$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Những điều cần biết về cây bạch đàn

Chia sẻ:

Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồ...

Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.


Cây bạch đàn mọc sừng sững giữa rừng

Tiên khởi ở Mền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là cây Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm . Sau đó ngành lâm nghiệp chế độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà, nhưng xin đừng nhầm lẫn với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.

Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc hà được Bộ Lâm Nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn, có tên khoa học là Eucalyptus spp. Thuộc họ thực vật Sim (Myrtaceae). Không phải chỉ có một cây Bạch đàn mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ, chieucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển cho đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.

Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn như:

+ Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng

+ Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển

+ Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên – Huế

+ Bạch đàn liễu: Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc VN

+ Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả

+ Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên

+ Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa

+ Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt

+ Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, v.v.

Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm mà trước đây bác sĩ Bùi Kiến Tín gọi là dầu Khuynh diệp . Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụ t khoản 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Trước năm 1975, người ta đã nhầm lẫn trồng rừng Bạch đàn tập trung thuần loại ở Miền Trung Việt Nam nhằm mục đích phủ xanh và phủ nhanh đất trống đồi trọc nhưng kinh nghiệm cho thấy, cây Bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì. Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn bằng cách loài cây họ Ðậu như Keo lá tràm, Keo tai tượng hoặc Keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất.

Ở Việt Nam, do gỗ bạch đàn thường đốn chặt khoảng 5-7 năm để làm cây chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào gọi là ván okal (panneau de copaux) nên cho rằng bạch đàn là lọai gỗ mềm và kém chất lượng khi làm đồ mộc gia dụng, trong khi ở nước Úc, các rừng bạch đàn có tuổi trên 70-80 năm, cây cao đến 50-60 mét, đường kính trung bình đến cả mét và gỗ được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến dồ mộc gia dụng, xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng.

Câu Hỏi Thường Gặp

Nguồn gốc của bạch đàn từ đâu?

Cây bạch đàn không phài là loại cây mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.

Ở Việt Nam có những loại bạch đàn nào?

1. Bạch đàn đỏ; 2. Bạch đàn trắng; 3. Bạch đàn lá nhỏ; 4. Bạch đàn liễu; 5. Bạch đàn chanh; 6. Bạch đàn lá bầu; 7. Bạch đàn to; 8. Bạch đàn ướt; 9. Bạch đàn Mai đen.

Đặc tính của cây bạch đàn là gì?

Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm.

Nguồn: FarmVina

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Những điều cần biết về cây bạch đàn
Những điều cần biết về cây bạch đàn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1rTWjfMQT70SyLrZtNIw-hnUzZy8rODTigLDjrNi7EYDIYMyaj1nZYCBcGi8-3Voi0viQqP8r8NjENOSTVgc0cVu-MQgQE9wL2n6Mrti_F9XC1oK5kPGCI5pm-p3zV5Up6SxV39VnhYnZY-lW0jX0nPHjIaRDTq85lIJLyJu494k3su6CRgvhskfcUqM/w640-h400/nhung-dieu-can-biet-ve-cay-bach-dan-1%5B1%5D.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1rTWjfMQT70SyLrZtNIw-hnUzZy8rODTigLDjrNi7EYDIYMyaj1nZYCBcGi8-3Voi0viQqP8r8NjENOSTVgc0cVu-MQgQE9wL2n6Mrti_F9XC1oK5kPGCI5pm-p3zV5Up6SxV39VnhYnZY-lW0jX0nPHjIaRDTq85lIJLyJu494k3su6CRgvhskfcUqM/s72-w640-c-h400/nhung-dieu-can-biet-ve-cay-bach-dan-1%5B1%5D.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2023/03/nhung-ieu-can-biet-ve-cay-bach-an.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2023/03/nhung-ieu-can-biet-ve-cay-bach-an.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục