• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Chuyên gia khuyến cáo phòng trị hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm

Lê Phương by Lê Phương
17 Tháng Năm, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
Chuyên gia khuyến cáo phòng trị hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

ĐBSCL GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh, chuyên gia cao cấp Trường Đại học Cần Thơ đưa ra khuyến cáo và cách phòng trị hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi hiện nay.

Chuyên gia khuyến cáo phòng trị hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm

GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh, giảng viên cao cấp Trường Thuỷ sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ về nguyên nhân, các loại dịch bệnh trên con tôm. Ảnh: Minh Đảm.

Dịch bệnh khiến tỷ lệ nuôi tôm thành công rất thấp 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện tỷ lệ thành công trong nuôi tôm đạt thấp, chỉ khoảng 40%.

GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh, giảng viên cao cấp Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, năm 2022, tại ĐBSCL xuất hiện một nhóm dịch bệnh nguy hiểm trên tôm do vi bào tử trùng có tên là EHP, không làm cho tôm chết nhưng khiến con tôm chậm lớn. Xét về mặt sản lượng hay nói cách khác là hệ số chuyển hóa thức ăn thì đạt thấp.

Theo quan sát của GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh và nhóm cộng sự của Trường Đại học Cần Thơ, ngoài nhiễm EHP, trên tôm còn xảy ra hiện tượng cộng nhiễm với một số mầm bệnh khác. Đây là một trong những nguyên nhân cần được nhìn nhận và cần có sự đánh giá kỹ càng trong nuôi tôm.

Chia sẻ về nguyên nhân xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm, GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh cho biết, gần đây bộc phát hai loại bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Dù không phải là đối tượng phải khai báo với Tổ chức Thú y thế giới nhưng chúng đã xuất hiện ở nước ta khá lâu. Hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm này xuất hiện vào thời điểm trái ngược với nhau.

Bệnh đốm trắng xuất hiện vào thời điểm thời tiết có nhiệt độ hơi thấp ngược lại bệnh hoại tử gan tụy cấp xuất hiện vào những tháng nhiệt độ cao. Đặc biệt, thời điểm giao mùa khả năng bộc phát một trong hai loại bệnh nguy hiểm này là rất cao.

Hơn nữa, trong nuôi tôm thường xảy ra hiện tượng cộng nhiễm nhiều loại bệnh mà nguyên nhân là do ảnh hưởng bất lợi của yếu tố thời tiết, môi trường kích thích dịch bệnh bộc phát. Do đó, ngoài yếu tố thời tiết thì môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự bộc phát dịch bệnh trong nuôi tôm hiện nay.

Bà con nông dân thường thâm canh mật độ cao do đó mầm bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Cùng với đó, tôm chết, thức ăn thừa tạo thành chất hữu cơ dưới đáy ao từ đó tạo môi trường xấu, điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, vì vậy nuôi thâm canh mật độ cao sẽ rất khó xử lý dịch bệnh.

Triển vọng dùng thảo dược phòng bệnh cho tôm

Cũng theo GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh, con tôm là đối tượng có mức độ tiến hoá thấp, không có trí nhớ miễn dịch và thời gian nuôi ngắn nên không có hi vọng nhiều trong việc sử dụng vắc xin phòng bệnh.

Do đó, giáo sư cho rằng người nuôi tôm nên tập trung phòng bệnh hơn là trị bệnh. Khi mầm bệnh xuất hiện, trị bệnh cũng không còn hiệu quả bởi khi tôm bệnh sẽ bỏ ăn dù có trộn thuốc trị chúng cũng không ăn, chúng chìm xuống đáy ao càng khó phát hiện, mầm bệnh càng lây lan nhanh. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm càng có ý nghĩa quan trọng.

Chuyên gia khuyến cáo phòng trị hai loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm

Sử dụng sản phẩm thương mại từ thảo dược trong phòng bệnh cho tôm. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, đa số người dân nuôi là tôm thẻ chân trắng, số ít tôm sú. Các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được quy trình chuẩn mà phụ thuộc vào vùng nuôi, mô hình nuôi. Biện pháp an toàn sinh học và phòng bệnh nên được đặt lên hàng đầu.

Theo nhận định của nhiều nhà khoa học, hiện nay vấn đề nghiên cứu và sử dụng dược liệu (thảo dược) trong nuôi tôm gần như là xu hướng. Nước ta có nhiều loại thảo dược rất dễ tìm. Trong đó, có một số loại được người dân sử dụng rất nhiều và từ lâu không chỉ trên con tôm mà còn trên cá. Ví dụ như là tỏi hay như lá xoan trong nuôi cá và một số sản phẩm thương mại cũng chứa các thành phần được chiết xuất từ thảo dược.

GS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh cũng cho rằng khi sử dụng thảo dược cần dùng trong thời gian dài, thường xuyên. Nhận định về hiệu quả của phương pháp này, các nhà khoa học đánh giá qua tỷ lệ chết so mức độ nhiễm bệnh hoặc mức tăng trọng.

Tuy nhiên, cách thức, nguyên liệu sử dụng ở mỗi trường hợp là khác nhau nên có thể thành công ở nơi này nhưng chưa chắc thành công ở nơi khác. Dù vậy, sử dụng thảo dược trong nuôi thuỷ sản, nhất là trên con tôm nhìn chung vẫn cho thấy triển vọng của nó.

Minh Đảm

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Tags: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Namtôm sútôm thẻ chân trắng
Previous Post

Sử dụng thuốc thú y có trách nhiệm trong nuôi tôm bền vững

Next Post

Cơ sở sản xuất tôm giống đạt chuẩn quá ít với nhu cầu thực tế

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi đã tạo đáy thành công, kỷ lục 100.000 đồng/kg có quay trở lại lần hai?

28 Tháng Năm, 2023
Làm gì để ngành tôm tăng sức cạnh tranh? [Bài 4]: Liên kết chuỗi chặt chẽ, chớp cơ hội thị trường
Sản xuất nông nghiệp

Làm gì để ngành tôm tăng sức cạnh tranh? [Bài 4]: Liên kết chuỗi chặt chẽ, chớp cơ hội thị trường

28 Tháng Năm, 2023
Thị trường nông nghiệp

Giá cà phê hôm nay 28/5/2023: Tuần này tiếp tục tăng mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 28/5/2023: Tuần này giảm mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 14/3/2023: Giảm nhẹ ở vài nơi
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 28/5/2023: Tuần này tăng tới 6.000 đ/kg

28 Tháng Năm, 2023
Next Post
Cơ sở sản xuất tôm giống đạt chuẩn quá ít với nhu cầu thực tế

Cơ sở sản xuất tôm giống đạt chuẩn quá ít với nhu cầu thực tế

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0

Giá heo hơi đã tạo đáy thành công, kỷ lục 100.000 đồng/kg có quay trở lại lần hai?

28 Tháng Năm, 2023
Một số bệnh thường gặp trong sản suất tôm càng xanh giống

Nuôi tôm càng nước ngọt ở Ấn Ðộ

28 Tháng Năm, 2023
Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê

Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê

28 Tháng Năm, 2023
Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi

Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi

28 Tháng Năm, 2023

BÀI MỚI

Giá heo hơi đã tạo đáy thành công, kỷ lục 100.000 đồng/kg có quay trở lại lần hai?

28 Tháng Năm, 2023
Một số bệnh thường gặp trong sản suất tôm càng xanh giống

Nuôi tôm càng nước ngọt ở Ấn Ðộ

28 Tháng Năm, 2023
Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê

Tạo sự khởi đầu tốt nhất cho bê

28 Tháng Năm, 2023
Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi

Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi

28 Tháng Năm, 2023
Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

28 Tháng Năm, 2023
Cá rô phi đẻ ra trứng hay đẻ ra con?

Cá rô phi đẻ ra trứng hay đẻ ra con?

28 Tháng Năm, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.