Mối thường gây hại trên rừng mới trồng thay thế rừng nghèo kiệt. Mối chủ yếu gây hại trên rừng trồng bằng cây con gieo ở vườn ươm. Chúng ít gây hại trên rừng trồng tái sinh hạt.
Là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, chia làm 2 loại: Mối có sinh sản gồm mối chúa, mối vua, mối giống và mối không sinh sản gồm mối lính, mối thợ chúng sống thành từng tổ đông tới hàng vạn con.
– Đặc điểm gây hại: Ở rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi, mối cắn gốc thân và rễ. Ở rừng cây lớn, mối cắn rễ và vỏ thân tạo những đường hầm xung quanh thân làm cây héo, chết.
Mối thường gây hại trên rừng mới trồng thay thế rừng nghèo kiệt. Mối chủ yếu gây hại trên rừng trồng bằng cây con gieo ở vườn ươm. Chúng ít gây hại trên rừng trồng tái sinh hạt.
Tỷ lệ gây hại trung bình khoảng 20 – 30%, có nơi lên đến 70%.
– Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh, chặt tỉa bớt cành nhánh tạo độ thông thoáng; tránh trồng xen các loài cây mẫn cảm với mối như bạch đàn, thông, tre, luồng…
Sau khi trồng, nếu điều tra thấy có nhiều mối xâm nhập có thể làm những hố nhử mối bằng cành lá.
Mỗi ha có thể đào 5 – 7 hố, sâu khoảng 60 cm, đường kính rộng 60 cm. Cho cành, nhánh, lá mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất, tưới nước nhử mối.
Khi thấy mối xông dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt cả bầy trong hố hoặc dùng loại thuốc vi sinh trừ mối tận gốc phun vào hố để chúng mang về tổ lây nhiễm diệt cả đàn.
Khi phát hiện ra tổ có thể phá vỡ tổ mối, đường nối giữa tổ và nơi mối gây hại bằng cách rắc thuốc Thiodan 355, có thể hạn chế mối phá hại được rừng keo trong thời gian 6 – 9 tháng.
3. Bệnh phấn trắng lá keo
Do nấm Oidium sp gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá non, chồi non để hút dinh dưỡng làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, nhưng lá không rụng.
Bệnh bắt đầu phát sinh vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3 – 4. Trong điều kiện thích nghi và thời tiết âm u bệnh rất dễ lây lan thành dịch.
Sợi nấm có thể qua đông trên đốm vàng của lá già để năm sau xâm nhiễm lá mới.
4. Bệnh thán thư (đốm than)
Do nấm Colletotrichum gloeosporioi gây ra. Bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép lá.
Lúc đầu lá mất màu rồi lan rộng dần vào phiến lá, vết bệnh có thể làm khô đến nửa lá. Vết bệnh màu nâu xám hoặc nâu đen, trên bề mặt vết bệnh có các đốm, chấm đen nhỏ, lúc trời ẩm có thể thấy nhiều bộ màu hồng.
Trên cành non vết bệnh lõm xuống, chung quanh có viền đen và giữa vết bệnh có các chấm đen nhỏ.
Bệnh gây hại cây keo ở vườn ươm và rừng trồng, làm cây sinh trưởng chậm. Bệnh phát triển mạnh vào tháng 3 – 5, tháng 6 giảm dần.
5. Bệnh đen thân
Do nấm Macrophomina phaseolina Tassi gây ra. Ban đầu gốc biến thành màu nâu, lá mất màu xanh, bệnh phát triển dần lên ngọn làm lá khô héo rũ xuống phần vỏ thân co ngót, tầng trong vỏ thối đen, xốp hoặc dạng bột.
Trong đó mọc nhiều hạch nấm màu đen. Nấm bệnh có thể xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu đen và lan dần đến phần rễ cây, nhổ cây lên chỉ còn lại phần gỗ.
Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ mặt đất lên cao, phần gốc cây bị tổn thương tạo điều kiện cho bệnh xâm nhập gây hại.
Ở những khu vực tích tụ nhiều nước, tỷ lệ cây bệnh càng tăng lên rõ rệt. Sau thời tiết mưa phùn 10 – 15 ngày bệnh bắt đầu phát sinh.
Về sau tăng dần đến tháng 10. Nặng nhất là các tháng 6, 7, 8.
6. Bệnh nấm hồng
Do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra ở những vùng có lượng mưa cao.
Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, dấu hiệu đầu tiên bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy có những đám màu trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ thân cây hay cành cây ở phía bị che bóng thường ở vị trí từ 1/5 đến 1/4 chiều cao của cây tính từ ngọn.
Đến cuối mùa mưa, lớp màu hồng da cam này nhạt dần màu trở nên màu trắng bẩn, vỏ cây bị nứt ra, để lộ một phần gỗ, sợi nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây cũng như toàn bộ lá của của cây từ chỗ bị nấm xâm nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết có màu nâu và không rụng ngay.
Đỉnh ngọn cây bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gốc, cây mọc chồi mới. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.
Biện pháp phòng trừ bệnh hại keo tai tượng
Từ kết quả được rút ra từ các mô hình thực nghiệm được triển khai ở Lâm trường Đạ Tẻh (Lâm Đồng), Phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đưa ra những khuyến cáo về cách phòng trừ các bệnh hại trên cây keo tai tượng như sau:
Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm.
Sử dụng dung dịch Bordeaux có thành phần và tỷ lệ CuSO4: CaO: H2O = 1:2:10 rất có hiệu quả khi phòng trừ bệnh nấm hồng.
Tuy nhiên việc phòng trừ các loại dịch bệnh nói chung và bệnh phấn hồng nói riêng cho các cây rừng thường có chi phí lớn. Một số giải pháp sau đây có thể được áp dụng:
– Khơi thông mương rãnh nhằm hạn chế rừng trồng keo bị úng ngập sau những cơn mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại.
– Điều tra thường xuyên, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bị bệnh còn ít, sử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1% phun hoặc quét lên các vết bị bệnh.
– Chặt bỏ toàn bộ cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng đưa ra khỏi rừng để tiêu diệt nguồn xâm nhiễm.
– Không trồng các dòng quá mẫn cảm với bệnh gần các lô trồng keo.
– Chiến lược lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế cao là tuyển chọn các dòng, xuất xứ có khả năng kháng bệnh trồng trên các lập địa có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt những vùng có lượng mưa trên 2.000 mm/năm.
– Theo NNVN
Phản hồi