$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật trồng gấc - chăm sóc, thu hái và bảo quản

Chia sẻ:

  Hướng dẫn kỹ thuật trồng gấc: chọn giống gấc, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho gấc để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. 1. ...

 Hướng dẫn kỹ thuật trồng gấc: chọn giống gấc, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho gấc để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

1. CÂY GẤC

Tên khoa học: Monordica cochinchinensis (Lour.) Spreng

Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae

Là một loại dây leo, mọc bò trên các giàn, bờ rào, bụi tre, sống khá lâu. Trước đây, gấc là loại cây hoang dại mọc nhiều vùng ở nước ta, được nhân dân ta chọn lọc đem về trồng từ lâu.

Lá xanh biếc, to bằng bàn tay và xòe kiểu chân vịt. Bên cạnh cuống lá có mọc “tay leo” giống dây bí hay dây mướp, dễ cuốn vào cọc hay cây. Hoa mọc ở nách lá, sắc trắng hình loa kèn, đài sắc xanh. hoa đực và hoa cái mọc cùng trên một dây, cũng có khi có cây chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái.

Cây Gấc phát triển mạnh về mùa mưa. Đến mùa đông sau khi quả đã chín hết, lá rụng, những dây nhỏ cũng khô héo hết, đến giữa mùa đông năm sau lại đâm chồi nảy lộc.

Mùa thu hoạch ở miền Bắc là cuối đông, trước và sau tết Âm lịch, còn ở miền Nam thì có quanh năm.

Trên thị trường phân biệt một loại gấc nếp và gấc tẻ:

- Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cuồi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ.

- Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn.

- Những yếu tố cần thiết cho quá trình canh tác cây gấc mà bà con nông dân cần lưu ý:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây gấc phất triển là 23,3 0C (đối với miền nam, tây nguyên).

+ Độ ẩm: cây gấc cần độ ẩm theo từng giai đoạn phát triển của cây nhưng độ ẩm tối đa cho cây gấc là từ 70-80%.

+ Thời gian chiếu nắng: thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây gấc là 8 tiếng mỗi ngày.

2. KỸ THUẬT TRỒNG GẤC,CHĂM SÓC VÀ THU HÁI

2.1. Chọn Đất Trồng Đào Hố Và Bón Lót:

Để có năng suất cao nên chọn đất tốt ( đất phù sa), thoát nước. Cuốc xới để ủ nơi định trồng với khoảnh đất khoảng 1m2, sâu độ khoảng 40-60 cm.

Bón lót : + GV-Hữu cơ vi sinh: 2 kg/hố

+ Hữu cơ GV-ORGANIC : 500 gr/hố

+ Phân chuồng hoai : 10 kg/hố

+ Super Lân : 500 – 600 gr/hố

+ Thuốc trừ sâu Vibasu 10H : 50 gr (ngừa sâu bọ phá hại rể) / hố

Tất cả được trộn chung với đất mặt để bón cho một hố

+ Vôi: 0,3 – 1 kg (tùy độ chua của đất): lưu ý vôi phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót.

+ Sau khi cây con có 4-5 lá thật, phun phân bón lá GV 16-16-8 để cây phát triển nhanh. Định kỳ 7-10 ngày / 1 lần. Nên kết hợp tưới gốc bằng GV601S K.HUMAT: pha 50 cc / 5 lít nước, tưới quanh vùng rể cho thấm xuống đất để kích thích bộ rể phát triển , định kỳ 10 ngày/1 lần .

Quy mô hộ gia đình: Tân dụng đất, trồng gấc sát cạnh rào, bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre… hoặc các cây nào đó làm cộc cho gấc leo cao.

Quy mô lớn: Chọn địa điểm, chọn đất có điều kiện thuận tiện và làm cho giàn gấc leo. Gấc ưa đất mát, bằng phẳng, tiện sông suối để tưới nước. Gấc trồng thành từng hàng thẳng , mỗi cây cách nhau khoảng 3-4m và hàng nọ cách hàng kia khoảng 4 - 5m.

2.2 Thời Vụ Trồng

Miền Bắc: Nên trồng vào tháng 2-3 dương lịch.

Miền Nam & Tây Nguyên : Trồng vào đầu mùa mưa, nơi đất ẩm, sẳn nước tưới.

2.3 Thiết Kế Giàn Leo Cho Gấc:

Trồng gấc cũng như trồng mướp, trồng bầu, cần phải đào hố hoặc đào rãnh trồng và làm giàn cho dây gấc leo mới có nhiều trái. Trong sản xuất gia đình nào cũng có thể cho gấc bò lên các cây thân gổ trong vườn đã bị chết khô hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn sống nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì càng ít qủa,…cho leo ngang quả nhiều hơn.

Trồng tập trung cần chú ý: Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió bão làm đỗ.

Tùy từng địa phương và địa hình, địa vật. Làm giàn hoặc làm giậu làm sao để hướng gió đi vào giữa hai giậu gấc.

- Cách làm giậu (đối với vùng đất đồi núi): trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc (như cây gạo, phượng tre, bưởi..) cách 3m trồng 1 cây. Năm đầu và năm thứ hai có thể đóng cọc xen những cây đó để làm giậu. Năm thứ ba những cây kia lớn sẽ thay thế cho cọc. Khi cây gấc phát triển mạnh phải chặt ngọn các cây trồng làm cọc chỉ để phần thân cây cao bằng với tay người lớn (Nếu có điều kiện thì nên dùng trụ bê tông thì tuổi thọ vĩnh viễn và năng suất cao).

- Làm giàn:

Giàn có thể dựng bằng các cây tạp, tre nứa hoặc cột bêtông. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép hoặc dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới: 40cmx40cm), sau đó căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được từ 3-5 năm. Cách làm này đang đươc triển khai rộng rãi ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình … cho hiệu quả kinh tế cao.

2.4 Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh:

Chăm sóc cây gấc: Khi cây mọc dài khoảng 30-40 cm. Theo dõi bắt ngọn leo vào giậu hoặc lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn; kiểm tra các gốc xem gốc nào có nhiều quả để sau năm thứ nhất giử lại.

Cuối mùa hoa, cắt bớt các giậu con cụt không có hoa để giậu được nhẹ bớt và nhựa cây tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc 25-30cm để kích thích rễ phát triễn.

-Bón phân thúc:

Ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to:

+ NPK (20-20-15) : 30 – 50 gr./ hố

+ Hữu cơ vi lượng GV-ORGANIC : 50 gr/ hố.

Cách bón : đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.

+ Tưới GV 601S K.HUMAT: pha 50cc/ 5lít nước ,tưới quanh vùng rể cho thấm xuống đất để kích thích bộ rể phát triển và ra rể mới.

+ Đầu mưa, phun phân bón lá GV 16-16-8 để thân lá phát triển mạnh.

+ Trước khi cây chuẩn bị ra hoa 1 tháng, phun phân bón lá GV 20-20-15 để hình thành nhiều hoa.

+ Sau khi đã đậu trái, phun phân bón lá GV-603 S SIÊU TO TRÁI để trái to..Trong giai đoạn trái đang phát triển mạnh, nên phun GV SIÊU CANXI-SIÊU BO để trái chắc, tránh nứt trái, chất lượng cao.

Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt.

- Cây rất cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát trển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70-80% độ ẩm tối đa.

- Ngoài các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong gia đoạn cây ra hoa phát triển trái, kỹ thuật phun một số chất kích thích tốt trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1-2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Các hóa chất thường dùng là NAA ( Naphthalen acetic acid) phun ở nồng độ 25 – 100 ppm cho kết quả tốt. Phun GV- KÍCH RA RỂ (có chứa NAA) lên cây gấc lúc có 2 lá thật giúp bộ rể mau phát triển đồng thời làm tăng số hoa cái trên cây.

Thụ phấn nhân tạo: Gấc là cây lưỡng tính: hoa đực và hoa cái cùng trên một dây, hoặc trên các dây của cùng một gốc. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm,... Để tăng năng xuất, người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo. Một trong những cách làm hiệu quả đó là dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhuỵ của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.

Xử lý để gốc gấc & dây gấc: Trong điều kiện thời tiết bình thường sau khi hái trái gần xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở Miền Bắc cây gấc đã rụng lá gần hết, dùng dao hay kéo cắt cành để chặt hoặc cắt dây gấc đi chừa một đoạn gốc dài 40-60cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25-30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây 1 lần; sau 3-4 năm gốc gấc rất to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt. Còn ở khu vực Tây Nguyên, Miền Nam: Do đặc điểm khí hậu, các yếu tố chất đất tạo nên, Gấc có trái quanh năm. Để có năng suất cao và trái to, trong quá trình chăm bón chọn những dây Gấc không có hoa, nhỏ, sợi dài cắt tỉa hoặc dây Gấc trái quá nhỏ, ít trái cắt tỉa để dây Gấc ra dây mới có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Sau mỗi lần tỉa cánh thì tưới nước và phun thêm một lượng phân bón lá GV 16-16-8 để thân và lá phát triển mạnh và tăng khả năng ra hoa, ra trái nhiều (phun vào buổi chiều khi mặt trời lặn) và phải duy trì được độ ẩm của đất 80 – 85%.

Các loại sâu hại gấc: Hiện nay đã phát hiện nhiều loại sâu bệnh phá hoại cây gấc cần phòng trừ.

Sâu Hại :

- Bọ dừa (ceratia similis) bọ cánh cứng dài 8mm cánh màu vàng ăn phá hoại lá gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Tata 25WG xịt đều trên lá.

- Rầy mềm (Aphid gossypii) bu mặt dưới lá hút nhựa, xịt Decis 50ND hoặc Vicidi-M 50ND 20-30 cc/bình 8 lít.

- Nhện đỏ (Tetronychidea) tập trung nhiều ở mặt dưới lá thường thấy trong mùa nắng làm úa lá vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi phòng trừ bằng cách phun Alfumite 15EC hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.

- Ruồi trái cây (Dacus cucurbitea) phá hại nặng khi gấc có trái. Ruồi chích trái đẻ trứng ấu trùng phát triển phá vỏ trái làm thối trái, trị bằng cách phun xịt dung dịch Oncol 20EC liều lượng 30ml/8lít, vệ sinh lượm đốt bỏ các trái gấc thối rụng.

- Sâu xanh ăn hại lá gấc: dùng thuốc Padan 95SP phun vào buổi chiều mát.

Bệnh Hại:

- Bệnh Đốm Lá: (Downy mildew) do nấm Pseudope-ronopora cubensis Rostow gây bệnh lá gấc bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho trái hoặc cho ít trái, trái nhỏ phẩm chất kém, phòng trị bằng cách xịt dung dịch Viben – C hoặc Viroral 50BTN lên lá.

- Bệnh Cháy Lá :(Anthracnose) do nấm Collectrichum lagenarium Ell and Halst gây bệnh. Lá gấc bị bệnh cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá phòng trị giống như bệnh đốm lá.

- Bệnh Hoa Lá :( Mosaics) do virus (CMV) gây bệnh lá gấc bị bệnh thường bị đốm vàng xoắn lá dây mọc còi cọc không cho trái, bệnh do siêu vi trùng gây ra không có thuốc trị, phòng trừ bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh cũng giảm bớt bệnh.

- Bệnh sương mai: (Oidium sp.)

+ Trên trái: đốm trên lá có vết bệnh hình góc cạnh, xung quanh có viền màu vàng, mặt sau vết bệnh có một lớp sợi nấm màu trắng phát triển. Bệnh nặng làm cho lá khô héo và chết.

+ Trên trái: đầu tiên bệnh xuất hiện ngay cuống trái, làm cho cuống biến vàng và khô, sau đó lan dần xuống trái làm thối ngay cuống trái và trái rụng.

Đối với loại bệnh này chúng ta có thể phòng bằng các biện pháp canh tác như trồng với khoảng cách hợp lý, thường xuyên cắt tỉa các cành ốm yếu, cành không cho trái… để tạo cho giàn được thông thoáng… Trong trường hợp gặp điều kiện thời tiết nhiều sương mù và khi bệnh chớm xuất hiện thì chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV để phun phòng trừ: Ridomil Gold, Viben C, Topsin-M, Score, Anvil, Mataxyl, Aliette, Agri-phos, …

- Bệnh Tuyến Trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp. làm rễ, dây gốc bị tuyến trùng phá hoại trông còi cọc phát triển kém, vàng cho trái hoặc không cho trái. Phòng trừ bằng cách rải một hố 30gram Vifuran 10H hoặc 20gram Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.

3. QUY TRÌNH THU HÁI GẤC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG:

Để đảm bảo thời gian thu hoạch quả gấc cần chú ý những điểm sau:

Chỉ nên thu hái gấc khi quả đã chín đỏ (đỏ đến ½ quả). Màng đỏ bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu Beta-Caroten. Khi hái nên chọn những ngày nắng, dùng dao sắt hoặc kéo bén cắt cuống trái chừa một đoạn dài 8-10 cm. Quả được xếp vào trong sọt, một sọt nặng khoảng 10-15 kg để tiện vận chuyển. Dưới đáy sọt cứ một lớp quả lại để một lớp rơm rạ giữ cho quả gấc khỏi bị vỡ bẹp, nhất là khi vận chuyển đi xa. Trước khi sử dụng trái gấc cần được tồn trữ nơi thoáng mát.

- Yêu Cầu Thu Mua: Quả gấc phải chín đều về sinh lý, không dập nát, thối hỏng…, không chín ép, không giấm. Trọng lựơng quả từ 0,8kg trở lên.

- Màng gấc sấy khô phải đạt: Độ ẩm 7% - 8% (kiểm tra độ ẩm bằng cách bẻ đôi màng gấc, nếu gảy đôi là đạt độ ẩm), màng không dị tật, mốc, cháy khét, sâu mọt

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật trồng gấc - chăm sóc, thu hái và bảo quản
Kỹ thuật trồng gấc - chăm sóc, thu hái và bảo quản
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhiiZkA0J5oehoMfNF7cGALuEdQChwD4xjl7VGA-P5NEp45kKFc4Nje8kZMt1PsMXiLAmDSCwsr0NBHwMFaiI1kSAsM5NrzOj1BQwBICrLRVB4UIRfhxzgsz3prcN-PsWr28sFUnDivhVGqMJQZe5gWJuC3u7yzO9qNufqIta141gQu9B9QuesbU4SjWVs/w640-h480/ky-thuat-trong-gac-cham-soc-thu-hai-va-bao-quan.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhiiZkA0J5oehoMfNF7cGALuEdQChwD4xjl7VGA-P5NEp45kKFc4Nje8kZMt1PsMXiLAmDSCwsr0NBHwMFaiI1kSAsM5NrzOj1BQwBICrLRVB4UIRfhxzgsz3prcN-PsWr28sFUnDivhVGqMJQZe5gWJuC3u7yzO9qNufqIta141gQu9B9QuesbU4SjWVs/s72-w640-c-h480/ky-thuat-trong-gac-cham-soc-thu-hai-va-bao-quan.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-trong-gac-cham-soc-thu-hai-va.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-trong-gac-cham-soc-thu-hai-va.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục