1. Đặc điểm của loài cầy hương
Phân loại, phân bố
Cầy hương hay Cầy vòi hương (có nơi còn gọi là chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi) là một trong những loài thú ăn thịt nhỏ thuộc họ Cầy (Viverridae), bộ Ăn thịt (Carnivora), lớp Thú (Mammalia). Tên khoa học Viverricula indica.
Hiện nay có khoảng trên 200 chủng loại chồn khác nhau, riêng chồn hương là đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật có 1 túi xạ, chất xạ sánh như mật ong, màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng, chất xạ này của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.
Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam chồn hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi, trung du và có 3 loại thường được nuôi ở Việt Nam:
+ Loại thứ nhất: Có lông màu xám tro ngả vàng, có 4-6 dải sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân. Đây là giống cầy hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở Việt Nam.
+ Con đực trưởng thành thường nặng 5-7 kg,
+ Con cái từ 3-5kg.
Tuy cầy hương là loài thú hoang dã, không dễ thuần hóa nhưng đây là giống dễ nuôi hơn cả. Giống cầy hương này nuôi nhanh lớn, đẻ từ 1-5 con một lứa.
Cầy hương có màu xám tro ngả vàng
Loại thứ hai: có lông màu xám tro hay lông mốc ngả đen có các đốm đậm màu hơn nổi trên nền lông. Loại chồn này có thân ngắn hơn loại thứ nhất, nhìn có vẻ mập hơn nhưng trọng lượng con trưởng thành nhẹ cân hơn. Đặc điểm của loại này là ghét bầy đàn, thích sống cô độc, tính tình hung dữ, đôi lúc rất năng động hay cắn nhau nếu sống gần nhau và chúng có thể ăn cả con nhỏ.
Cầy hương có lông màu xám mốc
Loại thứ 3: loại này có lông vàng hay đốm đỏ.
+ Con đực trưởng thành nặng 2,5-3kg
+ Con cái chỉ nặng từ 1,2-1,5kg
Loại này cũng dữ tính biểu lộ sự hung hăng, tuy bé hơn hai loại trên nhưng mắn đẻ hơn, động dục sớm.
Cầy hương có màu lông vàng
Cầy hương loại này nuôi 6-8 tháng đã động dục, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-6 con.
Đặc điểm hình thái
Cầy hương có thân hình nhỏ, trông giống con mèo. Cầy hương là loại thú ăn thịt, ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình.
Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình 55-75cm, nặng trung bình từ 3 - 5 kg.
- Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có 5 ngón.
- Đầu dài, mõm nhọn
- Mặt có 2 – 3 đốm trắng cạnh mắt hoặc vệt sáng trắng ở trán qua đến tai phần mũi, má, tai và phần dưới đùi có màu lông đen.
- Bộ răng có 36-40 chiếc
- Tai tròn và rất thính
- Hai mắt lớn và cực tinh anh, có thể nhìn xuyên trong bóng đêm.
Phần hông có các vệt đen hay đốm đen mờ xếp thành hàng dọc chạy từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn).
Đuôi dài từ 35-50 cm (khoảng 2/3 thân) có vệt không rõ hoặc màu đen ở phần gốc đuôi, phần mút đuôi thường có màu đen, tuy nhiên ở một số cá thể có thể trắng.
Các vòng đen trắng hoặc đen nâu xen kẽ nhau (thường từ 7-10 vòng tùy theo loài)
Bộ lông có tính biến dị lớn: Bộ lông màu xám mốc hoặc hung mốc, mút lông phớt đen. Dọc theo cơ thể, phía trên lưng của chồn hương có 4 dải lông màu vàng nhạt hoặc xám nhạt hơn so với lông toàn thân, tạo nên các vệt sọc dưa chạy dài dọc theo thân từ cổ đến đuôi.
Đối với con trưởng thành có chiều dài từ mõm đến hậu môn khoảng 50-60cm, riêng phần đuôi dài từ 36-42cm.
Tuổi thọ trung bình của cầy hương:
+ Trong tự nhiên 8-9 năm
+ Trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm
Cầy hương các vết dọc dưa chạy dài từ cổ đến đuôi
Tập tính sống của cầy hương
Chồn hương là loại thú hoang dã. Ngoài tự nhiên có một số loại có cách sống bầy đàn nhưng cũng có nhiều chủng loại chỉ sống và đi kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản.
Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang hốc, kẽ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn.
Vào mùa thức ăn khan hiếm, cầy hương đói không ngủ được cũng phải đi kiếm ăn vào cả ban ngày. Tuy nhiên ban ngày cầy hương vẫn thích chọn chỗ có bóng tối, tránh ánh sáng.
Đặc tính của cầy hương là có sự phân chia lãnh thổ, sống đơn lẻ trong tự nhiên, chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản nên có sự tranh giành, đánh dấu lãnh thổ. Vào mùa động dục tất cả những con trưởng thành cả đực và cái đều dữ hơn bình thường.
Cầy hương là loại ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt hôi hám, bụi bặm. Chúng không đi vệ sinh lung tung mà thường đi ở chỗ nhất định, kín đáo.
Lợi dụng tập tính này nhiều bà con nông dân trồng cà phê chín có cầy hương vào vườn ăn cà phê vào ban đêm, sáng ra chỉ đến một chỗ nhất định để lượm phân của nó, phơi trong bóng râm rồi sơ chế cà phê chồn.
Cầy hương đang ăn cà phê
Đặc điểm sinh học
Cầy vòi hương là loài ăn tạp, thức ăn tự nhiên bao gồm cả thực vật lẫn động vật, tuy nhiên loài này thường ăn thực vật nhiều hơn động vật.
Thành phần thức ăn thực vật chủ yếu gồm: + Các loại quả vả, chuối, xoài…
+ Các loại rau xanh hoặc cỏ
+ Rơm khô
Cầy vòi hương ăn quả chín kỹ (chín mọng), nhằn vỏ, nuốt hạt và hạt theo phân ra ngoài.
Thức ăn là động vật gồm:
+ Côn trùng
+ Cua, ốc
+ Ếch đồng.
Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn ưa thích của cầy hương:
+ Côn trùng
+ Chuột
+ Chim nhỏ
+ Thằn lằn
+ Sâu bọ + Trứng.
Trứng- Thức ăn ưa thích của cầy hương
1.5. Đặc điểm sinh sản của cầy hương
Cầy vòi hương sinh sản quanh năm và thường tập trung vào các thời điểm tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa 2 - 6 con
Trong điều kiện nuôi: Mùa động dục và sinh sản của Cầy nuôi không rõ ràng, hiện tượng động dục ở Cầy nuôi có thể xảy ra quanh năm. Nếu chăm sóc kỹ và cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, điều độ, cầy nuôi sẽ động dục thường xuyên hơn.
Biểu hiện động dục ở Cầy hương nuôi: Có thể Cầy nuôi thuần hóa hiền lành và sống chung với nhau rất hòa thuận nhưng khi động dục cả con đực và con cái đều dữ hơn bình thường.
Cầy cái: vào thời gian động dục Cầy cái thường bỏ ăn khoảng 3 ngày, phá chuồng, ra những tiếng kêu lạ như túc..túc, chét…chét
Cầy đực: Tiết ra mùi thơm từ xạ hương để quyến rũ con cái
2. Phân biệt cầy hương đực và cái
Cầy hương đực:
- Khi còn nhỏ nếu đặt nằm ngửa ta có thể thấy gai giao cấu.
- Khi trưởng thành con đực thường to và lanh lẹ hơn con cái, có tinh hoàn lớn lộ ra phía sau mông.
Cầy hương đực dưới bụng giữa hậu môn và dương vật có một túi, phần giữa túi xạ có 2 lỗ thông, phía trên phủ dầy lông, đồng màu với lông trên bụng cầy hương. Trong túi xạ có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh như mật ong, màu nâu đỏ có mùi thơm nồng. trong thành phần của xạ có amoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các thành phần hợp chất hương hữu cơ…Đây là “vũ khí” của con đực để “chinh phục” con cái khi vào mùa sinh sản.
Cầy hương cái:
+ Khi còn nhỏ không có gai giao cấu lồi ra ngoài.
+ Khi trưởng thành cầy hương cái thường có 6 vú và chia đều thành 2 hàng. Ở giai đoạn chửa và nuôi con vú phát triển. Cầy con khi mới sinh cho đến 10 ngày tuổi hoàn toàn bú sữa mẹ.
3. Chọn cầy hương giống nuôi thịt
Chọn những con:
+ Khỏe mạnh
+ Nhanh nhẹn
+ Màu lông xám hoặc màu xám mốc
Trọng lượng sơ sinh không quá nhỏ vì nếu nhỏ rất khó nuôi. Nên chọn những con khi được 2-2,5 tháng tuổi đạt trọng lượng trung bình từ 500-1000g/con.
Ngoài ra, khi chọn cầy hương để tạo sản phẩm “cà phê chồn” nên chọn những cá thể cầy hương có bộ lông nền màu hung vàng (màu lông ngả sang hung vàng)
Cầy hương thịt
4. Chọn giống cầy hương nuôi sinh sản
Khi mới sinh nên chọn những con:
+ Khỏe mạnh
+ Lanh lợi
+ Lông mượt
+ Hiền lành và có khả năng gần người, không cắn nhau khi thả nuôi chung nhiều con trong cùng một chuồng.
Cầy non khoảng 1 tháng tuổi đã biết tự ăn dặm theo mẹ. Con non tự bỏ bú mẹ trong khoảng thời gian từ 2-2,5 tháng, lúc này trọng lượng trung bình đạt từ 500 – 1000g/ con.
Chọn chồn hậu bị nên chọn những con:
+ Nhanh nhẹn
+ Khỏe mạnh
+ Màu lông phù hợp với đặc điểm của giống
Khi chọn không chọn những con quá béo hay quá gầy vì ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Tốt nhất nên chọn những con có trọng lượng 1,5kg/con khi được từ 2,5-3 tháng tuổi.
Khi chọn cầy hương cái làm giống sinh sản nên chọn những con có đặc điểm:
+ Khỏe mạnh
+ Lông mượt
+ Không khuyết tật ở bộ phận sinh dục
+ Vú phát triển bình thường
Nên chọn những con có 6 vú và khoảng cách giữa các vú đều nhau.
Chọn Cầy đực giống:
+ Chọn những con to làm giống
+ Nhanh nhẹn
+ Tinh hoàn lớn lộ ra phía sau mông
Không chọn những con quá béo, còn nhỏ, tinh hoàn nhỏ thường phối giống không có kết quả.
* Chú ý
- Cầy hương chọn làm giống tùy theo mục đích nuôi nhưng luôn đảm bảo phải có nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch về gia phả rõ ràng.
- Khi lựa chọn cầy hương giống nên nuôi tỷ lệ tối đa Đực: cái = 1:1 vì cũng như nhím, cầy hương rất chung thủy. Và lại nếu quá nhiều cái mà ít đực dẫn đến kết quả đậu thai không cao.
5. Vận chuyển cầy hương giống
Vận chuyển trên xe chuyên dụng hoặc trên các xe có thùng kín. Cần nhốt cầy hương vào bao cước hoặc bao lưới trước khi vận chuyển. Cầy hương vốn nhút nhát nhưng khi bị dồn ép chúng thường phản ứng rất dữ dội và cắn gây thương tích.
Khi bắt cầy vòi hương ta nắm lấy phần cuối đuôi và giơ hông lên cao, một số con có thể cong người lên quay ngược lại và khi đó chúng ta hãy hạ cầy hương xuống để chân chạm đất, chúng sẽ chạy về phía trước hoặc chúng ta nên mang theo cây trước khi bắt Cầy hương phòng khi chúng quay ngược lại ta dùng cây khống chế hoặc đưa cây cho chúng bám, cắn.
Vận chuyển cầy hương nên vào ban ngày Cầy hương ngủ hãy bắt để vận chuyển, nếu ban ngày chúng ta có thể dùng bao cước khoét lỗ nhỏ hoặc bao lưới cước dày bắt bỏ vào buộc miệng.
Tuy nhiên, đến tối Cầy hương tỉnh ngủ sẽ phá bao chui ra. Do đó chúng ta nên bắt và vận chuyển ban ngày nếu buộc phải vận chuyển vào qua đêm chúng ta cần phải dùng lồng lưới sắt sợi lớn vì răng chúng rất sắc có thể cắn đứt lưới nhỏ.
Xem thêm:
- Bài 1. Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Xây dựng chuồng nuôi
- Bài 3. Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương
Nguồn: Chương tringf đào tạo nghề Bộ NNPTNT
Phản hồi