$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật trồng Đước đôi

Chia sẻ:

ĐƯỚC ĐÔI Tên khác: Đước  Tên khoa học:       Rhizophora apiculata  BL. Họ thực vật: Đước (Rhizophoraceae) (Nguồn chính: Ngô Đình Quế, 2010)...

ĐƯỚC ĐÔI

Tên khác: Đước

 Tên khoa học:      Rhizophora apiculata BL.

Họ thực vật: Đước (Rhizophoraceae)

(Nguồn chính: Ngô Đình Quế, 2010)

1. Đặc điểm hình thái

Là loài cây gỗ ngập mặn thường xanh, cây có thể cao tới 30 m, đường kính đến 0,7m. Thân tròn thẳng, với vài đôi cặp mấu cành nằm cách đều nhau khoảng 0,5-0,7m, tán lá xanh đậm, rễ chân nơm cao tới 3 m, vỏ cây mầu xám nâu đến nâu đen với nhiều vết nứt dài.

Lá đơn mọc đối, hình bầu dục dài 10-15cm, rộng 4-6cm, gốc lá hình nêm, đầu nhọn, mặt dưới có nhiều chấm đen, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ không rõ, cuống lá dài 1,5-2cm, lá kèm hình búp dài 4- 8 cm rụng sớm.

Hoa nhỏ, mầu vàng nhạt tạo thành tụ tán 2 đến 4 bốn bông trên một cuống dài 0,5-1cm, mọc từ nách lá.

Quả hình trái lê ngược, dài 2-2,5 cm, vỏ ngoài mầu nâu, nhám với 2 tay đài còn lại mầu vàng hay đỏ nhạt khi chín chứa một hạt không phôi nhũ, hạt nẩy mầm trên thân cây mẹ cho ra cây mầm dài 15-25cm, còn gọi là trụ mầm.

Ở Cà Mau Đước đôi ra hoa từ tháng 11 đến tháng 1, quả chín vào tháng 7 đến tháng 9.


2. Đặc tính sinh thái

Ở Việt Nam, Đước đôi phân bố tự nhiên trên diện rộng từ Quảng Trị đến Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng phát triển mạnh nhất ở bán đảo Cà Mau, từ vĩ độ 8º50’ đến 9º20’ Bắc, nhiệt độ không khí trung bình năm 26,5ºC. Trong năm không có tháng lạnh (nhiệt độ không khí <20ºC), nhiệt độ của nước biển quanh năm luôn ≥25ºC. Lượng mưa khá cao từ 2500- 2800mm/năm.

3. Giống và tạo cây con

Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vận chuyển cây con. Vườn ươm bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, có bờ bao xung quanh để bảo vệ. Vườn phải đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc, tránh nơi thuỷ triều rút quá nhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.

Quả Đước được thu gom từ những rừng Đước sinh trưởng tốt, có tuổi từ 10-30, cây có đường kính 8- 20cm và chiều cao trên 12m, sinh trưởng khoẻ mạnh không bị sâu bệnh. Quả Đước bao gồm cả trụ mầm bắt đầu chín từ tháng 7- tháng 12, nhưng thời gian thu vớt quả đước tốt nhất từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch (thời gian sau quả đước bị sâu nhiều).

Thu lượm quả chín trên mặt nước, khi thuỷ triều đưa ra biển rồi dạt vào những bờ biển thoai thoải hoặc thu hái trực tiếp từ cây mẹ bằng cách rung cho quả  rụng xuống. Quả lấy giống phải còn nguyên vẹn, không có rễ ở trụ mầm, không bị sâu hại. Quả dài 20- 25 cm. Mỗi kg chứa khoảng 40 quả.

Quả sau khi thu hái về phải tiến hành phân loại. Loại bỏ những quả còn non, những quả bị sâu bệnh, bị cáy, còng cắn ngang thân. Quả giảm tỷ lệ nảy mầm rất nhanh khi ở điều kiện bình thường, do đó sau khi thu hái về phải cấy vào bầu ngay, khi không cấy kịp thời cần bảo quản bằng cách: để quả giống ở nơi có dòng nước chảy, dưới bóng râm; nếu để ở nơi khô ráo, thì phải rải đều thành một lớp mỏng, dày không quá 20 cm, mỗi ngày phải tưới nước 2 lần cho quả Đước giống, một lần vào sáng sớm, một lần vào buổi chiều. Thời gian bảo quản không quá 15 ngày.

Dùng vỏ bầu Polyetylen mầu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền cao để khi đóng bầu, chịu được ngâm trong nước biển hoặc quá trình chăm sóc vận chuyển cây con đi trồng rừng không bị hư hỏng.

Túi bầu có đáy, đường kính 15cm, cao 20cm, đục các lỗ nhỏ có đường kính 0,5cm xung quanh để thoát nước.

Sử dụng 95% loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu (đất được lấy ở tầng mặt có độ sâu 0- 20cm, pH= 6,5- 7,0; tổng muối tan 1-2%. Trộn  3% supe lân Lâm Thao với 1-2% phân bò khô tính theo trọng lượng bầu.

Trang mặt luống cho phẳng, nhặt sạch cỏ. Kích thước luống đặt bầu 1,0m x1,0m hai luống cách nhau 50cm, có rãnh thoát nước khi thủy triều rút.

Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu.

Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với  phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

Trụ mầm cấy trực tiếp 1/3 chiều dài (5-7cm) vào bầu đất. Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả. Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão

Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào quả. Sau khi cấy quả thường bị một số loài giáp xác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển, hà sun…tấn công. Vì vậy, thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm.

Đất thích hợp cho trồng rừng đước là đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích giầu bùn, cát phấn và sét. Đất có độ thành thục từ dạng bùn chặt đến sét mềm và sét, thích hợp nhất là dạng đất sét mềm (chân đi lún sâu từ 5- 30 cm, thích hợp nhất là 15- 20cm). Đất ngập triều khi triều cao trung bình và số giờ ngập nước triều 3- 4giờ/ngày.

Độ mặn nước biển thích hợp nơi trồng rừng từ 1-2%o. Trên dạng đất sét rắn chắc, đi không lún mà chỉ ngập nước khi thuỷ triều cao bất thường hay đất nhiều cát, mặt đất có nhiều cỏ chịu mặn trồng rừng cây sinh trưởng và phát triển rất kém.

Trồng thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu hoặc trồng hỗn loài với Dà quánh, Đưng, Mắm trắng, Vẹt.

Mật độ trồng rừng thuần loài 10.000 cây/ha, cự ly 1,0m x 1,0m.

Trên đất thích hợp có thể trồng với mật độ 20.000 cây/ha. Cự ly trồng 0,7m x 0,7m.

Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 7 đến 15 tháng 10 dương lịch, tốt nhất là tháng 7đến tháng 9 dương lịch.

Trồng cây khi thuỷ triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 1m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 3m, lắp răng dài 10cm với khoảng cách 1m x 1m (Giống như một cào cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc.

Đối với cây có bầu thì rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránh xâm nhập mặn, cây dễ bị chết.

Trong 4 năm đầu khi rừng đước chưa khép tán, tiến hành chặt bỏ các cây gỗ tạp và thực bì tự nhiên mọc xen lẫn với rừng đước (nếu có). Từ năm thứ 5 trở đi rừng đước hoàn toàn khép tán bắt đầu tiến hành tỉa thưa.

Sau khi trồng rừng từ 2-6 tháng, cần vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá nếu có tạo điều kiện cho cây con quang hợp tốt.

Bắt cua, còng, ốc ăn lá cây. Khi phát hiện sâu non dùng tay bắt giết, hoặc rung cây cho sâu rơi để giết.

Bảo vệ các loài ký sinh  thiên địch như chim ăn sâu, một số loài côn trùng có lợi như bọ ngựa, các loài ong ký sinh trên trứng và sâu non của sâu hại cây ngập mặn.

Chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hoá chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện lan tràn với mật độ cao, có nguy cơ bùng nổ thành dịch. Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, chóng phân giải, ít độc hại với người và gia súc như các loại thuốc có gốc Perythroide.

Đánh giá tiêu chuẩn cây trồng sau 2 tháng theo tỷ lệ sống nếu lớn hơn 85% là đảm bảo tỷ lệ thành rừng (theo quy định đối với cây ngập mặn là 70%). Nếu tỷ lệ sống <85% cần tiến hành trồng dặm để đạt mật độ, đặc biệt nếu cây chết >50% phải thanh lý và trồng lại. Số lá trung bình một cây là 3-4 lá.

5. Khai thác, sử dụng

Gỗ mầu trắng hồng, cứng, nặng, dùng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, ván sàn. Vỏ cây chứa nhiều tanin.

Sau khi rừng trồng khép tán 4-5 năm, chậm nhất là 1 năm sau phải tiến hành chặt nuôi dưỡng ở tuổi 5-6, cường độ tỉa 35-50%; ở tuổi 11-12, cường độ tỉa 30-35%, số cây còn lại 5000-6000 cây/ha; ở tuổi 20-21, cường độ tỉa 30- 35%, số cây còn lại 2500-3000 cây/ha.

Đến khi khai thác chính ở tuổi 30, mật độ còn lại khoảng 2000 cây/ha, trữ lượng trung bình là 300-320 m3/ha.

Việc khai thác rừng phải thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định tại quyết định số 02/1999-QĐ-BNN-PTLN, này 05/01/1999.

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật trồng Đước đôi
Kỹ thuật trồng Đước đôi
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUr_bx3nBHUk0aBXiC4Z_UTslIloh3PottsVWCYzK9b0NlcSkX0nJYokKmmLfeSndciCft3w1FSqgfHzmtbQfijwpikBT1adxE3GO_whTnoCVucIZq0gfntwIMoHYriRKA1wSegmc5fJn1xdBt8mUh3lCmwCvolEZuEKpBx16UN7d8iSRcPt67o_kzhXs/w640-h446/ky-thuat-trong-duoc-doi%5B1%5D.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUr_bx3nBHUk0aBXiC4Z_UTslIloh3PottsVWCYzK9b0NlcSkX0nJYokKmmLfeSndciCft3w1FSqgfHzmtbQfijwpikBT1adxE3GO_whTnoCVucIZq0gfntwIMoHYriRKA1wSegmc5fJn1xdBt8mUh3lCmwCvolEZuEKpBx16UN7d8iSRcPt67o_kzhXs/s72-w640-c-h446/ky-thuat-trong-duoc-doi%5B1%5D.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2014/05/ky-thuat-trong-uoc-oi.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2014/05/ky-thuat-trong-uoc-oi.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục