$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng

Chia sẻ:

Nuôi cá chình trong bể xi măng là mô hình đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương với những ưu điểm như tiết kiệm diện tích, năng suất ca...

Nuôi cá chình trong bể xi măng là mô hình đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương với những ưu điểm như tiết kiệm diện tích, năng suất cao gấp nhiều lần so với nuôi trong ao.

Thiết kế bể

Có 2 hình thức xây bể xi măng nuôi cá chình để lựa chọn đó là bể chìm hoặc bể nổi. Tuy nhiên, bể chìm được lựa chọn nhiều hơn nhờ ưu điểm chắc chắn và nhiệt độ nước bể nuôi ổn định.

Bể nuôi có diện tích thích hợp từ 60 – 70 m2. Độ sâu bể từ 1 – 1,5 m. Xung quanh khu vực bể nuôi phải bố trí hàng rào chắc chắn. Bên trên làm mái che nắng và mưa cho đàn cá. Nền và tường của bể nuôi phải láng xi măng mịn để không làm tổn thương cá trong quá trình nuôi.  Nên thiết kế nền bể nuôi có độ dốc từ 5 – 10% về phía ống cống để thuận tiện trong quá trình thay nước và vệ sinh bể. Trong bể phải bổ sung vòi sục khí (khoảng 10 vòi/bể) và sàn thức ăn (bố trí gần cống thoát nước). Ngoài ra, trong bể cần phải thả ống nhựa để làm chỗ trú ẩn cho cá.

Con giống

Cá chình giống thường được đánh bắt từ tự nhiên nên quá trình lựa chọn giống gặp rất nhiều khó khăn do bản tính vẫn còn hoang dã kết hợp với kích thước đàn không đồng đều. Để hạn chế khó khăn trong việc chọn giống, người nuôi nên tiến hành mua giống tại các cơ sở ương giống để cá con được huấn luyện thích nghi trong môi trường nuôi. Đảm bảo cá ít sợ người nhất, bơi lội tự nhiên trên mặt nước để kiếm ăn và nhanh chóng đớp thức ăn.

Lựa chọn các con giống khỏe mạnh, có kích thước đồng đều, da căng bóng, nhiều nhớt, không bị xây xát và đặc biệt không bị thương tật do mắc lưỡi câu hoặc xung điện. Không lựa chọn các con cá bị dị dạng, cong thân… do đánh bắt bằng điện hoặc bơi lùi do vướng lưỡi câu. Có thể lựa chọn nuôi cá chình bông hoặc cá chình mun sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thả giống

– Nuôi cá chình theo hình thức bể xi măng thì có thể thả nuôi quanh năm. 

– Nên thả cá giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh gây sốc cho cá.

– Túi cá giống đem về nên ngâm xuống nước trong bể từ 3 – 5 phút để trung hòa nhiệt độ giữa nước bao chứa cá và nước bể nuôi. Sau đó mới thả cá ra từ từ.

– Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển hay bị xây xát và thường có ký sinh trùng bám ngoài da. Vì vậy, trước khi thả nuôi, nên tắm phòng bệnh cho cá chình giống bằng nước muối 15 – 30‰ từ 5 – 10 phút, hoặc tắm bằng Povidine liều lượng 5 ml/m3 nước.

Tùy theo khả năng của người nuôi và cỡ cá giống mà thả cá với mật độ khác nhau, thông thường khoảng 4 – 10 con/m2 với kích thước cá từ 25 – 100 g/con.

Quản lý, chăm sóc

Thức ăn nuôi cá chình có tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 – 75%, tinh bột 25 – 30% và một ít vi lượng, vitamin. Thức ăn của cá có tỷ lệ bột cá khá cao nên dễ hút ẩm và dễ mốc. Vì vậy phải chú ý bảo quản tốt, thời gian bảo quản không quá 2 tháng.

Cho cá ăn một ngày 2 lần vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 2 – 3 giờ chiều. Vào mùa hè, buổi sáng cho ăn sớm hơn 1 – 2 giờ và buổi chiều cho ăn muộn hơn 1 – 2 giờ. Lượng thức ăn dao động 2 – 10% trọng lượng thân, tùy từng giai đoạn cá.

Trong thời gian nuôi, cứ sau mỗi tháng nên tiến hành phân cỡ một lần. Tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và nhanh lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn ăn từ 1 – 2 ngày. Khi thời tiết bất thường, cần trộn Vitamin C, men tiêu hóa và Beta-glucan vào thức ăn, cho cá ăn trong 3 – 5 ngày.

Tiến hành thay nước bể nuôi thường xuyên: Giai đoạn 3 tuần đầu, cứ 2 – 3 ngày thay nước 1 lần; Từ tuần thứ 4 trở đi, mỗi ngày thay nước 1 lần; Tháng cuối, mỗi ngày thay nước 2 lần.

Thu hoạch

Sau khoảng 1 năm nuôi cá chình thương phẩm, cá có thể đạt 1 – 1,5 kg thì tiến hành thu hoạch cá. Cần tiến hành đánh bắt nhanh và hạn chế xây xát da cá, làm giảm chất lượng thịt cá.

Cá thu hoạch được nhốt trong bể nước sạch có sục khí, hoặc giai để cho cá khỏe, chịu đựng được mật độ cao thuận tiện cho việc vận chuyển sống đến thị trường tiêu thụ.

Trong quá trình nuôi, môi trường bể nuôi cần đảm bảo các chỉ tiêu sau: pH ở 7,5 - 8,5; nhiệt độ thích hợp từ 25 - 28oC; hàm lượng ôxy hòa tan duy trì từ 4 mg/l trở lên; độ trong thích hợp ở 30 - 40 cm. Thường xuyên vệ sinh bể nuôi, hàng ngày gom phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy lại và xả ra ngoài.

Lê Loan

Nguồn:  Thủy sản Việt Nam

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgzh_fOuTjksGZNIH7yLXJnWKvcfnmrxNphI7x2uD7Sx3nbVbgXmeVX9U2r4Rv4SeZJJ4laqRqDMsslmA3RB5PpUe3Fu49soRTpJsbXMjTbN1iVen-LvivLoy4i_YlVmsO4INVm-nF1PGWp_RoxkhbKfEhQ-WgNdmeKYVnYPxA4TquWbfAQPcSkKYv5UGY/w640-h394/nuoi-ca-chinh-trong-be-xi-mang-02.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgzh_fOuTjksGZNIH7yLXJnWKvcfnmrxNphI7x2uD7Sx3nbVbgXmeVX9U2r4Rv4SeZJJ4laqRqDMsslmA3RB5PpUe3Fu49soRTpJsbXMjTbN1iVen-LvivLoy4i_YlVmsO4INVm-nF1PGWp_RoxkhbKfEhQ-WgNdmeKYVnYPxA4TquWbfAQPcSkKYv5UGY/s72-w640-c-h394/nuoi-ca-chinh-trong-be-xi-mang-02.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-ca-chinh-trong-be-xi-mang.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-ca-chinh-trong-be-xi-mang.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục