• Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result

Kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng

Lê Phương by Lê Phương
27 Tháng Năm, 2023
in Kỹ thuật chăn nuôi, Chăn nuôi gia cầm, Nuôi Vịt, Ngan, Ngỗng
0
Kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng

Kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng có các giống sau: Vịt cỏ, Vịt Khaki Campbell, Vịt CV 2000 Layer

Kỹ thuật nuôi vịt lấy trứngI. CÁC GIỐNG VỊT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT TRỨNG:

a. Vịt cỏ:

Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.Nuôi vịt cỏ để lấy trứng và kết hợp lấy thịt theo thời vụ (vịt chạy đồng).
Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, con mái cỏ màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn có màu xám, lông trắng đen, trắng tuyền. Con trống lông ở cổ có màu xanh đen, màu vàng xanh.Vịt cỏ tầm vóc nhỏ bé, bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng 1,5-1,7kg, vịt mái nặng 1,4-1,5kg.
Sản lượng trứng 200-225quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64-65gr/quả.Trứng có tỷ lệ phôi cao.

b. Vịt Khaki Campbell:

Vịt Khaki Campbell có nguồn gốc từ nước Anh được nhập nội vào nước ta cuối năm 1989. Con trống có màu lông kaki, đầu và cổ màu đen, chân và mỏ màu xám. Con mái lông màu kaki.Trong điều kiện sản xuất đại trà, vịt bắt đầu đẻ lúc 140-150 ngày tuổi. Sản lượng trứng 250-280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65-75gr/quả.Trứng có tỷ lệ phôi cao trên 90%. Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94%.

c. Vịt CV 2000 Layer:

Vịt CV 2000 Layer nhập vào nước ta năm 1997. Cả vịt mái và vịt trống có màu lông trắng tuyền, khối lượng 8 tuần tuổi đạt 1,4kg/con. Vịt bắt đầu đẻ trứng lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng vịt vào đẻ đạt 1,8-2,0kg/con. Sản lượng trứng 285-300 quả/mái/năm, trứng to, khối lượng 70-75gr/quả. Vịt CV 2000 Layer thích hợp nuôi nhốt kết hợp chăn thả, nhất là 2 dòng có triển vọng CVL1­­, CVL4…

II. CHUỒNG VỊT

– Chuồng phải thoáng mát, ấm và kín vào mùa đông, mát về mùa hè.
– Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp ngói, fibroximăng, lá cọ, rạ đều được.- Nền chuồng phải cao, không gồ gề được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám, chát động chuồng phải khô sạch.
– Diện tích chuồng nếu nuôi nhốt: 1m2 cho 30-32 vịt dưới 10 ngày tuổi ; cho 18-20 vịt từ 11-20 ngày tuổi ; cho 4-5 vịt từ 21 ngày tuổi trở lên.- Diện tích sân chơi nếu chăn thả: 20 m2 cho vịt từ 20 ngày tuổi trở lên.
– Vệ sinh chuồng sau mỗi lứa nuôi gồm các công việc sau: + Cọ rửa sạch sẽ chuồng rồi để khô ráo thì tẩy uế.
+ Phun thuốc sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezil 5%. + Quét vôi lên vách tường cao 0,8-1m.
– Cho vịt ăn uống ở ngoài chuồng để giữ chuồng được khô sạch.- Sau khi vệ sinh chuồng, cần để trống chuồng 5-7 ngày mới nuôi lứa khác.
– Chất độn chuồng phải được phơi khô và được xử lý bằng Formol 2%. Chuồng được độn dày 5-8cm tuỳ theo thời tiết từng mùa và tuỳ theo tuổi vịt.

III.KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VỊT CON TỪ 1 ĐẾN 20 NGÀY TUỔI:

a. Chọn vịt con mới nở:

Cần chọn vịt con lông mượt, rốn khô, mắt sáng, nhanh nhẹn. Chân và mỏ bóng, không có khuyết tật.

b. Kỹ thuật gột vịt con:

– Chuồng sau khi tẩy uế, khử trùng thì rải đều chất độn vào chuồng. Bật đèn, lò sưởi cho chuồng ấm trước khi thả vịt con vào chuồng.- Chuồng ở nơi khuất gió, thoáng ấm. Dùng cót quây vịt vào 1 góc ấm và nới cót quây theo độ lớn của vịt.
– Cho vịt ăn no, đủ chất, uống nước đầy đủ và sạch sẽ. Thức ăn cho vịt đảm bảo 20% protein, năng lượng 2.900 kcalo/1kg thức ăn.

– Thức ăn hằng ngày tăng dần theo tuổi vịt con, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo ngưỡng sau đây cho nhiều bữa trong ngày.

Thời gian Lượng thức ăn
Vịt 1 ngày tuổi 3,5gr/con/ngày
Vịt 5 ngày tuổi 17,5gr/con/ngày
Vịt 15 ngày tuổi 52,5gr/con/ngày
Vịt 20 ngày tuổi 70,0gr/con/ngà

– Trong trường hợp không có thức ăn công nghiệp, có thể thay thế bằng thức ăn cổ truyền với số lượng 1 ngày chia làm 4-5 bữa như sau:

Thời gian Thức ăn
Vịt 1 ngày tuổi 8gr cơm + 2gr rau hoặc bèo tấm/ngày/con
Vịt 5 ngày tuổi 10gr cơm + 3gr rau hoặc bèo tấm + 4gr mồi tươi + 2gr đậu xanh/ngày/con
Vịt 15 ngày tuổi 20gr thóc luộc + 10gr cơm + 10gr rau hoặc bèo tấm + 6gr mồi tươi + 4gr bột/ngày/con
Vịt 20 ngày tuổi 50gr thóc luộc + 8gr rau hoặc bèo tấm + 6gr mồi tươi + 16gr mồi tươi + 8gr bột đậu xanh/ngày/con

– Nước uống cho vịt con phải đầy đủ, sạch sẽ, không nóng quá 300C, không lạnh dưới 80C.
– Máng ăn, máng uống nước phải cọ rửa hàng ngày.- Hàng ngày phải kiểm tra, theo dõi đầu vịt có sự điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng khi vịt con có biểu hiện nóng quá hoặc lạnh quá. Nếu vịt chết phải nhặt ngay khỏi chuồng, vịt ốm phải nhốt riêng để có chế độ chăm sóc phù hợp.
– Không cho vịt ăn thức ăn, ôi, thiu, mốc.

IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VỊT HẬU BỊ (9 tuần -20 tuần tuổi)

– Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt hậu bị nuôi nhốt như sau:

Thời gian Thức ăn
9-10 tuần tuổ 74gr/con/ngày
14-15 tuần tuổi 80gr/con/ngày
19-20 tuần tuổi 110gr/con/ngày
Trên 20 tuần tuổi 120gr/con/ngày

– Nuôi chăn thả hàng ngày trên đồng, trưa cho vịt nghỉ nơi có bóng mát hoặc lều tạm ngoài đồng.- Lưu ý đồng, bãi kém mồi phải cho vịt ăn thêm. Những ngày gặp thời tiết xấu không chăn thả ngoài đồng phải cho vịt ăn đủ no.
– Tuần thứ 19 trở đi cho vịt ăn thêm thóc, mối tươi (tôm, cua, cá con, giun đất…). Phải đảm bảo cho đàn vịt phát triển đồng đều không có con béo quá hay gầy quá trước khi đẻ trứng.

V. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VỊT ĐẺ (từ 21 tuần tuổi trở lên)

– Chọn vịt đẻ: Khi vịt được 18 tuần tuổi chọn những con khoẻ mạnh, ngoại hình đẹp, đầu thẳng, mông nở, chăn chắc, mắt sáng, nhanh nhẹn để làm vịt mái đẻ.- Nếu nuôi để lấy trứng ấp cần có đủ sống. Chọn vịt đực tốt thả vào đàn vịt mái theo tỷ lệ 1 đực 6-8 con mái.
– Nuôi nhốt: Giai đoạn vịt đẻ cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột hay dạng viên. Có thể cho ăn thức ăn đậm đặc phối trộn phụ phẩm theo hướng dẫn. Lượng thức ăn 130-150gr/con/ngày.Cho vịt ăn uống ngoài chuồng để giữ chuồng sạch sẽ. Máng ăn, máng uống, phải cọ rửa hàng ngày.
– Nuôi chăn thả: Quy mô đàn phụ thuộc vào chất lượng, diện tích đồng bãi chăn thả và lao động. Nói chung khoảng 100-120 con/1đàn là vừa. Vịt Khaki Campbell ham hiếm mồi dễ đi tản mạn xa đàn nên bị lạc, cần theo dõi, quản lý tốt khi chăn thả.Cho vịt ăn thêm vào buổi chiều sau 1 ngày chăn thả. Thức ăn thêm bằng thóc và mồi tươi.

VI. THU NHẶT TRỨNG

Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ.
Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơnNếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ.

VII. PHÒNG BỆNH CHO VỊT:

a. Bệnh dịch tả:

Dịch tả là bệnh truyền nhiễm do viruts Herpa gây ra, có thể mắc bệnh ở mọi tuổi của vịt. Thời gian mang bệnh 3-7 ngày, vịt ủ rũ nằm bẹt trong chuồng, đi lại khó khăn, bỏ ăn, uống nhiều nước, lông xù, tiếng khàn đặc, phân màu xanh trắng, thối khẳn. Dấu hiệu đầu tiên là viêm kết mạc, mắt ướt, nước mắt chảy ra. Đến nay chưa có thuốc trị bệnh này. Tốt nhất là phải thực hiện tiêm phòng vacxin dịch tả theo lịch của Trạm thú y

b. Bệnh tụ huyết trùng:

Bệnh này do vi khuẩn Pasteusello Multoccida gây ra. Vịt có thể mắc bệnh này từ 4 tuần trở lên.
– Thể quá cấp: Vịt chết nhanh, vẫn còn béo và khó phát hiện triệu chứng bệnh.- Thể cấp: Vịt kém ăn, sốt, khát nước, miệng có chất nhớt chảy ra, phân màu trắng sau chuyển vàng lục.
– Thể mãn: Vịt bị sưng khớp đầu gối và bàn chân, đi lại khó khăn.Phòng bệnh: Tiêm văcxin tụ huyết trùng. Phòng trị dùng kháng sinh Sunfametasin 1%, Sufaquinoxalin 0,05-0,2% trộn vào thức ăn hay nước uống trong 5 ngày. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc: Streptoningcin, Tetraxylin, Neotsol, Chloran Senicol để phòng trừ theo hướng dẫn của thú y viên.

c. Bệnh phó thương hàn:

Bệnh này do 1 hay nhiều vi khuẩn Salmonella gây ra. Vịt con mắc bệnh này tỷ lệ chết 60%, khi mắc bệnh vịt con thường dồn gần lò sưởi, cổ rụt, cánh xã, bỏ ăn, khát nước, ỉa chảy phân màu trắng xám.
Bệnh này thường lây lan qua trứng, nên trước khi đưa vào ấp cần khử trùng bằng Formol 1% thuốc tím. Đảm bảo chuồng sạch sẽ, khô ráo và được khử trùng bằng Formol 0,5% -1% hay Crexil 5%.

Nguồn: Sưu tầm

Tags: nuôi vịt lấy trứngVịt chạy đồngVịt Khaki Campbell
Previous Post

Chuồng trại cho bò thịt

Next Post

Kĩ thuật nuôi tôm

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Kỹ thuật chăn nuôi

Hành trình đưa giống gà đắt nhất thế giới về Việt Nam

14 Tháng Chín, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Nuôi bồ câu an toàn

10 Tháng Tám, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Mô hình, kỹ thuật nuôi chim công làm giàu

10 Tháng Tám, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi dế mèn

10 Tháng Tám, 2023
Chăn nuôi gia cầm

Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

24 Tháng Bảy, 2023
Kỹ thuật chăn nuôi

Nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu

18 Tháng Bảy, 2023
Next Post

Kĩ thuật nuôi tôm

Discussion about this post

BÀI MỚI

Nông dân được mùa, được giá lúa Mùa

2 Tháng Mười Hai, 2023

Dư địa lớn cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường UAE

2 Tháng Mười Hai, 2023

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc

2 Tháng Mười Hai, 2023

Xây dựng ‘ngôi nhà’ chuyển đổi số cho Cục Kiểm ngư

2 Tháng Mười Hai, 2023

Kiểm ngư tăng cường giải pháp đồng bộ kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá

2 Tháng Mười Hai, 2023

XEM NHIỀU

  • Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xẻ tàu bán đồng nát ở nơi từng là ‘làng chài giàu nhất nước’

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.