trị cảnh
Việc nuôi chim cảnh đối với loài trĩ này hiện đang là một nhu cầu không nhỏ. Do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện tại một phần nhỏ chim trĩ được nuôi làm cảnh trong các khu biệt thự cao cấp, các khách sạn, dùng làm trưng bày ở các triển lãm, hội nghị, còn phần lớn chim trĩ cung cấp cho các khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn Quốc gia, khu du lịch sinh thái.
Dưới thời các triều vua Trung Quốc, chim trĩ dùng làm lễ vật cống của các nước nhỏ tới các nước lớn.
Chọn giống chim trĩ 1 ngày tuổi
Xác định tiêu chuẩn chim trĩ giống
Khối lượng sơ sinh lớn
Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân hình cân đối.
Mắt tròn sáng mở to
Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo
Lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc đều
Đuôi cánh áp sát vào thân
Bụng thon và mềm
Rốn khô và kín
Đầu to cân đối, cổ dài và chắc
Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín.
Chọn chim trĩ giống 1 ngày tuổi
Thực hiện chọn chim 1 ngày tuổi
Chọn về khối lượng cơ thể: Khối lượng sơ sinh (gam/con) không nhỏ hơn 17 - 18 gam.
Chọn về ngoại hình: Trước khi chọn phải rửa tay bằng dung dịch disinfectol 0,4% (4ml/lít) và lau khô.
Trên bàn chọn chim trĩ ở giữa trải một tấm khăn, xung quanh có khung gỗ để chim con khỏi chạy ra ngoài khu chọn. Một bên đặt hộp chim con chưa chọn, một bên đặt chim con đạt tiêu chuẩn, phía dưới gầm bàn đặt hộp chim con loại thải
Chọn chim con phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt 1 con để chọn. Bắt chim con sao cho đầu hướng về phía cổ tay, lưng áp sát vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên.
Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ vào bụng gà xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của chim con có bị dị tật không, rốn có khép kín không...Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra.
Thả chim con vào khung gỗ kiểm tra xem chim con có đứng vững không, đi lại có bình thường không, đồng thời xem lại có bị dị tật gì nữa không.
Chọn giống chim sinh sản
Phân biệt chim trống, mái
Ở cùng lứa tuổi, chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái. Lúc nhỏ rất khó phân biệt, chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim. Có thể phân biệt bằng mặt thường qua việc so sánh kích thước cở thể, chiều cao chân, hoặc lỗ huyệt.
Khi bước vào thời kỳ 2 -3 tháng tuổi, chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ lâu nhạt sang màu đỏ pha, lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt .
Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng .Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng (thường gọi là trĩ đỏ khoang cổ trắng). Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt.Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm.
Chim trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg, lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m, tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả.
Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Sau khi thay lông ở thời kỳ 35 tháng tuổi, chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen, pha lẫn màu hạt dẻ. Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống, trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg/con.
Chọn chim trĩ hậu bị
Tiêu chuẩn đối với chim trĩ hậu bị
Thực hiện chọn chim trĩ hậu bị
Trước khi chọn giống, phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: Quây , cân kỹ thuật, thước đo, sổ sách biểu mẫu cần thiết và nhân lực, chọn xong chuyển lên giai đoạn hậu bị. Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát sáng hoặc chiều tối
Chọn về khối lượng: Chim trĩ phải đảm bảo khối lượng 10 tuần tuổi đạt 650 - 750g; 20 tuần tuổi đạt 700 - 800g đối với chim mái, đạt 1000 - 1200g đối với chim trống.
Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu chuẩn chọn giống.
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối - cấu trúc cơ thể thanh nhẹ, mào phát triển bình thường và đỏ tươi. Lông mọc đều, mầu sắc đúng với mầu của dòng giống. Mầu chân đúng với mầu của dòng giống (đúng tiêu chuẩn ngoại hình).
Chọn chim trĩ giai đoạn đẻ trứng
Tiêu chuẩn đối với chim trĩ sinh sản
Thực hiện chọn chim trĩ đẻ
Muốn chọn chim trĩ đẻ được nhanh và đảm bảo chất ượng tốt, trước khi chọn giống ta phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: Quây, cân kỹ thuật, thước đo, sổ sách biểu mẫu cần thiết và nhân lực, chọn xong chuyển chim trĩ lên giai đoạn. Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát, nếu làm ở mùa hè thực hiện lúc 5 - 10 giờ sáng hoặc 16 - 21 giờ chiều.
Chọn về khối lượng: Chim trĩ đảm bảo đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng giống, chim mái 32 tuần đạt từ 950 - 1100g; chim trống đạt 1100 - 1300g.
Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu chuẩn chọn giống.
Chọn những chim trĩ mái lên sinh sản ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ bóng của lông, bụng mềm, khoảng cách giữa 2 mỏm khung xương chậu và khoảng cách giữa mỏm xương chậu với mỏm cuối của xương ngực (xương lưỡi hái) rộng.
Đối với chim trống: Chọn những con có mào, tích nở to, chân cao thẳng, ngón chân thẳng, hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng.
Chọn giống chim trĩ nuôi cảnh
Về giá trị làm cảnh thì thông thường hay chọn chim trĩ trống làm cảnh bởi hình dáng oai vệ, bộ lông óng ả và đẹp mê hồn của chúng.
Một con chim trĩ trống đẹp phải hội tụ được nhiều điểm như:
+ Mặt đỏ
+ Mào dài
+ Đầu đẹp
+ Hai mắt nhỏ và lanh lợi,
+ Thân hình cân đối, lông cổ phủ lưng
+ Cựa dài,
+ Lông cánh và lưng mượt
+ Lông đuôi thẳng dài và xòe đều.
Chim trĩ trống đạt tiêu chuẩn làm cảnh
Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình xung trận
Xem thêm:
- Kỹ thuật nuôi chim trĩ – Bài 1. Xây dựng chồng nuôi chim trĩ
Nguồn: Chương trình đào tạo nghề Bộ NNPTNT
Phản hồi