• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Làm giàu nhờ nuôi loài ‘tử thần’

Lê Phương by Lê Phương
16 Tháng Năm, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
Làm giàu nhờ nuôi loài ‘tử thần’
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Anh Dương Văn Chung, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên sở hữu trang trại số lượng cả ngàn con rắn hổ mang có giá trị hàng trăm triệu đồng.

Làm giàu nhờ nuôi loài 'tử thần'

Mô hình nuôi rắn độc đầu tiên tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên của gia đình anh Dương Văn Chung. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ước mơ từ nhỏ là làm chủ trại rắn

Chàng trai Dương Văn Chung (36 tuổi), ở xóm Cầu Lưu, xã Tân Lợi được nhiều người biết đến với việc làm giàu nhờ nghề nuôi rắn hổ mang bành. Anh là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công mô hình nuôi rắn này tại huyện Đồng Hỷ.

Kể về cơ duyên đến với nghề nuôi rắn, anh Chung cho biết, từ khi còn bé, anh đã có cơ hội được tiếp xúc với loài vật này, càng gần rắn, anh càng cảm thấy đam mê với loài bò sát không chân này. Đến khi trưởng thành, xem trên báo, đài thấy có nhiều mô hình nuôi rắn, anh đã ấp ủ suy nghĩ về ý tưởng cũng sẽ xây dựng riêng cho mình mô hình nuôi rắn và làm giàu từ con vật này.

“Khi học hết lớp 12, tôi không thi đại học và học chuyên nghiệp như các bạn đồng trang lứa mà quyết định ở nhà để thực hiện ý tưởng từ nhỏ của mình. Uớc mơ của tôi là xây dựng trang trại rắn trên chính mảnh đất quê hương mình”, anh Chung chia sẻ.

Nói đi đôi với làm, đến năm 2012, chàng trai trẻ bắt đầu thực hiện hành trình khởi nghiệp của mình bằng việc lặn lội đến làng rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) để học hỏi mô hình nuôi rắn tại đây.

Khi đã có kiến thức, anh đã trở về quê hương để bắt đầu lập nghiệp theo hướng đi mình đã chọn. Trong những ngày đầu, khó khăn lớn nhất của anh chính là đồng vốn eo hẹp nên khó đầu tư phát triển. Cũng chính vì điều này khiến anh từng có ý định buông bỏ ước mơ bản thân, rồi trở lại với công việc đồng áng. Nhưng nhờ sự động viên, ủng hộ của gia đình nên anh Chung có thêm động lực để cố gắng bước tiếp.

Làm giàu nhờ nuôi loài 'tử thần'

Chuồng trại được thiết kế từng ô, có lưới sắt mắt nhỏ, tránh rắn thoát ra ngoài. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Anh Chung nhớ lại thời điểm khởi nghiệp: “Bắt đầu xây dựng mô hình, trong tay tôi chỉ có 20 triệu đồng, đây là số tiền tôi tích cóp mà có được. Với người dân đang sinh sống ở làng quê miền núi như chúng tôi, quanh năm thu nhập chỉ phụ thuộc vào việc đồng áng số tiền trên vào thời điểm đó là rất lớn. Trong khi đó, thị trường con giống lại rất đắt đỏ, với số tiền vốn ít ỏi như vậy, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đã đặt ra thách thức khiến tôi trăn trở”.

Sau đó anh Chung đã mạnh dạn vay mượn thêm tiền từ bạn bè, người thân để làm trang trại nuôi rắn rộng khoảng 100m2 được xây bằng gạch, có mái che, mỗi ô chuồng có ổ khoá, lót ổ, che chắn bằng lưới sắt mắt nhỏ tránh rắn thoát ra khỏi chuồng và đi ra ngoài môi trường tự nhiên.

Tiếp theo, anh quay trở lại làng nghề rắn ở tỉnh Vĩnh Phúc, dùng số tiền còn lại mua hơn 20 chục con rắn giống và bắt đầu hành trình khởi nghiệp của bản thân.

Nhờ kinh nghiệm học hỏi từ các mô hình trước đó, anh đã nuôi thành công lứa đầu tiên. Đến năm 2015, anh tiếp tục nhập hơn 300 con rắn hổ mang bành và 100 con rắn hổ trâu giống, quy mô chuồng trại cũng được cải tiến mở rộng lên hơn 300m2. Chuồng trại nuôi nhốt được chia làm 2 loại, rắn hổ mang được thiết kế khép kín, còn chuồng trại cho rắn hổ trâu làm ở dạng bán hoang dã.

Sau 11 năm kiên trì, nỗ lực, giờ đây mảnh đất cằn cỗi phía sau nhà ngày nào đã hình thành nên một trang trại nuôi rắn, đây là mô hình đầu tiên xuất hiện trên địa phương. Hiện nay, số lượng rắn tại trang trại anh đã phát triển lên đến cả nghìn con rắn, trong đó rắn hổ mang chiếm số lượng hơn 90% tổng đàn.

Làm giàu nhờ nuôi loài 'tử thần'

Chuồng trại cho rắn hổ trâu được thiết kế bán hoang dã, tạo môi trường cho rắn phát triển, sinh sản. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Tử thần rình rập

Rắn hổ mang là loại vật có nọc cực độc, chỉ cần bị chúng cắn là dù là người hay loài vật to lớn như trâu, bò cũng sẽ mất mạng trong vài phút. Vì vậy việc chăn nuôi rắn hổ mang là nghề vô cùng nguy hiểm, không phải ai cũng dám làm. Người nuôi rắn cần nắm bắt được tập tính, đặc tính loài vật này và nhất là trong quá trình chăm sóc luôn phải cẩn thận tránh những rủi ro.

Theo anh Chung, khi nuôi rắn hồ mang thì chủ trại cần chú ý đến các vấn đề như bệnh dịch, chế độ ăn, ghép đôi, cách chăm sóc rắn mới sinh… Đối với bệnh dịch, rắn thường hay mắc các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó người nuôi phải thường xuyên quan sát để sớm phát hiện, tránh lây lan, từ đó giảm được ngủy cơ bị thiệt hại về kinh tế.

“Khi thấy rắn có biểu hiện khò khè, chảy nước mũi hoặc ho hay đột nhiên chuồng rắn có mùi hôi tanh, rắn có hiện tượng nôn, ói ra mùi là chứng tỏ có dấu hiệu bị bệnh. Khi đó, người nuôi phải nhanh chóng tách rắn bị bệnh ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan rộng, đồng thời tiến hành khử trùng khu vực chuồng trại”, anh Chung nói.

Làm giàu nhờ nuôi loài 'tử thần'

Rắn hổ mang là loài vật nguy hiểm, nhất vào mùa sinh sản nên người nuôi cần luôn đề phòng, tránh những rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hiện nay, anh Chung đang nghiên cứu phương pháp đưa thảo dược, thuốc nam vào sử dụng trong phòng, điều trị bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hoá ở rắn. Bước đầu thử nghiệm trên một số cá thể rắn bị bệnh đã cho những kết quả tích cực.

Về nguồn thức ăn, hiện trang trại rắn của anh thu mua, sử dụng cóc, gà, vịt mới nở… Đó là một số loại thức ăn dễ kiếm tại địa phương để chăn nuôi rắn. Rắn hổ mang là loại không ăn nhiều, ăn một bữa có thể dừng ăn 2 – 3 ngày, vì vậy mỗi tuần cũng chỉ cần cho rắn ăn từ 3 – 5 lần.

Tuy nhiên, đối với rắn mới nở và lột xác khẩu phần và cách thức cho ăn lại khác so với rắn trưởng thành. Với rắn ở giai đoạn này, thức ăn phải cắt nhỏ, thời gian ăn 1 ngày/lần, sau đó giảm dần theo từng giai đoạn đến khi rắn trưởng thành.

Làm giàu nhờ nuôi loài 'tử thần'

Hiện nay, mô hình chăn nuôi rắn của anh Chung đang trong quá trình mở rộng quy mô, số lượng. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Để con rắn trưởng thành, nếu nuôi đúng kỹ thuật kéo dài từ 12 – 18 tháng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 2kg/con. Với cá thể rắn tại trang trại, mỗi năm sẽ đẻ 1 lần, mỗi lần từ 20 – 30 quả trứng, với hổ trâu từ 10 – 20 quả trứng, tỷ lệ ấp trứng thành công đạt trên 90%.

Thời gian ấp trứng với rắn ở trang trại trung bình khoảng 70 ngày, rắn sau khi nở sẽ được đưa vào thùng xốp hoặc bể để nuôi riêng. Quá trình chăm sóc người nuôi cần thường xuyên chăm sóc, hạn chế tình trạng rắn ăn lẫn nhau, giảm thiểu vấn đề hao hụt số lượng.

Thời gian tới, chàng trai Dương Văn Chung chia sẻ dự định sẽ mở rộng thêm quy mô diện tích trang trại nuôi rắn. Không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn góp phần vào phát triển kinh tế quê hương.

Trên thị trường hiện nay, giá thịt rắn hổ mang bành dao động từ 500.000 – 600.000 đồng/kg, trứng rắn khoảng 60.000 đồng/quả. Mỗi năm, trang trại rắn của anh Chung xuất ra ngoài thị trường từ 7.000 – 8.000 con giống và trứng rắn. Tiền từ bán rắn và trứng rắn giúp gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Toán Nguyễn – Nguyễn Hoàn

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Tags: Rắn hổ mang
Previous Post

Thoát ám ảnh tiếng ồn nuôi chim yến

Next Post

Dự báo giá heo hơi ngày 17/5: Duy trì đà tăng ở ba miền?

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Thị trường nông nghiệp

Giá cà phê hôm nay 28/5/2023: Tuần này tiếp tục tăng mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 28/5/2023: Tuần này giảm mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 14/3/2023: Giảm nhẹ ở vài nơi
Thị trường nông nghiệp

Giá heo hơi hôm nay 28/5/2023: Tuần này tăng tới 6.000 đ/kg

28 Tháng Năm, 2023
Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg trong tuần qua
Thị trường nông nghiệp

Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg trong tuần qua

28 Tháng Năm, 2023
Giá cà phê hôm nay 28/5: Tăng gần 1.000 đồng/kg trong tuần qua
Thị trường nông nghiệp

Giá cà phê hôm nay 28/5: Tăng gần 1.000 đồng/kg trong tuần qua

28 Tháng Năm, 2023
Next Post
Dự báo giá heo hơi ngày 17/5: Duy trì đà tăng ở ba miền?

Dự báo giá heo hơi ngày 17/5: Duy trì đà tăng ở ba miền?

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023
Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

Trang trại rau quả người mua tấp nập vào tự chọn, tự hái, tự trả tiền

20 Tháng Tư, 2023
Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

Giá cà phê hôm nay 9/5: Robusta tiếp tục tăng 2,45%

8 Tháng Năm, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0

Giá cà phê hôm nay 28/5/2023: Tuần này tiếp tục tăng mạnh

28 Tháng Năm, 2023

Giá tiêu hôm nay 28/5/2023: Tuần này giảm mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 14/3/2023: Giảm nhẹ ở vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 28/5/2023: Tuần này tăng tới 6.000 đ/kg

28 Tháng Năm, 2023

BÀI MỚI

Giá cà phê hôm nay 28/5/2023: Tuần này tiếp tục tăng mạnh

28 Tháng Năm, 2023

Giá tiêu hôm nay 28/5/2023: Tuần này giảm mạnh

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

Giá heo hơi hôm nay 28/5: Duy trì xu hướng tăng trong tuần tới?

28 Tháng Năm, 2023
Giá heo hơi hôm nay 14/3/2023: Giảm nhẹ ở vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 28/5/2023: Tuần này tăng tới 6.000 đ/kg

28 Tháng Năm, 2023
Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay 28/5: Giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg trong tuần qua

28 Tháng Năm, 2023
Giá cà phê hôm nay 28/5: Tăng gần 1.000 đồng/kg trong tuần qua

Giá cà phê hôm nay 28/5: Tăng gần 1.000 đồng/kg trong tuần qua

28 Tháng Năm, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.