$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

Chia sẻ:

Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ...

Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.

Những vườn cam "ốm yếu"

Với lợi thế diện tích đất vườn đồi lớn, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, hiệu quả kinh tế mang lại từ cây cam cao hơn cây trồng khác..., những năm qua, diện tích cam ở Hà Tĩnh ngày một tăng cao. Năm 2016, diện tích trồng cam của tỉnh mới đạt 2.360ha, đến năm 2023 đã tăng lên 7.237ha, chiếm hơn 41% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh, tập trung ở 4 huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê và Can Lộc. Trong đó, cam chanh có tổng diện tích khoảng 5.900ha, chiếm trên 33,7%; cam bù 1.400ha, chiếm khoảng 8% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh.

Do thoái hóa giống, dịch bệnh và đất bị thoái hóa; khả năng đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác hạn chế nên rất nhiều vườn cam ở Hà Tĩnh đang bị xuống cấp, suy thoái. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tuy nhiên, hiện nay ở Hà Tĩnh có rất nhiều vườn cam đang bị xuống cấp, thoái hóa với những biểu hiện như ra quả cách năm, ra quả ít, quả nhỏ, mẫu mã và chất lượng kém, năng suất thấp... Chu kỳ kinh doanh trung bình của cây cam khoảng 10 -15 năm, những vườn canh tác tốt có thể tới 25 - 30 năm, trong khi nhiều vườn cam ở Hà Tĩnh sau trồng 5 - 7 năm đã xuống cấp, có biểu hiện già cỗi.

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh: Đến nay, diện tích cây ăn quả sinh trưởng phát triển kém của tỉnh khoảng 1.227ha, diện tích cây chết gần 171ha. Trong đó cây cam chanh diện tích sinh trưởng kém hơn 681ha, diện tích cây bị chết gần 67ha. Cây cam bù diện tích sinh trưởng kém gần 211ha, diện tích cây bị chết 46,5ha.

Đánh giá sơ bộ của Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), nguyên nhân chủ yếu khiến cây cam ở Hà Tĩnh bị suy thoái là do thoái hóa giống, dịch bệnh và đất bị thoái hóa; khả năng đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác hạn chế...  Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề cây thiếu dinh dưỡng, bệnh greening và các bệnh do nấm là nguyên nhân chính khiến các vườn cam xuống cấp, suy giảm năng suất, chất lượng, từ đó dẫn đến thiếu đầu tư kinh phí, kỹ thuật để chăm sóc và càng khiến cam suy thoái nặng hơn.

Căn cứ vào các nguyên nhân gây suy thoái, cán bộ kỹ thuật đã cùng chủ hộ xây dựng kế hoạch khắc phục phù hợp. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, được sự chỉ đạo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện mô hình “Khắc phục tình trạng suy thoái cam Khe Mây huyện Hương Khê và cam bù huyện Hương Sơn”. Mô hình thực hiện với quy mô 4ha, gồm 2ha cam chanh tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê) và 2ha cam bù tại xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn).

Quá trình thực hiện mô hình cho thấy việc canh tác tại các địa phương còn gặp một số khó khăn như diện tích trồng cam của các hộ khá lớn, địa hình vườn phức tạp, độ dốc của vườn lớn, công tác quản lý chất lượng cây giống còn nhiều bất cập… Ngoài ra, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư đầu vào và nhân công tăng, chi phí sản xuất cao nên người sản xuất không chú trọng đầu tư chăm sóc, dẫn đến chất lượng vườn cam ngày càng giảm, diện tích cam bị suy thoái ngày một tăng.

Qua khảo sát, đánh giá trực tiếp tại các vườn cam cho thấy: Các vườn cam đều có biều hiện xuống cấp do thiếu dinh dưỡng, một số cây bị sâu bệnh kết hợp thiếu dinh dưỡng nên có hiện tượng suy thoái nặng. Trong đó, 2 vườn cam chanh số cây có hiện tượng xuống cấp và biểu hiện suy thoái chiếm 50% tổng số cây thực hiện mô hình, số cây già cỗi bị sâu bệnh hại phải phá bỏ chiếm từ 24 - 28%; 2 vườn cam bù có số cây biểu hiện suy thoái chiếm từ 75 - 87,5%, số cây bị sâu bệnh hại nặng phải chặt bỏ chiếm 5 - 8%. Số cây có biểu hiện suy thoái nhưng có khả năng khôi phục ở cam chanh khoảng 22 - 26%; vườn cam bù khoảng 65 - 82% (chủ yếu là cây thiếu dinh dưỡng và cây bị sâu bệnh hại một phần tán).

Các cây cam có biểu hiện thoái hóa, suy kiệt được áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ "trẻ hóa". Ảnh: Ánh Nguyệt.

Bà Trần Thị Hà, cán bộ kỹ thuật Phòng Chuyển giao khoa học kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh) cho biết: “Trước khi tham gia mô hình, các hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế, nhất là công tác quản lý cỏ dại, che tủ giữ ẩm, tỉa cành và thu hoạch quả. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại cam còn theo kinh nghiệm, chưa chú trọng áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất cam. Vì vậy hiệu quả sử dụng thuốc BVTV không cao, sâu bệnh gây hại mạnh (nhất là sâu đục thân, cành và bệnh vàng lá thối rễ) làm cây xuống cấp, dẫn đến suy thoái nhanh”.

Cứu được 30 - 50% số cây có nguy cơ phải phá bỏ

Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá đất trồng cam lần 1 (đầu kỳ) của mô hình, cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra pH đất, đối chiếu với quá trình canh tác, chăm sóc của hộ và tham chiếu quy trình canh tác cây cam của Viện Nghiên cứu Rau quả, từ đó cùng với hộ tham gia mô hình điều chỉnh, bổ sung lượng vật tư phân bón cũng như các biện pháp canh tác như: Tăng lượng phân chuồng, phân vi sinh và vôi, giảm bón phân vô cơ, chia làm nhiều đợt bón; khi bón tiến hành xăm đất, rải phân và dùng đất cùng vật liệu tủ gốc che phủ (không đào rãnh quanh tán); tỉa cành hợp lý, quản lý có dại, giữ ẩm vườn cây…

Nhờ áp dụng quy trình canh tác bài bản, khoa học, 30 - 50% số cây cam bị suy thoái có nguy cơ phải phá bỏ đã được hồi phục "sức khỏe" và giữ lại. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Căn cứ vào các nguyên nhân gây suy thoái, cán bộ kỹ thuật đã cùng chủ hộ xây dựng kế hoạch khắc phục phù hợp với từng đối tượng, kết quả như sau: Cây có biểu hiện suy thoái do thiếu dinh dưỡng đã được khắc phục 715, cây đạt 100%, những cây này đã và đang sinh trưởng và phát triển khá tốt, năng suất cao hơn so với những vườn ngoài mô hình.

Những cây có biểu hiện già cỗi và sâu bệnh hại nặng không thể khôi phục đã chặt bỏ, có 2 hộ trồng cam bù đã trồng mới thay thế được 55 cây, hộ trồng cam chanh chưa chuẩn bị trồng thay thế. Những cây bị sâu bệnh hại nặng làm mất thân chính hoặc một phần tán đã xử lý theo phương pháp đốn phớt và đốn đau, nuôi cành bổ sung, có 63 cây (chiếm 47%) được khắc phục theo phương pháp này, hiện cành sinh trưởng khá tốt, bắt đầu phân cành cấp 2 - 3.

Ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn 9, xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh), một hộ tham gia mô hình cho biết: “Mô hình đã giúp chúng tôi giữ lại được vườn cam, không phải phá bỏ 30 - 50% số cây bị suy thoái như dự kiến. Việc giữ lại vườn cam đồng nghĩa giữ lại được công ăn việc làm và nguồn thu nhập chính của gia đình. Mặt khác, nhờ áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc BVTV, giảm nhân công, năng suất và tỷ lệ quả loại 1 cao hơn ngoài mô hình nên thu nhập dự kiến cao hơn năm trước”.

Vụ thu hoạch năm 2023, năng suất cam bù trong mô hình cao hơn năm 2022 khoảng 20 - 25%; tỷ lệ quả loại 1 đạt khoảng 50 - 60%, cao hơn năm 2022 từ 15 - 20%. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhờ các hộ trong mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác khá đồng bộ nên vườn cam ít nhiễm sâu bệnh hại. Đồng thời, các hộ áp dụng tốt quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại của sâu bệnh trên vườn không cao. Nhìn chung, các vườn cam sinh trưởng và phát triển khá tốt; lộc và hoa ra tập trung, tỷ lệ đậu quả cao, kích thước quả đồng đều hơn trước đây cũng như các vườn ngoài mô hình. Vụ thu hoạch năm 2023, cam chanh năng suất đạt trên 10 tấn/ha, tăng 100% so với năm 2022. Năng suất cam bù cao hơn năm 2022 khoảng 20 - 25%; tỷ lệ quả loại 1 đạt khoảng 50 - 60%, cao hơn năm 2022 từ 15 - 20%.

Ông Đinh Văn Nhâm ở thôn 1, xã Hương Đô (huyện Hương Khê) phấn khởi nói: “Nhờ tham gia mô hình, chúng tôi hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất và các kỹ thuật canh tác, đồng thời khi áp dụng cần điều chỉnh để phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như thực trạng của vườn. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững giúp bảo vệ môi trường đất, tạo điều kiện cho cây cam sinh trưởng phát triển tốt, giảm tỷ lệ cây xuống cấp và suy thoái, giảm thiệt hại do phải phá bỏ những vườn có hiện tượng suy thoái. Vườn cam phát triển ổn định, bền vững, góp phần giữ công ăn việc làm cũng như nguồn thu nhập chính của các hộ sản xuất cam”.

Vụ thu hoạch năm 2023, cam chanh trong mô hình năng suất đạt trên 10 tấn/ha, tăng 100% so với năm 2022. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Việc kết hợp hài hòa, đồng bộ kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác cây cam theo VietGAP, trồng trọt hữu cơ đã giúp người làm vườn quản lý tốt hơn dinh dưỡng, quản lý dịch hại và quản lý kinh tế phù hợp để sản xuất an toàn, tạo sản phẩm an toàn, phục hồi sức khỏe cho đất, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình đã giúp các hộ dân tìm hiểu và xác định được nguyên nhân làm vườn cam suy thoái, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý, khôi phục vườn cam có hiệu quả.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: Để phát huy hiệu quả các giải pháp áp dụng trong việc khắc phục tình trạng suy thoái cam đã thực hiện tại mô hình năm 2023, đồng thời từng bước hoàn thiện các giải pháp làm cơ sở dữ liệu cho công tác xây dựng tài liệu hướng dẫn khôi phục tình trạng suy thoái cam Khe Mây và cam bù Hương Sơn, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện mô hình “Khắc phục tình trạng suy thoái cam Khe Mây tại Hương Khê và cam bù tại Hương Sơn”.

Ánh Nguyệt

Nguồn: NNVN

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: 'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa
'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVK3_tfnFGb5tMEetQYkFoCPbgnLqT53Za3UW9crzO5PYSKynlwxKSdpmSyOT9s_TWcqD0VH0gUDcagg4UPiqlglLOcgOW3ovL4rBx3mUTPzfMNERT_T5TmKlDEAaOc0XYIb6NoLN0VgB4FFi58lovICdEfanbbx1JtYCC3dqLfU04khRgdedfSdThk3M/w640-h360/bat-benh-boc-thuoc-cho-vuon-cam-thoai-hoa-1.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVK3_tfnFGb5tMEetQYkFoCPbgnLqT53Za3UW9crzO5PYSKynlwxKSdpmSyOT9s_TWcqD0VH0gUDcagg4UPiqlglLOcgOW3ovL4rBx3mUTPzfMNERT_T5TmKlDEAaOc0XYIb6NoLN0VgB4FFi58lovICdEfanbbx1JtYCC3dqLfU04khRgdedfSdThk3M/s72-w640-c-h360/bat-benh-boc-thuoc-cho-vuon-cam-thoai-hoa-1.jpeg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/05/bat-benh-boc-thuoc-cho-vuon-cam-thoai.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/05/bat-benh-boc-thuoc-cho-vuon-cam-thoai.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục