• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Nuôi cá tầm thương phẩm công nghệ ‘sông’ trong ao

Lê Phương by Lê Phương
23 Tháng Năm, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mô hình nuôi cá tầm thương phẩm theo công nghệ ‘sông’ trong ao khắc phục được các yếu tố bất lợi về nguồn nước, môi trường, chi phí đầu tư.

Nuôi cá tầm trong ao đất

Cá tầm được xác định là đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và đã được phát triển tại Lâm Đồng trong hơn 15 năm qua. Hiện nay, việc phát triển cá tầm tại địa phương này chủ yếu theo 3 hình thức gồm nuôi nước chảy trong bể xi măng, nuôi lồng trên hồ chứa và nuôi nước chảy trong ao lót bạt.

Ông Nguyễn Viết Thuỳ, Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung (đóng tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, nguồn nước ở các sông, suối đầu nguồn cung cấp cho nuôi cá tầm theo hình thức nước chảy trong bể và trong ao lót bạt ở Lâm Đồng gần như đã bị khai thác hết. Ngoài ra, các hồ chứa cũng hạn chế về quy mô do sức tải môi trường.

Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung xây dựng 3 khu nuôi cá tầm thương phẩm theo công nghệ 'sông' trong ao với mật độ nuôi lần lượt 10 con, 13 con, 16 con/m2. Ảnh: Minh Hậu.

Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung xây dựng 3 khu nuôi cá tầm thương phẩm theo công nghệ “sông” trong ao với mật độ nuôi lần lượt 10 con, 13 con, 16 con/m2. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng cũng là nơi có đến 60% diện tích phù hợp về nhiệt độ để phát triển nuôi cá tầm. Tuy nhiên, phần lớn các vùng này bị hạn chế nguồn nước, các ao nuôi chủ yếu là ao đất sử dụng để nuôi các loài thuỷ sản truyền thống.

“Đặc điểm của cá tầm là loài ăn đáy, có tập tính đào bới nền đáy để tìm thức ăn nên không thể nuôi trong ao đất mật độ cao, làm đục nước dẫn đến cá chết. Việc bê tông hóa toàn bộ ao nuôi thì chi phí lớn, trong khi hàm lượng ôxy trong ao nước tĩnh thấp, chỉ nuôi được mật độ thấp nên không hiệu quả. Do đó, việc ứng dụng công nghệ mới như mô hình “sông” trong ao có thể khắc phục được những khó khăn này để nuôi cá tầm trong các ao, hồ nước tĩnh ở Lâm Đồng”, ông Thuỳ chia sẻ.

Công nghệ nuôi thủy sản “sông” trong ao được phát triển vào năm 2008 bởi TS. Jesse Chappell, Giảng viên Đại học Auburn, Alabama, Mỹ. Đây là công nghệ mới, hoạt động dựa trên nguyên lý tạo dòng nước tuần hoàn trong ao bằng hệ thống sục khí.

Hệ thống 'sông' trong ao có thể thu gom, loại bỏ triệt để các chất thải lắng đọng dưới đáy mương và xử lý được hoàn toàn chất thải sau khi thu gom. Ảnh: Minh Hậu.

Hệ thống “sông” trong ao có thể thu gom, loại bỏ triệt để các chất thải lắng đọng dưới đáy mương và xử lý được hoàn toàn chất thải sau khi thu gom. Ảnh: Minh Hậu.

Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung thực hiện đề tài Ứng dụng công nghệ “sông” trong ao để xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm phù hợp với điều kiện tỉnh Lâm Đồng.

Đối tượng nghiên cứu là cá tầm Xi-bê-ri (Acipenser baerii) với thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023. Các ao nuôi áp dụng thực hiện mô hình có diện tích 2.000m2/ao và mực nước trong ao duy trì khoảng 1,7m. Để đảm bảo môi trường, phần đáy ao được vét sạch bùn, san phẳng và phơi đáy ao khô cứng. Cùng với đó là gia cố bờ theo dạng mái taluy rồi  phủ bạt HDPE và lắp đặt hệ thống cống cấp, thoát nước cho ao nuôi.

Mô hình hiệu quả, nhiều triển vọng

Kích thước mương nuôi được thiết kế với chiều dài 25m, rộng 5m, sâu 1,8m và xây dựng kiên cố bằng bê tông, cốt thép. Phần đáy mương phải cao hơn đáy ao 20cm và có độ dốc đáy khoảng 2% nghiêng về cuối mương. Mực nước trong mương nuôi luôn đảm bảo 1,5m.

Ông Lê Văn Diệu, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung cho hay, đơn vị xây dựng mô hình với 3 mương và nuôi theo mật độ khác nhau bao gồm 10 con, 13 con, 16 con/m2. Đối với các mô hình này, nhiệt độ trung bình khoảng 22 độ C, hàm lượng ôxy hoàn tan được đảm bảo bằng hệ thống sục khí. Hệ thống sục khí cũng tạo ra dòng chảy qua mương nuôi, tạo môi trường tương tự như công nghệ nuôi bể nước chảy tự nhiên.

Sau 6 tháng nuôi, cá tại mương nuôi đạt từ 0,7-0,9kg/con. Ảnh: Minh Hậu.

Sau 6 tháng nuôi, cá tại mương nuôi đạt từ 0,7-0,9kg/con. Ảnh: Minh Hậu.

Ở hệ thống này, thức ăn dư thừa và các chất thải của cá được tách khỏi hệ thống nuôi, nên không bị ô nhiễm hữu cơ. Hơn nữa, việc tự xử lý môi trường nước trong ao, biến ao nuôi thành hệ sinh thái cân bằng ổn định trong suốt quá trình nuôi nên chủ động được nguồn nước tuyệt đối, không lệ thuộc nguồn nước bên ngoài cũng như thải nước ra bên ngoài, do đó kiểm soát được chất lượng môi trường, bệnh trong và ngoài hệ thống nuôi.

Sau 6 tháng nuôi, cá tại mương nuôi mật độ 10 con/m2 đạt khối lượng cao nhất với trên 0,9kg/con, mương nuôi mật độ 13 con đạt trên 0,8kg/con, mật độ 16 con/m2 có khối lượng trên 0,7kg/con.

Ông Lê Văn Diệu cho biết, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cá tầm nuôi theo công nghệ sông trong ao tăng trưởng tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng này tương đương với các mô hình nuôi trong bể nước chảy tự nhiên và nhanh hơn so với mô hình nuôi lồng trên hồ chứa hiện nay tại Lâm Đồng.

“So với công nghệ nuôi thủy sản hiện tại ở Việt Nam, công nghệ “sông” trong ao có một số ưu điểm nổi bật, có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn sản xuất. Trong đó bao gồm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cao, ổn định trong suốt quá trình nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt từ 80 – 90%. Mô hình này cũng quản lý, kiểm soát môi trường, phân cỡ cá, xử lý bệnh cá dễ dàng. Việc thu hoạch cá thịt cũng chủ động theo nhu cầu của thị trường”, ông Lê Văn Diệu, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung chia sẻ.

Theo Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung, các yếu tố môi trường nước trong hệ thống nuôi cá tầm theo công nghệ “sông” trong ao được duy trì ổn định trong cả chu kỳ nuôi, phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá tầm. Đến thời điểm này, mô hình “sông” trong ao đạt hiệu quả, triển vọng nhân rộng phát triển cá tầm thương phẩm ở Lâm Đồng.

Hệ thống “sông” trong ao có thể thu gom, loại bỏ triệt để các chất thải lắng đọng dưới đáy mương và xử lý được hoàn toàn chất thải sau khi thu gom. Điều này giúp môi trường sạch, không phát thải các chất có thể gây ảnh hưởng môi trường bên ngoài hệ thống. Hệ thống nuôi gồm “sông” và ao trở thành một hệ sinh thái điển hình, luôn cân bằng trong quá trình vận hành. “Đặc biệt có ưu thế it thay nước, nên chủ động nguồn nước, cách ly bệnh dịch, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế triệt để việc xói mòn đất, ô nhiễm nước”, ông Lê Văn Diệu chia sẻ.

Minh Hậu

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Tags: cá tầm
Previous Post

Trải nghiệm nghề nuôi ong mật để xóa nghi ngờ ‘mật ong đểu’

Next Post

Dự báo giá heo hơi ngày 24/5: Thị trường tiếp đà tăng trên diện rộng?

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?
Thị trường nông nghiệp

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày
Sản xuất nông nghiệp

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023
Thị trường nông nghiệp

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá heo hơi hôm nay 10/4/2023: Cao nhất ở mức 52.000 đ/kg
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 10/6/2023: Biến động nhẹ vài nơi

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

10 Tháng Sáu, 2023
Next Post
Dự báo giá heo hơi ngày 24/5: Thị trường tiếp đà tăng trên diện rộng?

Dự báo giá heo hơi ngày 24/5: Thị trường tiếp đà tăng trên diện rộng?

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023

BÀI MỚI

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

Thời tiết hôm nay 11/6/2023 mưa hay nắng? Nhiệt độ bao nhiêu?

11 Tháng Sáu, 2023
Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

Đảo lộn khi hệ thống thú y tan rã [Bài 2]: Thú y cơ sở mỏng, dịch bệnh bùng phát tần suất dày

10 Tháng Sáu, 2023

Giá cà phê hôm nay 10/6/2023: Quay đầu giảm về ngưỡng 64.000 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 15/3/2023: Tăng nhẹ 500 đ/kg

Giá tiêu hôm nay 10/6/2023: Một số nơi giảm thêm 500 đ/kg

10 Tháng Sáu, 2023
Giá heo hơi hôm nay 10/4/2023: Cao nhất ở mức 52.000 đ/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/6/2023: Biến động nhẹ vài nơi

10 Tháng Sáu, 2023
Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE tăng hơn 0,5%

10 Tháng Sáu, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.