$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương

Chia sẻ:

Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối...
Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá, thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn

1. Dinh dưỡng và thức ăn cho cầy hương

Chọn lựa thức ăn cho cầy hương

Cầy hương là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được rất nhiều loại trái cây:

+ Chuối

+ Mít

+ Xoài

+ Các loại củ và rễ cây

Xoài- quả dùng cho cầy hương

Ngoài ra chúng còn có thể bắt các loại:

+ Côn trùng

+ Rắn

+ Chuột

+ Kiến, mối

+ Trứng chim

Với hình thức nuôi nhốt, có thể cho cầy hương ăn thêm thức ăn nhân tạo do con người cung cấp. Với các loại thức ăn đa dạng do vậy cần phải lựa chọn từng loại thức ăn cho phù hợp với cầy hương và phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là hết sức cần thiết.

Ếch đồng

Mặt khác việc lựa chọn thức ăn cũng làm cho thức ăn của cầy hương đảm bảo chất lượng, tránh được những loại thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, thối rữa làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của cầy hương.

Lựa chọn thức ăn động vật gồm tất cả các loại:

+ Thịt động vật

+ Côn trùng 

+ Ếch nhái

+ Trứng

+ Cá

+ Giun đất…

Thức ăn động vật phải đảm bảo ít mỡ, nhiều nạc.

Để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn thức ăn động vật cho Cầy nuôi, giảm chi phí, các cơ sở gây nuôi Cầy hương có thể hợp đồng với các lò ấp gia cầm để thu mua các loại trứng sáp, trứng thành phẩm hỏng nhưng vẫn còn chất lượng

Ngoài ra có thể liên hệ với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm để mua phổi, lòng (tạng) và thịt loại 2- 3 với giá rẻ nhưng vẫn còn tươi đảm bảo chất lượng cho Cầy ăn. Với loại thức ăn này tuyệt đối không cho cầy hương ăn khi thức ăn đã bị thiu, thối.

Ở các trại nuôi cầy hương gần đồng ruộng, sông suối có thể kiếm các thức ăn phụ thêm: giun đất, cua đồng, rắn nước, chuột, ếch nhái. Đặc biệt giun đất rất giàu đạm, cho những con bị bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn sẽ giúp mau khỏi bệnh. Nếu những con bị bệnh bỏ ăn chúng ta có thể ép cho ăn bằng cách nắm đuôi giơ lên chỉ để hai chân trước chạm đất, bỏ giun đất rửa sạch cho vào bát để phía trước miệng để chúng tự ăn.

Cua đồng

Lựa chọn thức ăn thực vật: Tất cả các loại trái cây chín có vị ngọt như mãng cầu, chuối, mít, đu đủ, cà phê

Chuối chín- thức ăn ưa thích của cầy hương

Đặc biệt Cầy nuôi rất thích ăn chuối chín, đây là nguồn thức ăn đảm bảo cung cấp năng lượng nhanh nhất cho Cầy, do vậy trong điều kiện nuôi, chuối chín là nguồn thức ăn không thể thiếu được đối với Cầy hương. Có thể mua ở các chợ đầu mối hoặc các vựa chuối, vựa trái cây.

Khi lựa chọn cho cầy hương ăn nên:

+ Lựa chọn những loại quả chín kỹ, chín mọng

+ Tránh những quả chín bị dập nát.

Thuần dưỡng cầy hương

Trong tự nhiên, bản tính của cầy hương thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, chúng thường tìm bắt chuột, rắn, ếch nhái, kỳ nhông và các loại sâu bọ, côn trùng khác nhau. Do có móng vuốt sắc, lanh lẹ, khả năng leo trèo linh động nên chồn hương có thể leo lên cây bắt chim non, ăn trứng chim.

Khi cầy hương sống gần khu vực nông thôn, ban đêm cầy hương rình bắt gà vịt, ăn cả đàn gà con và trứng, chúng rất thích ăn trứng gà lộn, vịt lộn.

Trong điều kiện nuôi nhốt khi thiết kế chuồng trại cần có bóng đèn treo phía trên để thu hút côn trùng vào buổi tối, đó là loại thức ăn mà cầy hương rất thích ăn. Trong khẩu phần ăn của cầy hương nên cho ăn thêm trứng (có thể mua từ các lò ấp trứng những quả trứng sáp, trứng loại) . 

Ngoài các loại hoa quả có vị ngọt cầy hương rất thích ăn quả cà phê chín, Chúng kén chọn từng trái cà phê, ăn hết phần vỏ và cùi, còn phần hạt có vỏ trấu cứng thì chúng nuốt và không tiêu hóa được, các hạt cà phê này sẽ thải ra ngoài thành phân “cà phê chồn” là loại cà phê có hươg vị đặc biệt. Lợi dụng đặc điểm này người chăn nuôi thường cho cầy hương ăn cà phê để sản xuất cà phê chồn.

Cà phê chín

Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo

Muốn nuôi nhốt cầy hương ta phải mất thời gian tập cho chúng ăn hoàn toàn mới lạ so với bản năng tự nhiên của chúng, việc này phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, cầy hương mới chịu ăn uống bình thường.

Cháo đường

Trước tiên ta để cầy nhịn đói trong 1-2 ngày, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1/2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho tương đối ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn.

Ban đầu cầy hương chỉ ăn chuối và liếm cháo đường ở xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4-5 bữa. Sau đó nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho ăn 1-2 ngày. Khi cầy chịu ăn cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau.

 

Khi cầy hương đã quen ăn thức ăn nhân tạo, cần cho cầy ăn thêm cháo nấu với nội tạng động vật, thịt tôm, cá...vì cho cầy hương ăn cháo đường lâu ngày sẽ không đủ chất. 

Nội tạng động vật dùng nấu cháo cho cầy hương

Tuy nhiên, cũng nên hạn chế cho cầy hương ăn cá vì ăn cá chúng bài tiết ra mùi rất hôi. Nếu nấu cháo bằng nội tạng động vật chúng ta nên nấu chín kỹ để diệt mầm bệnh vì mầm bệnh có thể có trong sản phẩm vì chúng ta mua không biết rõ nguồn gốc. Khi nấu cháo nên bỏ thêm chút muối để cháo có vị mặn giống như cháo ta ăn.

Tôm dùng nấu cháo cho cầy hương

Chú ý về mùa nóng không nên nấu cháo để lâu trước khi cho ăn vì cháo dễ bị chua, ôi thiu mà chúng ta không thể thử được, cầy hương ăn phải sẽ bị tiêu chảy. Nên nấu vừa nguội cho ăn vào bữa tối là được.

Nếu chúng bị nhiễm một ít vi khuẩn gây hại đường ruột thì chúng có thể chủ động ăn rơm, cỏ khi còn khỏe để làm sạch ruột tránh bệnh nhưng nếu cháo bị thiu gặp lúc đói chúng ăn nhiều thì vi khuẩn tấn công nhanh chúng mau mất sức và không tự điều trị được khi đó cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y.

Thời vụ nuôi

Thông thường cầy hương được nuôi vào tháng 2-3. Thu bán vào tháng 6 hoặc tháng 8.

Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, chúng sẽ lớn nhanh, trọng lượng có thể đạt 0,7-1kg/con/tháng. Khi cầy hương đạt trọng lượng khoảng 2,5kg trở lên thì có thể xuất bán.

Dinh dưỡng cho cầy hương theo giai đoạn

Dinh dưỡng cho cầy hương con

- Cầy hương khi mới sinh đến 10 ngày tuổi hoàn toàn bú mẹ.

- Khi cầy hương được 11ngày tuổi tập cho cầy hương ăn các loại thức ăn với mẹ.

- Khi cầy được 35 ngày tuổi cho cầy hương con ăn thức ăn cùng với mẹ.

Dinh dưỡng cho cầy hương nuôi thịt

Thức ăn cho cầy hương giai đoạn này có thể dùng các loại thức ăn:

Động vật: rắn, ếch, giun đất, chuột...

Thức ăn thực vật: mít, táo, xoài, chuối, cà phê

Thức ăn tinh : cơm, cháo

+ Cháo nấu với đường

+ Cháo thịt, cá các loại

+ Cháo cám có độ đạm cao dùng để nuôi heo, gà

+ Cháo nấu từ thức ăn thừa tận dụng từ các nhà hàng.

Nếu bổ sung thêm vitamin như thuốc B complex vào nguồn thức ăn cho Cầy thì rất tốt. Các thuốc này giúp Cầy khỏe và tăng sức đề kháng.

Vào thời điểm nuôi thúc thịt ngoài bữa tối là bữa chính chúng ta có thể cho cầy hương ăn thêm bữa vào sáng sớm. Thường một con cầy hương trưởng thành 1 đêm chúng ta có thể cho ăn lượng khoảng 2-3 chén cháo.

Dinh dưỡng cho cầy hương sinh sản

Cũng giống như cầy hương nuôi thịt, thức ăn cho cầy hương sinh sản bao gồm các loại thức ăn: thức ăn động vật, thức ăn thực vật và thức ăn tinh.

Cầy hương giai đoạn hậu bị sinh sản không nên cho ăn quá nhiều đặc biệt là các chất giàu tinh bột, nếu chúng ta nuôi quá mập dễ gây hiện tượng vô sinh của con cái và ảnh hưởng đến tính hăng trong mùa động dục của con đực.

Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cơ địa của từng con, có con ăn ít nhưng vẫn mập, có con ăn nhiều nhưng lại gầy những trường hợp này phải tách riêng và có chế độ ăn hợp lý.

Khẩu phần ăn trong giai đoạn này nên tập trung cho ăn nhiều đạm, bổ sung thêm nhiều khoáng chất như: vitamin A, nhóm B, C, D, E,K, các thức ăn có nhiều chất vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi. Các chế phẩm này có bán tại các hiệu thuốc thú y. Khi sử dụng có thể trộn với thức ăn hoặc cho uống nước.

Cách cho cầy hương ăn để tạo nguyên liệu cà phê chồn

Ở Đăk Lăk, mùa cà phê chín thường vào khoảng tháng 11 – 12 dương lịch hàng năm. Ngoài tự nhiên, Cầy hương vẫn có thể tìm đến các rẫy cà phê trong mùa cà phê chín để lựa ăn những quả chín kỹ.

Trong điều kiện nuôi vào mùa cà phê người nuôi có thể chủ động cho Cầy ăn cà phê chín kỹ bổ sung với các loại thức ăn khác, nhằm tạo ra nguyên liệu cho sản phẩm “cà phê chồn” hàng hóa với số lượng tập trung và chất lượng vẫn đảm bảo tính độc đáo của loại sản phẩm này ở Tây Nguyên.

Kỹ thuật cho ăn theo các công đoạn sau

- Công đoạn lựa chọn và thu mua cà phê: Quả cà phê chọn làm thức ăn cho Cầy hương phải đạt yêu cầu sau:

+ Quả cà phê chín kỹ (mọng)

+ Quả còn tươi, chắc

+ Quả không bị héo

+ Quả không bị sâu hoặc rầy rệp bám

Tránh làm dập vỏ quả, rửa sạch bụi bẩn bằng nước mát, để ráo trước khi cho vào máng hoặc chậu để Cầy ăn. Cà phê hái bữa nào, cho Cầy ăn bữa đó, không được để dành sang hôm sau vì Cầy không chịu ăn quả héo, bị đổ mồ hôi. 

Cà phê chín mọng

+ Công đoạn cho Cầy ăn cà phê

Thường sau khi ăn cà phê khoảng 3 – 4 tiếng thì Cầy thải phân. Do vậy cần phải sắp xếp thời gian cho Cầy ăn để có thể thu được sản phẩm “phân cà phê” không bị lẫn lộn tạp chất khi Cầy ăn các loại thức ăn khác. Tùy theo điều kiện chăm sóc, hoặc nhân lực mà người nuôi có thể lựa chọn các cách bố trí giờ cho Cầy ăn như sau:

Cầy hương ăn cà phê

Cách 1: Áp dụng trong trường hợp người chăm sóc Cầy trực tiếp là chủ cơ sở tự làm, kiên nhẫn và chịu khó. Giờ cho ăn được chia cách nhau khoảng 7 tiếng. Nếu cho Cầy ăn lúc 18h00 thì đến khuya khoảng nửa đêm (24h00) thu sản phẩm “phân cà phê”, đồng thời cho Cầy ăn tiếp lần 2 bằng các loại thức ăn khác.

Cách 2: Áp dụng trong trường hợp thuê nhân công chăm sóc, không đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn, đó là cho Cầy ăn cà phê theo ngày. Một ngày cho Cầy ăn cà phê để thu sản phẩm “phân cà phê”, ngày khác cho Cầy ăn thức ăn khác

Chú ý:

+ Khi cho ăn, Cầy thường ngửi và chọn quả để ăn. Chúng thường bỏ lại rất nhiều cà phê trong máng ăn. Thường Cầy chỉ ăn khoảng 10% lượng cà phê trong máng. Trường hợp chúng ăn được 15 – 20% số lượng cà phê chín trong máng là thành công rồi. Do vậy người nuôi không phải lo lắng về điều này.

• Chú ý: Không nên bỏ đói để ép cầy hương ăn cà phê. Thực tế cho thấy, những con Cầy càng sung sức thì càng có nhu cầu ăn cà phê nhiều hơn.

Cách thu và sơ chế “phân cà phê”

Sau khi cho Cầy hương ăn cà phê khoảng 3 – 4 tiếng thì Cầy thải ra sản phẩm “phân cà phê”. Phân cà phê sau khi thu thường có nhiều màu sắc khác nhau. Sau khi thu phân cà phê được rải đều trong các khay nhôm, sau 2 ngày hong khô trong mát đem ra phơi nắng hoặc sấy cho đến khi độ ẩm chỉ còn khoảng 12%.

“Phân cà phê” của Cầy sau khi sấy có thể cất giữ trong bao bì, để ở nơi thoáng mát, khô ráo để dành bán dưới dạng thô hoặc chế biến thành sản phẩm “cà phê chồn”

Thu phân cà phê

2. Cho cầy hương ăn và uống nước

Số lần và thời gian cho ăn

Nhiều cơ sở gây nuôi hướng dẫn nên cho Cầy hương ăn hai lần/ngày đêm. Trong đó lần cho ăn ban đêm là bữa ăn chính, thường nên cho ăn vào khoảng 18 – 19h00 với thức ăn động vật, đạm là chủ yếu. Ban ngày nên cho ăn bữa phụ vào khoảng 10 – 11h00 với thức ăn là quả chín.

Chuối chín

Hoa quả cho cầy hương

Thức ăn bổ sung đạm

Trong điều kiện nuôi không thể đảm bảo đủ nguồn thức ăn động vật, cần cho Cầy ăn dặm thêm các loại thức ăn thay thế có nguồn đạm đảm bảo. Nguồn thức ăn này thường là cháo nấu với đường, cháo thịt cá các loại hoặc cháo cám có độ đạm cao dùng để nuôi heo, gà; cháo nấu từ thức ăn thừa tận dụng từ các nhà hàng.

Trong khẩu ăn của cầy hươg nên bổ sung thêm vitamin như thuốc B comvit vào nguồn thức ăn giúp Cầy hương có sức khỏe tốt và tăng sức đề kháng.

B.Compvit

- Công dụng: Điều trị các bệnh:

+ Suy dinh dưỡng

+ Còi cọc

+ Thiếu máu

+ Bại liệt

+ Phù thũng do thiếu vitamin nhóm B

+ Kích thích tăng trọng

+ Tăng sức đề kháng.

- Liều lượng: 1ml/2-4kgP

Tuy nhiên, nên hạn chế cho Cầy vòi hương ăn cá vì khi ăn cá cầy sẽ bài tiết ra phân có mùi rất hôi.

Định lượng khẩu phần ăn cho cầy hương

Lượng thức ăn cho mỗi cá thể Cầy phải đảm bảo bằng 10% trọng lượng cơ thể. Do vậy để tránh Cầy ăn bỏ thừa gây lãng phí vì Cầy vòi hương không bao giờ ăn lại thức ăn thừa, hoặc thiếu sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho Cầy.

Khi cho ăn cần phải xác định lượng thức ăn dựa vào trọng lượng trung bình của các cá thể Cầy nuôi và số lượng cá thể Cầy nuôi mà chuẩn bị lượng thức ăn vừa phải cho mỗi bữa ăn.

Phương pháp cho ăn

Chỉ cần cho ăn mỗi ngày 1 lần vào chiều muộn, sau 17h00. Mỗi lần cho ăn lượng thức ăn đảm bảo cho các cá thể cầy đủ no (10 - 15% trọng lượng cơ thể).

Tập cho Cầy vòi hương ăn đa dạng các loại thức ăn gồm cả động vật lẫn thực vật.

Để kết hợp nguồn thức ăn dặm và phòng một số loại bệnh giun sán, đường ruột,…tất cả các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên nấu chín kỹ rồi mới cho Cầy ăn.

Có thể tận dụng nước cơm, gạo và thức ăn thừa của người để nấu cháo cho Cầy ăn, nhưng phải đảm bảo vệ sinh, tránh ôi thiu.

Đặc biệt vào mùa nóng không nên nấu một lần quá nhiều để cho Cầy ăn thành nhiều lần, vì thức ăn để dành dễ bị thiu, cầy sẽ chê và không ăn, hoặc ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

Chú ý: Không nên cho Cầy ăn quá no và nhiều vì Cầy sẽ tăng trọng nhanh, béo quá, nếu bán thịt sẽ có nhiều mỡ, không đảm bảo chất lượng, nếu nuôi cầy sinh sản những cá thể cầy béo thường khả năng sinh sản kém.

Cách thức và kỹ thuật cho cầy hương ăn

Thức ăn nên cho vào đĩa hoặc khay ăn, tốt nhất nên làm bằng inox. Trường hợp nuôi trong các ô chuồng, hay cũi có thể cho thức ăn vào các thau, đĩa hoặc bát lớn, tùy theo số lượng vật nuôi trong mỗi ô chuồng. Cầy thường lấy thức ăn và tha ra chỗ khác để ăn, sau khi ăn thức ăn thường vương vãi trong chuồng.

Cần phải làm vệ sinh, quét dọn sạch sẽ tránh để thức ăn hôi thối, hoặc chất thải của Cầy làm ô nhiễm chuồng nuôi.

Cầy thích ăn chuối chín nhưng không ăn vỏ, nên lột vỏ trước khi đưa vào máng hoặc chậu thức ăn cho Cầy. Khi cho ăn là lúc thuận tiện cho việc làm quen và vuốt ve để “thuần phục” loài vật này.

Mọi động tác cho Cầy ăn phải hết sức nhẹ nhàng, trìu mến và thân thiện để tạo sự gần gũi. Vì khi con vật đã được thuần phục người nuôi dễ dàng tiếp cận và điều khiển con vật để chăm sóc, cho ăn và thu sản phẩm,…mà không bị con vật phản ứng tấn công hoặc gây hại. 

Cầy hương có khả năng chịu đói và khát rất lâu, chúng có thể không ăn uống trong vòng từ 5 – 7 ngày mà cơ thể vẫn bình thường, không kêu la. Cầy nuôi vào mùa lạnh thường ăn ít, người nuôi cần biết đặc điểm này để khỏi phải lo lắng.

Phải thường xuyên quan sát mọi hoạt động của đàn Cầy nuôi, nếu con nào có biểu hiện khác thường thì cần tìm hiểu nguyên nhân.

Có một số biểu hiện lạ thường gặp khi:

+ Cầy bị nhiễm bệnh

+ Cầy động dục

+ Cầy bị thương do cắn nhau tranh giành thức ăn và giành con cái.

Cần phát hiện kịp thời các cá thể này để cách ly theo dõi và điều trị.

Chú ý:

+ Mặc dù gần gũi thân thiện với con vật, nhưng không nên ôm ấp hoặc cho Cầy đến chỗ ngủ hoặc chỗ sinh hoạt của người.

+ Sau khi tiếp xúc với vật nuôi, hoặc làm vệ sinh chuồng trại cần thiết phải rửa sạch tay chân bằng xà phòng. Tốt nhất khi dọn chuồng trại phải mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay và khẩu trang để đảm bảo vệ sinh an toàn cho người nuôi.

Cho cầy hương uống nước

Chuẩn bị nước uống

Nguồn cung cấp và yêu cầu về chất lượng nước

Nguồn nước có thể sử dụng nguồn giếng khoan hoặc nước máy là tốt nhất. Nếu sử dụng nước sông, suối thì phải qua xử lý trước khi dùng (lọc, xử lý bằng clo...).

Phương pháp xử lý bằng clo: Clo tự do ở dạng khí, màu vàng chanh và có mùi đặc trưng, clo tác dụng trực tiếp lên nguyên sinh chất của tế bào vi sinh vật và tác động tới quá trình trao đối chất của hầu hết các vi khuẩn đường ruột: E. coli, Salmonella, tả, lị. Khi cho Clo vào nước tạo thành axit Hypoclorit có tác dụng mạnh với các chất hữu cơ vi trùng.

Quá trình sử dụng clo diệt khuẩn trong môi trường nước còn phụ thuộc vào

Nhiệt độ nước thích hợp từ 20- 250C tác dụng của clo tốt gấp 3 lần khi nhiệt độ nước ở 0-30C, song khi nhiệt độ nước lên >250C tác dụng khử trùng của clo giảm. Độ pH < 7 (axit) tác dụng sát trùng của clo mạnh và khi pH kiềm tác dụng sát trùng của clo kém.

Khi dùng clo sát trùng nước cần chú ý lượng clo hữu hiệu (thường từ 1,5-2,0mg clo/l nước) để sau khi sát trùng xong lượng clo còn dư <0,5mg/l nước. Nếu lượng clo tồn dư nhiều hơn nước có mùi khó chịu.

Kiểm tra chất lượng nước

- Kiểm tra độ trong đục bằng cảm quan, tuy nhiên không đánh giá hết được chất lượng nước.

- Định kỳ mang đến các trung tâm xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu hóa học và vi sinh vật là tốt nhất.

- Việc kiểm tra nước nên được thực hiện định kỳ ít nhất là hàng năm. Các mẫu nước cần được lấy cả từ 2 nguồn là bể và nước ở đầu vòi. Nước được lấy vào một dụng cụ được khử trùng và được phân tích tại một phòng thí nghiệm được chỉ định. Khi lấy mẫu nước, cần lưu ý tránh để gây ô nhiễm mẫu nước.

- Kỹ thuật lấy mẫu nước :

+ Khử trùng đầu vòi bằng cách sử dụng một ngọn lửa trong 10 giây. Không sử dụng hóa chất để khử trùng vì nó có thể ảnh hưởng đến mẫu.

+ Khi không có lửa để cho nước chảy trong vài phút rồi tiến hành lấy mẫu.

Vệ sinh nước uống

- Đối với nước cho cầy uống: Xây dựng bể chứa, bơm nước lên cho tiếp xúc với môi trường một thời gian trước khi sử dụng hoặc bơm lên bể xử lý bằng hóa chất trước khi dùng.

- Nguồn nước phải xây dựng cách xa nguồn lây nhiễm dịch bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng bể chứa, máng uống.

+ Xả hết nước ở bồn chứa và vòi.

+ Xác định công suất hệ thống nước uống.

+ Chuẩn bị dung dịch tẩy rửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Khi có thể, tháo vòi và lau chùi cọ rửa sạch sẽ.

+ Cho dung dịch tẩy rửa vào hệ thống nước .

+ Phải mặc quần áo bảo hộ và đeo kính khi sử dụng hóa chất.

+ Mở vòi và để cho vòi nước chảy cho đến khi dung dịch tẩy rửa chạm tới bề mặt thì đóng vòi. 

+ Rửa từng đường nước. .

+ Để dung dịch lưu thông trong hệ thống uống.

+ Nếu dung dịch không chảy, ngâm dung dịch trong ít nhất 12 giờ.

+ Sau khi xả hệ thống, phun xả hệ thống thật kỹ để loại bỏ màng sinh học và các hóa chất khử trùng.

Cho cầy hương uống nước

Nên cho Cầy uống tự do, không hạn chế tốt nhất nên dùng vòi tự động cho Cầy uống sẽ giữ được chuồng khô ráo và sạch sẽ.

Núm uống

3. Chăm sóc cầy hương sinh sản

Tuổi phối giống của cầy hương

Trong điều kiện nuôi nhốt nếu dinh dưỡng và cầy hương phát triển tốt khi cầy hương 8 tháng tuổi đã động dục. Tuy nhiên không nên cho cầy hương giao phối ngay lần động dục đầu tiên vì ở độ tuổi này cầy hương chưa phát triển đầy đủ về thể vóc.

Khi cho giao phối sớm thì thời gian sử dụng cầy hương không lâu và lần động dục đầu tiên trứng rụng chưa nhiều. Do vậy, độ tuổi phối giống thích hợp nhất cho cầy hương là 12 tháng tuổi.

Thời gian động dục của cầy hương

Mùa sinh sản của cầy hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 2-10 âm lịch. Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm.

Biểu hiện động dục của cầy hương không rõ ràng nhất là cầy hương bắt từ thiên nhiên. Trong điều kiện nuôi nhốt, nếu cho ăn tốt cầy hương động dục thường xuyên hơn.

Một số biểu hiện động dục của cầy hương:

+ Cầy cái thường bỏ ăn 3 ngày

+ Phá chuồng

+ Phát ra tiếng kêu lạ.

Cầy đực tiết mùi thơm (xạ hương) để quyến rũ con cái, thời gian này ta bắt con cái vào chuồng con đực để chúng giao phối.

Lưu ý: Khi phát hiện cầy hương có biểu hiện động dục cần cho cầy giao phối ngay. Khi giao phối xong tách con cái và con đực nuôi riêng, nếu nhốt chung chúng sẽ cắn nhau.

Ghép đôi cầy hương phối giống

Trong mùa sinh sản nếu nhốt chung nhiều con đực và cái trong một chuồng lớn thường xảy ra cắn nhau. Trong mùa động dục cả cầy hương đực và cầy hương cái đều rất hung dữ.

Nguy hiểm nhất là giữa những con đực với nhau, có thể cắn nhau đến chết do đó khi nhốt chung chúng ta cần phải theo dõi và khi thấy cầy hương cắn nhau cần phải tách ra.

Cầy hương có nhiều con rất hiền nhưng có nhiều con rất hung dữ dù chúng được nuôi từ bé, do đó nếu chúng ta muốn cho ghép đôi và sống chung với nhau cần phải theo dõi kỹ và cho vào từ từ.

Những con nào quá hung dữ luôn tìm cách cắn những con khác thì chỉ còn

cách nhốt riêng đến lúc động dục mới ghép đôi. Sau khi giao phối phải tách ra hoặc

có thể thải loại vì nếu là con đực có thể cắn chết những con đực khác hoặc nếu là

con cái thì khi đẻ chúng càng hung dữ ảnh hưởng nhiều đến việc chăm sóc con sau này và rất khó chăm sóc khi bị bệnh.

Ghép đôi giao phối

Cách tốt nhất trong qua trình nuôi nên ghép đôi 1đực: 1 cái, vì cũng như nhím, cầy hương rất chung thủy. Nếu ghép quá nhiều cái mà ít đực thì kết quả đậu thai không cao

Thời gian cầy hương mang thai

Sau khi giao phối cần tách cầy hương đực và cầy hương cái nuôi riêng. Nếu khi phối giống cầy hương không chửa thì sau 30 ngày cầy hương sẽ động dục, ta sẽ cho phối giống trở lại.

Thời gian mang thai của cầy hương khoảng 85-90 ngày. Trong quá trình mang thai chúng ta phải cho cầy hương ăn nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phát triển.

Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều nhất là đối với những con cái mang thai lần đầu vì lứa đầu tiên thường đậu ít con nên cho ăn nhiều quá thai phát triển khá lớn sau này sẽ khó đẻ, đôi khi đẻ không ra làm chết cả mẹ lẫn con.

Khi cho cầy hương ăn trong giai đoạn mang thai cần lưu ý là thức ăn phải kiểm tra kỹ không bị ôi thiu, ẩm mốc, nước uống phải sạch tránh để cầy hương bị bệnh trong giai đoạn này vì việc điều trị rất khó, nếu điều trị bằng thuốc dễ gây sảy thai do cầy hương bị bệnh đường ruột thường bỏ ăn nên buộc phải tiêm thuốc.

Trong quá trình tiêm thuốc nếu không cẩn thận dễ gây sảy thai vì cầy giãy đạp mạnh. Trong quá trình nuôi ở giai đoạn này cũng không nên cho ăn thức ăn quá giàu đạm trong nhiều ngày vì ruột của cầy hương khá ngắn nên hấp thu nhanh dễ bị thừa đạm gây ỉa chảy, phân bết, mùi hôi.

Cũng vì đặc điểm cấu tạo giải phẫu này của cầy hương nên khi sử dụng thức ăn ôi thiu cầy hương thường bị tiêu chảy ngay. Do đó trong chăn nuôi cầy hương thức ăn và vệ sinh là hai việc rất quan trọng.

Cầy hương đẻ

Những biểu hiện trước khi đẻ của cầy hương:

Trước khi đẻ 1-4 ngày

+ Cầy hương cái thở mạnh

+ Bụng phình to

+ Vú sưng đỏ

+ Cắn phá lưới chuồng, tỏ vẻ rất khó chịu

+ Tìm các thứ làm ổ đẻ vừa tìm nơi kín đáo để đẻ. 

Cầy hương sinh sản

Do vậy chúng ta phải làm chuồng thật chắc chắn và trong chuồng nên bỏ vào một ít rơm, cỏ khô hoặc quần áo cũ để cầy mẹ làm ổ đẻ. Nếu chuồng đóng lưới thì phải dùng lưới có mắt nhỏ để cầy hương con không lọt xuống dưới và bò lọt ra ngoài xung quanh.

Cầy con lúc mới sinh bằng con mèo con mới đẻ thường rất yếu, sau 7- 10 ngày thì mở mắt thường hay bò đi nên xung quanh cũng phải làm lưới mắt nhỏ. Tốt nhất chúng ta vây thêm lưới mắt nhỏ ngoài lưới mắt lớn vì lưới mắt nhỏ thường dùng sợi nhỏ nên chỉ làm bằng lưới mắt nhỏ cầy mẹ có thể cắn chuồng bỏ đi.

Trong điều kiện nuôi thuần hóa khi cầy hương tìm ổ đẻ chúng ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt) đặt vào chuồng rồi bắt cầy hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho chúng đẻ chúng sẽ nằm ì ở đó. Cầy hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ.

Bồn rửa mặt- Ổ đẻ của cầy hương

Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, cầy mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.

Chăm sóc cầy hương sinh sản

Trong quá trình cầy mẹ nuôi con, chúng ta chỉ cho ăn, uống và làm vệ sinh, không được dùng tay tiếp xúc với cầy con. Nếu chạm vào sẽ có mùi hôi tay nên Cầy hương mẹ có khả năng sẽ cắn bỏ con

Khi buộc phải can thiệp do những trường hợp khi bị kẹt, bò lọt ra ngoài chuồng hoặc bò đi xa mẹ không trở lại được… chúng ta phải dùng cây, gậy để đẩy, xúc hoặc có thể dùng găng tay cao su, nilon để chạm vào cầy hương con nhưng phải hết sức cẩn thận vì lúc đẻ cầy mẹ rất hung dữ. Nên hạn chế đến nơi cầy mẹ đang nuôi con.

Bằng kinh nghiệm cho thấy, nếu cầy mẹ đẻ từ tháng 3-6 âm lịch, cầy mẹ nuôi con rất lâu đến khi cầy con biết leo trèo, chạy nhảy cứng cáp mới tách con.

Nếu đẻ vào tháng 7-9 âm lịch thì khi cầy con vừa mở mắt biết ăn vài ngày dù rất yếu ớt nhưng cầy mẹ đã muốn tách con, theo dõi thấy cầy hương mẹ không muốn cho bú nữa và bắt đầu cắn con thậm chí nếu chúng ta không tách ra kịp thời, cầy mẹ có thể cắn chết con và ăn thịt. 

Cầy hương con

Một số cầy mẹ đẻ xong không chịu nuôi con, không cho con bú có lẽ vì lý do:

+ Thai quá lớn

+ Cầy mẹ đẻ lứa đầu nên quá đau

Trường hợp này phát hiện sớm thì cho cầy mẹ uống thuốc giảm đau, chích thuốc an thần hỗ trợ dùng thuốc giảm đau, có thể dùng thuốc của người.

Thuốc mua tại các hiệu thuốc tây hoặc cửa hàng thuốc thú y các loại thuốc. Trong trường hợp cầy mẹ do quá đau và kèm theo sốt ta có thể dùng:

AnagilC : 0,2-1ml/ con/ngày tiêm bắp.

Kết hợp với dùng thuốc an thần

Nếu sau khi dùng thuốc mà vẫn không có hiệu quả thì chỉ còn cách tách cầy con ra ghép với cầy mẹ khác cũng đang nuôi con đẻ gần ngày với nhau. 

Công dụng:

Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng, trợ tim, phục hồi hưng phấn thần kinh, tăng sức đề kháng.

Liều lượng: 0,2-1ml/ con/ngày tiêm bắp

Thuốc Anagil C

Chú ý: khi ghép cầy hương con với cầy mẹ khác nên ghép vào thời điểm cầy mẹ đang ngủ và tạo mùi giống nhau giữa cầy mẹ và cầy con.

Trong trường hợp không có cầy mẹ sinh gần ngày hoặc cầy mẹ khác không cho ghép chỉ còn cách mang cầy con ra chúng ta tự nuôi bằng cách cho cầy con uống sữa bột của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên việc này rất khó khăn và đòi hỏi người nuôi phải kiên trì.

Lưu ý: khi đã mang cầy con ra nuôi không nên bỏ thử cầy con vào lại với cầy mẹ, cầy mẹ có thể cắn chết con.

Trường hợp cầy mẹ không cho con bú cũng có thể do:

+ Cầy mẹ chưa đẻ hết con, có nhiều con đẻ rất lâu, có thể cách nhau cả đêm nên trong lúc đau đẻ không cho con bú.

+ Sau khi đẻ cầy mẹ vẫn còn quá đau 

Trong trường hợp này nên nhẹ nhàng che chắn bớt chuồng lại để những con đẻ trước không đi lung tung mà tìm đến cầy mẹ để bú. Đồng thời không làm cầy mẹ sợ hãi. Sau khi đẻ hết cầy mẹ sẽ tự cho con bú và chăm sóc con bình thường.

Trường hợp cầy mẹ mang thai to, không đẻ ra được, trường hợp này khá nguy hiểm có thể gây chết cầy mẹ. Khi thấy cơn co bóp tử cung yếu ta có thể tiêm thuốc kích thích co bóp dạ con.

Dùng Oxytoxin: 0,5-1ml/con, tiêp bắp hoặc dưới da. Có thể tiêm các lần kế tiếp nhưng phải cách nhau 30 phút.

Thuốc Oxytocin

Kết hợp dùng thêm thuốc Cafein natribenzoat 20% để kích thích trợ tim. Liều lượng: 0.5-1ml/con.

Thuốc Cafein Natri Benzoat 20% 

Lưu ý: chỉ dùng Oxytoxin để tiêm khi thấy cơn co bóp của dạ con yếu hoặc cửa tử cung, âm hộ đã mở. Nếu không khi tiêm sẽ gây vỡ tử cung chết cầy mẹ.

Hoặc có thể phẫu thuật mổ lấy cầy con rồi lại khâu lại nhưng việc này đòi hỏi phải có kỹ thuật, có kinh nghiệm.

Sau khi cầy mẹ đẻ xong nhưng bị xót nhau, chuồng không sạch gây nhiễm trùng trong quá trình đẻ gây viêm tử cung. Trường hợp này theo phương pháp dân gian có thể dùng lá rau ngót đem giã ra vắt lấy nước cho cầy mẹ uống kết hợp với tiêm thuốc kháng sinh trị viêm vú, viêm tử cung. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Dùng Hanmolin LA: 0,5ml/5kgP tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hoặcViamoxyl: 0,5-1ml/5kgP tiêm sâu bắp thịt

Thuốc Hamolin LA

Muốn bắt cầy hương mẹ đang nuôi con để tiêm thuốc phải hết cẩn thận, nếu không cầy mẹ sẽ cắn con hoặc dẫm lên con.

Chúng ta muốn tiêm thuốc cho cầy mẹ phải tách riêng cầy mẹ sang ngăn chuồng khác (chuồng nhiều ngăn), sau đó bắt cầy mẹ ra nhẹ nhàng, tiêm thuốc xong chúng ta thả cầy mẹ vào bên không có cầy con, đợi cầy mẹ bình tĩnh rồi mới cho cầy mẹ tiếp xúc với cầy con và phải thường xuyên theo dõi xem cầy mẹ có cho con bú hay không.

Nếu cầy mẹ đuối sức chúng ta phải ngăn riêng cầy mẹ và con, giảm bớt số lần cho bú của cầy con để giữ sức khỏe cho cầy mẹ sớm bình phục.

Hoặc khi cầy mẹ bị nhiễm các bệnh khác, trường hợp này cầy mẹ chăm sóc con bình thường nhưng sức càng ngày càng yếu và dần dần không cho con bú, nếu không điều trị cầy hương mẹ chắc chắn sẽ chết.

Trường hợp này cách bắt tiêm thuốc cũng giống như trường hợp trên nhưng đối với các bệnh truyền nhiễm nên tách hẳn cầy hương con ra để nuôi bằng sữa bột của trẻ sơ sinh (không nuôi bằng sữa đặc có đường).

Trong quá trình nuôi cầy hương con bằng sữa, mỗi lần cho uống sữa phải cào nhẹ vào hậu môn, đường tiểu để chúng thải phân, nước tiểu ra ngoài. Cũng không nên nhập cầy hương con loại này vào cầy hương mẹ khác nuôi vì có thể lây bệnh cho những con khác.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cầy hương làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, nuôi con của cầy hương. Tuy nhiên phải tùy vào từng nguyên nhân mà ta có phương pháp xử lý riêng.

Quan trọng nhất là phải chăm sóc cầy hương mẹ an toàn không nên chỉ lo chăm sóc cầy hương con mà để cầy hương mẹ chết gây thiệt hại lớn. Không chỉ có vậy, khi cầy mẹ chết thì cầy con cũng rất khó nuôi sống.

Cầy hương đang nuôi con đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bình thường vì phải cung cấp sữa cho con bú. Khẩu phần ăn phải hết sức hợp lý vì cầy hương có đường ruột khá ngắn, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh.

Nếu cho ăn quá nhiều đạm cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa dẫn đến thừa đạm và gây ỉa chảy nên khẩu phần ăn phải đầy đủ chất. Thông thường cho cầy hương ăn cơm hoặc cháo nấu với cá biển.

  Cá biển

Một ngày cho ăn bữa chính vào lúc 6 giờ tối để tránh hiện tượng thừa đạm ban ngày chúng ta nên cho cầy hương ăn nhiều trái cây có độ ngọt cao như mít, chuối chín. Chuối có tác dụng rất tốt đến đường ruột và phân ít mùi hôi, nhuận tràng.

Cầy hương bản tính rất hung dữ nếu chúng ta tiếp cận, bắt chúng. Nếu muốn nuôi những con hiền, có thể tiếp xúc giống như chó, mèo trong nhà thì buộc phải tách mẹ lúc chúng còn chưa biết ăn.

Không nên tách sớm quá việc chăm sóc khá vất vả và có khả năng chết. Nếu tách khi đã biết ăn mới tách thì chúng đã hình thành bản tính hung dữ rồi và nuôi rất khó hiền, rất khó dạn người.

Việc này chỉ dùng để nuôi làm cảnh một vài con, nếu với số lượng lớn thì chăm sóc lúc đầu khá vất vả và hao hụt nhiều.

Nếu cầy hương mẹ đẻ nhiều thì tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước khi cầy mẹ đẻ 30 ngày cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như: Multi-ferm super, Premix vitamin

Multi-Ferm super

Sau khi sinh cần cho chồn mẹ uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi, chồn tự ăn thức ăn với mẹ được, từ lúc đẻ đến lúc xuất chuồng khoảng 60 ngày, trọng lượng đạt 400-600 con.

Xem thêm:

Nguồn:  Chương trình đào tạo nghề Bộ NNPTNT

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương
Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyqyjNGIDKTjrhgdmWiOnRTD8qS_3lSBuWxn30M_GdPLZD49nO8lTrubTOeVRaguhctu6dpI37fbreT3s_G9CXmF9AJLLgO8ogfBDf6GYHU6LTjgVqwgnWdlFyjLdmodpWp_ytWYsIFODiGJ7n2KQaGrowkGKMzFGQ4vwUQju-xjtSIyPfUQbpzhkC42M/w640-h346/nuoi-duong-cham-soc-cay-huong-01.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyqyjNGIDKTjrhgdmWiOnRTD8qS_3lSBuWxn30M_GdPLZD49nO8lTrubTOeVRaguhctu6dpI37fbreT3s_G9CXmF9AJLLgO8ogfBDf6GYHU6LTjgVqwgnWdlFyjLdmodpWp_ytWYsIFODiGJ7n2KQaGrowkGKMzFGQ4vwUQju-xjtSIyPfUQbpzhkC42M/s72-w640-c-h346/nuoi-duong-cham-soc-cay-huong-01.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-cay-huong-chon-huong-nuoi.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-cay-huong-chon-huong-nuoi.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục