Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà tăng với robusta tăng hơn 1%.
Cập nhật thông tin giá cà phê
Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới cùng giảm.
Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2024 được ghi nhận tại mức 4.125 USD/tấn sau khi giảm 0,94%.
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2024 tại New York ở mức 224,8 UScent/pound sau khi giảm 1,19%.
Giá cả hai thị trường đều có sự dao động mạnh trong phiên, như Arabica đã có lúc âm 0,95 cent và có lúc dương đến 4,5 cent. Cà phê Robusta cũng không kém phần chao đảo, khi thị trường này cao nhất đạt đến 4239$, dương đến 88$/tấn và có lúc cũng âm đụng mức trừ 14$. Điều đó chứng tỏ hiện nay thị trường đang trong giai đoạn bị chi phối bởi khối lượng vị thế mua bán mà các thành phần đang nắm giữ.
Một yếu tố cũng góp phần hỗ trợ cho giá cà phê trong phiên là sự mạnh lên của đồng Real Brazil, đụng mức cao nhất trong 2 tuần so với đồng đô la, ngăn cản hoạt động bán xuất khẩu của các nhà sản xuất cà phê Brazil, theo giacaphe.com.
Cà phê Conillon (Robusta) Brazil vẫn có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế. Conillon 13 trở lên nằm trong khoảng từ +4 đến +5 cent giá FOB cảng Vitória, cao hơn mức trung bình 5 năm (2019-2023) trong tháng 4 và cao hơn khoảng +2 cent so với tham chiếu London nếu được quy đổi thành cent/pound.
Chỉ báo giá cho vụ mùa mới là +2 cent cho lô hàng từ tháng 5/tháng 6.
Nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm trên toàn cầu, có nguyên nhân từ vụ mùa ở Việt Nam thấp hơn dự kiến và việc thiếu mưa đe dọa vụ mùa tiếp theo của loại cà phê Robusta, đã làm dấy lên mối quan tâm ngày càng tăng đối với cà phê Conillon của Brazil. Sự quan tâm này khiến cho luồng giao dịch loại hàng Robusta trở nên mạnh mẽ hơn càng khiến giảm nguồn cung sẵn có.
Theo Cecafé, trong tháng 3, Brazil đã xuất khẩu 847 nghìn bao conilltr/robusta. Một sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước, khi chỉ có 107 nghìn bao được xuất đi. Sự tích cực của người mua toàn cầu đối với conilon/robusta Brazil dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng đầu tiên của mùa vụ 24/25.
Ở châu Á, mối lo ngại vẫn tồn tại về thời tiết khô hạn và viễn cảnh vụ mùa tiếp theo của Việt Nam. Thêm vào đó, sự chậm trễ trong việc bắt đầu thu hoạch ở Indonesia càng làm tăng thêm cảm giác căng thẳng do hạn chế về nguồn cung.
Mất mùa ở Việt Nam trong niên vụ tới sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cà phê Robusta trong một năm nữa. Giải pháp là kết hợp loại cà phê Arabica vào hỗn hợp, nhưng quá trình chuyển đổi này không diễn ra một cách nhanh chóng như mong đợi. Do đó, cà phê Robusta đang có xu hướng tăng.
Theo VNB
Phản hồi