• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là ‘chìa khóa’

Lê Phương by Lê Phương
18 Tháng Ba, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là ‘chìa khóa’
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Với nhiệt huyết và tư duy đổi mới, anh Nam đưa côn trùng vào chuỗi chế biến sản phẩm xuất khẩu, với ‘chìa khóa’ là tạo sự liên kết chặt chẽ từ đầu đến cuối.

Liên kết để tạo giá trị bền vững

Theo anh Đặng Cao Nam (chủ nông trại dế Cricket One rộng gần 3 ha tại xã Lộc Hưng, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), là một doanh nghiệp trẻ, khởi nghiệp trong lĩnh vực mới, để có được thành công như ngày hôm nay, anh và các cộng sự trải qua muôn vàn khó khăn. Nhờ kiên định với hướng đi đã chọn, đặt biệt là sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, các viện, trường, các cộng sự và bà con nông dân, Cricket One trở thành một trong những đơn vị xuất khẩu dế hàng đầu sang thị trường Bắc Mỹ và EU.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Công nhân trang trại đang cho dế ăn và thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.

Nhớ lại con đường thành công không phải lúc nào cũng là hoa hồng, anh Nam cho biết, thời điểm 2016, có thể nói công nghệ chăn nuôi dế sơ khai, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trong chăn nuôi dế hầu như chưa có, mọi thứ phải khai phá hết.

Bước đầu tiên Cricket One đã xây dựng thành công các liên kết. Liên kết đầu tiên là liên kết với viện, trường đại học đầu ngành để nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho con dế, từ đó, sản xuất thức ăn chuyên dụng cho dế, trải qua hơn 5 năm làm việc với các viện, trường, Cricket One phát triển hơn 60 công thức thức ăn, chuyên dụng cho dế, với quy mô công nghiệp.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Trang thiết bị phân loại dế sau thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.

Liên kết thứ 2 với những công ty đầu ngành về công nghệ thông tin, công nghệ trong chăn nuôi dế. Từ  công nghệ tự động, chuẩn hóa các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ vật nuôi như thùng nuôi, máy móc thu hoạch dế, dây chuyền dế ăn, uống tự động…, cho đến thiết bị giám sát về môi trường, hệ thống quạt, thông gió, đèn tự động hóa, làm sao bảo đảm môi trường tốt nhất cho dế sinh trưởng và phát triển. Ở các công ty nước ngoài như ở châu Âu, quy trình nuôi của họ trong khoảng 70 ngày, thậm chí kéo dài 3 tháng đến 4 tháng, còn Cricket One thì tối đa 45 ngày.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Thức ăn chuyên dụng cho dế được anh Nam đặt hàng các viện – trường nghiên cứu giúp dế phát triển tốt, rút ngắn thời gian chăn nuôi. Ảnh: Trần Trung.

Liên kết thứ 3 là với người nông dân, sau khi tìm ra quy trình chăn nuôi chuẩn, thị trường ngày càng rộng mở, để tập trung cho khâu thị trường, việc bắt tay cùng người nông dân là hết sức cần thiết. Theo đó, mô hình Cricket One theo đuổi đó là mô hình chăn nuôi decentralized, tức là không tập trung quá nhiều vào chăn nuôi, (đương nhiên sẽ có những trại thuộc công ty để kiểm soát đầu vào, nguồn cung phòng khi sự cố có những trại vệ tinh đứt gãy) mà định hướng chính đưa ra ngoài cho nông dân nuôi và mình kiểm soát về quy trình.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Trang thiết bị sàng lọc dế sau thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài ra, Cricket One nhận được rất nhiều sự hỗ từ chính quyền địa phương. Theo đó Sở NN-PTNT tỉnh và Phòng NN-PTNT huyện đã hỗ trợ rất nhiều trong việc xin giấy phép để chăn nuôi dế, đồng thời hỗ trợ về xây dựng các chứng nhận cho nhà máy, bây giờ nhà máy đã có chứng nhận HACCP, chứng nhận FSSC 22000… đó là những chứng nhận rất khó lấy để xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới.

Chinh phục thị trường thế giới

Theo anh Nam, số liệu của của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cho thấy khoảng 2 tỷ người trong số 7,5 tỷ dân trên thế giới hiện nay đang sử dụng thường xuyên các sản phẩm liên quan đến dế. Trên khắp thế giới, dế được nuôi ở Mỹ, Canada, Mexico, Thái Lan và Việt Nam. Sau khi có được những thứ Cricket One cần, Cricket One bắt đầu đi chinh phục thị trường thế giới.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Một góc bên trong khu chế biến dế đông lạnh. Ảnh: Trần Trung.

Dù vậy việc tiêu thụ dế luôn gặp khá nhiều thách thức và không ít trở ngại. Như ở một số nước châu Á như Thái Lan hay Campuchia, dế là đặc sản đường phố. Thế nhưng, ở nhiều nước, thuyết phục người dân ăn một loại côn trùng là việc khó, vì hành vi đó trái ngược với văn hóa của họ.

Để giải bài toán này, Cricket One đang thực hiện các bước để chinh phục. “Điều đầu tiên chúng tôi làm là không cố gắng bán cả con dế, tiếp đến chúng tôi chế biến nó thành bột và bạn thực sự có thể làm bất cứ điều gì với bột. Chúng tôi cho thấy điều gì đó sẽ không tấn công tầm nhìn hoặc trí tưởng tượng của họ. Chúng tôi cũng hợp tác rất chặt chẽ với các thương hiệu và nhà sản xuất thực phẩm để phát triển các thành phẩm từ chính loại bột này”, anh Nam nói.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Công nhân đang xử lý sản phẩm dế đông lạnh. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, bột protein từ dế là sản phẩm đầu tiên và chủ yếu tại Cricket One. Sản phẩm được ứng dụng vào nhiều mặt hàng như một nguyên liệu thực phẩm bổ sung đạm, cung ứng sản phẩm cho các công ty thực phẩm chuyên về Energy bar (thanh năng lượng), mì pasta, mì Nhật, burger hay các công ty làm xúc xích.

Đồng thời, Cricket One phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu chiết xuất tinh dầu, sản phẩm mới từ dế phục vụ ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, chế biến thức ăn cho thú cưng. Nghiên cứu tìm ra công thức chuẩn chế biến xúc xích, mayonnaise từ dầu dế, thịt dế, sau đó, mang đi chào hàng tại thị trường Nhật.

“Lúc chinh phục thị trường thế giới thì cũng có những lưu ý, lưu ý thứ nhất mình phải hiểu được luật chơi thị trường thế giới là gì. Đơn cử như Mỹ và Nhật, người ta coi dế là thực phẩm bình thường, ngược lại EU họ xếp dế vào loại thực phẩm mới do đó, muốn bán được dế trên thị trường EU thì phải trải qua một quá trình đánh giá theo yêu cầu của Bộ Lương thực của EU và họ đánh giá rất nhiều khía cạnh về độ an toàn, độ ổn định, và chất lượng của sản phẩm trước khi nhập và thị trường EU. Cho tới bây giờ, trên thế giới có 4 công ty được phê duyệt bán côn trùng vào thị trường EU và Công ty Cricket One là công ty duy nhất ngoài thị trường EU được phép bán tại thị trường này”, anh Nam tiết lộ.

Lấn sân thị trường trong nước

Đối với thị trường gần 100 triệu dân ở Việt Nam, từ khá lâu nay, người ta đã biết đến việc nuôi dế tập trung để chủ động thu hoạch, nhưng thật ra vẫn chỉ mới ở phạm vi nuôi số lượng ít. Dế mới được dùng làm thức ăn cho chim cảnh hoặc món ăn ở quán, chứ chưa nhiều nơi xem xét đến việc nuôi dế với quy mô lớn, để khai thác thành nguồn cung protein và chất béo giá trị (dinh dưỡng) cao. Từ đó, biến dế trở thành nguồn thực phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng tốt cho người sử dụng, như xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới đang quan tâm nhiều đến nguồn thực phẩm từ côn trùng.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Một góc bên trong khu chế biến bột dế Protein xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Sau quá trình mang bột dế bán ra thế giới, gần đây, Cricket One tập trung vào thị trường Việt Nam nhiều hơn với những định hướng sản xuất ra hàng tiêu dùng trong nước. “Sau hơn 6 năm nỗ lực, hiện sản phẩm dế của Cricket One có mặt tại trên 20 quốc trên khắp thế giới. Sau khi thành công trên trường quốc tế, chúng tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập trung vào thị trường quê nhà” – anh Nam nói.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Sản phẩm bột dế Protein chuẩn bị ra lò. Ảnh: Trần Trung.

Để tiếp cận được với người tiêu dùng trong nước, Cricket One đã tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm, Cricket One đang sản xuất 5 dòng sản phẩm: dế nguyên con bỏ chân cánh và râu để làm snack; bột dế tách dầu – nguyên dầu – siêu mịn; sản phẩm mới – vừa ra mắt là thịt dế tái cấu trúc có nhiều đạm và vitamin và khoáng chất.

Chăn nuôi sáng tạo [Bài 5] Liên kết là 'chìa khóa'

Sản phẩm bột dế Cricket One thu hút đối tác nước ngoài tại hội chợ triển lãm quốc tế.

Sau gần 6 năm xuất khẩu là chính, Cricket One đã có dự án hợp tác với Foodmap cho ra mắt snack dế, chuẩn bị đem bán thương mại trong và ngoài nước. Đầu năm 2023, Cricket One đã tổ chức động thổ xây dựng nhà máy mới với 4 line máy, nhằm nâng cao khả năng tự động hóa, nâng công suất đầu ra cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Hiện tại, Cricket One đã phân phối sản phẩm của công ty tới một số cửa hàng ăn uống và siêu thị lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

“Sứ mệnh của chúng tôi là sản xuất đạm côn trùng bền vững với giá cả phải chăng thông qua việc hợp tác với người nông dân. Kỳ vọng trong một tương lai gần sẽ có nhiều người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm từ dế, phần nào thay thế thịt gia súc hay gia cầm”, anh Nam chia sẻ.

Trần Trung – Minh Sáng

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Tags: nuôi dế
Previous Post

[Báo cáo] Thị trường cà phê tháng 2/2023: Giá cà phê tiếp tiếp đà tăng mạnh nhờ thông tin nguồn cung giảm

Next Post

Giá tiêu hôm nay 19/3: Tăng 500 đồng/kg trong tuần qua

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm
Sản xuất nông nghiệp

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

25 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm
Thị trường nông nghiệp

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023
Thị trường nông nghiệp

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 3: Chìa khoá quản lý tài nguyên

25 Tháng Ba, 2023
Thị trường nông nghiệp

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài cuối: Nhân rộng chuỗi giá trị

25 Tháng Ba, 2023
Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác
Thị trường nông nghiệp

Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác

25 Tháng Ba, 2023
Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới
Sản xuất nông nghiệp

Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới

25 Tháng Ba, 2023
Next Post
Giá tiêu hôm nay 19/3: Tăng 500 đồng/kg trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay 19/3: Tăng 500 đồng/kg trong tuần qua

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

22 Tháng Hai, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023

Cả làng nuôi loài cá chép, bắt lên không phải để ăn, thế mà thương lái vẫn tranh nhau đến mua

25 Tháng Hai, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

25 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 3: Chìa khoá quản lý tài nguyên

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài cuối: Nhân rộng chuỗi giá trị

25 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

8 kiến nghị của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh để tháo gỡ khó khăn ngành tôm

25 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 3: Chìa khoá quản lý tài nguyên

25 Tháng Ba, 2023

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài cuối: Nhân rộng chuỗi giá trị

25 Tháng Ba, 2023
Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác

Central Retail ký kết 8 thỏa thuận hợp tác

25 Tháng Ba, 2023
Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới

Tây Ninh quyết liệt ngăn chặn buôn lậu trâu bò qua biên giới

25 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.