• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Kỹ thuật trồng trọt

Kỹ thuật trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê vối…

Lê Phương by Lê Phương
11 Tháng Ba, 2023
in Kỹ thuật trồng trọt, Cây sầu riêng, Trồng và chăm sóc cây ăn quả
0
Kỹ thuật trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê vối…
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Xin gửi đến quý bạn đọc kỹ thuật trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê vối

1. Điều kiện trồng xen

– Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: độ dốc vườn nhỏ hơn 15 độ, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dầy trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngâm sâu hơn 100 cm; PHKCI 3,7 – 6,0;

– Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và không quá 10% đối với vườn cà phê đang kinh doanh;

– Các loại giống sử dụng trồng xen là những loại giống sầu riêng đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.

Kỹ thuật trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê vối...2. Kỹ thuật trồng xen trong vườn cà phê

– Thiết kế vườn trồng xen: Cây sầu riêng trồng thay vào hố cà phê, trồng ngang bằng với mặt hố để hạn chế úng nước, mật độ trồng từ 55 – 69 cây/ha. Có thể chọn lựa một trong các mật độ khoảng cách sau để trồng:

+ Khoảng cách: 12 x 12 m (mật độ 69 cây/ha), cây sầu riêng trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.041 cây/ha;

+ Khoảng cách: 12 x 15 m (mật độ 55 cây/ha), cây sầu riêng trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.055 cây/ha;

* Chú ý: Trồng ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng.

– Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm nếu có nước tưới, thường trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-8 dương lịch để tiết kiệm chi phí và nước tưới.

– Hố trồng:

Hố được đào với kích thước 60 x 60 x 60 cm, để riêng lớp đất mặt. Bón lót trước khi trồng từ 15 – 20 ngày, bón từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục; 0,5 kg lân nung chảy; 0,5 kg vôi; trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố, vun mô cao so với mặt đất. Xử lý đất trong hố trước khi trồng có thể dùng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 200SL 0,1%, 0,5 lít/hố) hoặc dùng thuốc có hoạt chất Diazinon (Diazan 50EC khoảng 50 g/hố) để trừ kiến, mối.

– Tiêu chuẩn cây giống trồng xen:

Chiều cao cây sầu riêng giống phải đạt 35 – 40 cm; cây thẳng, vững chắc; có trên 3 cành cấp 1; vết ghép liền và tiếp hợp tốt; đường kính thân (đo trên vết ghép 2 cm) phải đạt trên 0,8 cm; số lá trên thân chính phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao của cành ghép đến đình chồi; lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt; cây được huấn luyện ánh sáng hoàn toàn từ 10 – 15 ngày; tuổi cây xuất vườn từ 5 – 7 tháng tuổi sau khi ghép.

3. Bón phân

3.1. Phân hữu cơ

a) Bón cho cây cà phê:

Bón với liều lượng 5-10 kg phân chuồng hoai/cây, định kỳ 2 năm bón một lần. Bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên mép tán rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

b) Bón cho cây sầu riêng:

Giai đoạn cho trái ổn định lượng phân hữu cơ khuyến cáo bón từ 20 – 30 kg/cây, định kỳ 1 năm bón 1 lần, sử dụng phân chuồng hoai. Bón ngay sau khi thu hoạch (tháng 10 – 11). Bón phân theo hình chiếu tán cây sầu riêng, tránh bón vào gốc cây cà phê, rải phân và lấp đất lại.

Nếu không có phân chuồng, bón thay thế phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng tương đương.

Có thể bổ sung thêm phân xanh (4-5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng) và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất.

3.2. Vôi

– Tùy thuộc vào pHKCL đất của vườn. Lượng bón khuyến cáo như sau:

+ pHKCL 4,0: 1.000 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCL từ 4,0 – 4,4: 800 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCL từ 4,5 – 4,9: 600 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCL từ 5,0 – 5,4: 400 kg/ha, 2 năm bón 1 lần.

– Nên bón vôi vào đầu mùa mưa, sau khi có những cơn mưa đầu mùa, không trộn chung với các loại phân bón khác.

– Cách bón: rải đều vôi trên mặt đất.

3.3. Phân hóa học

Bón khi đất đủ ẩm, rải phân rồi xới nhẹ hay lấp thành băng theo hình chiếu quanh mép tán

Bảng: Lượng phân bón cho 1 ha trồng xen sầu riêng (kg/ha/năm)

(Năng suất sầu riêng kinh doanh dự kiến đạt 60 – 90 kg quả/cây/năm)

Loại Liều lượng Urê Lân nung chảy Kali clorua
Trồng

mới

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 400 130 600 50
Sầu riêng (kg/cây/năm) 1,2-1,5 – – –
Năm thứ 2 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 750 – 800 260 600 160
Sầu riêng (kg/cây/năm) 1,5-3,2 – – –
Năm thứ 3 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 950- 1.000 330 600 220
Sầu riêng (kg/cây/năm) 3,2 – 4,0 – – –
Kinh

doanh

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8)

NPK2:1:2

(16-8-16)

1.400- 1.600 480 – 550 600 330 – 420
Năm thứ 4 Sầu riêng (kg/cây/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 4, 5 – 5,6 – – –
Kinh

doanh

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8)

NPK 2:1:2 (16-8-16)

1.400- 1.600 480- 550 600 330-420
Kinh

doanh

Sầu riêng (kg/cây/năm) NPK chuyên dùng 6,5 – 8,5 – – –

Bảng: Thời điểm và liều lượng bón cho 1 ha trồng xen sầu riêng kinh doanh ổn định

Cà

phê

– Sử dụng phân đơn
Lần 1

(Đợt tưới 2)

Lần 2 Lần 3 Lần 4
72 – 80

kg Urê

120- 140

kg Urê

144- 165

kg Urê

144 – 165

kg Urê

– 600 kg

Lân nung chảy

– –
– 100- 124

kg

Kali

clorua

115-148

kg

Kali

clorua

115-148 kg

Kali

clorua

– Hoặc sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp
Lần 1

(Đợt tưới thứ 2)

Lần 2 Lần 3 Lần 4
210 -240 kg

NPK

tỷ lệ 4:1:1

(20-5-6)

350-400 kg

NPK

tỷ lệ 2:2:1

(16-16-8)

(19-12-6)

420 – 480 kg

NPK

tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

(17-7-17)

420 – 480 kg

NPK

tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

(17-7-17)

Sầu

riêng

Lần 1

Trước khi

ra hoa

1,5 – 2,0 kg/cây

NPK

tỷ lệ 1:2:2

8-14-12)

(7-17-12)

Lần 2

Giai đoạn đậu trái

1,5 – 2,0 kg/cây

NPK

tỷ lệ 1:1:1

(17-17-17)

(16-16-16)

Lẩn 3

Tăng trưởng quả

(1,5-2,0 kg/cây)

NPK

tỷ lệ

2:1:2

(16-7-17)

(15-7-17)

Lấn 4

Trước khi thu hoạch

0,5 kg/cây

Kali

Sulphate

Lần 5

Sau thu hoạch

1,5-2,0 kg/cây

NPK

tỷ lệ

1:1:1

(15-15-15)

(20-20-15)

 

Năm Dùng phân NPK Dùng phân đơn
Loại Liều lượng Urê Lân nung chảy Kali clorua
Trồng

mới

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 400 130 600 50
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 0,2 – 0,3 – – –
Năm thứ 2 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 750 – 800 260 600 160
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 0,5 – 0,9 – – –
Năm thứ 3 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 950 – 1.000 330 600 220
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 1,0 – 1,25 – – –
Kinh

doanh

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8)

NPK 2:1:2 (16-8-16)

1.400 – 1.600 480 – 550 600 330 – 420
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) NPK chuyên dùng 1,25 – 1,5 – – –
Năm Dùng phân NPK Dùng phân đơn
Loại Liều lượng Urê Lân nung chảy Kali clorua
Trồng

mới

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 400 130 600 50
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 0,2 – 0,3 – – –
Năm thứ 2 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 750 – 800 260 600 160
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 0,5 – 0,9 – – –
Năm thứ 3 Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8) 950 – 1.000 330 600 220
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) 1,0 – 1,25 – – –
Kinh

doanh

Cà phê (kg/ha/năm) NPK 2:2:1 (16-16-8)

NPK 2:1:2 (16-8-16)

1.400 – 1.600 480 – 550 600 330 – 420
Hồ tiêu (kg/trụ/năm) NPK chuyên dùng 1,25 – 1,5 – – –

* Chú ý:

– Nên kết hợp đồng thời bón cho cà phê và sầu riêng ở các thời điểm trùng nhau. Các đợt khác bón riêng theo khuyến cáo trên.

– Trong giai đoạn sầu riêng ra hoa (tháng 2 – 3), giai đoạn mang trái (tháng 5 – 6), tiến hành kích thích cây ra đọt non đồng loạt bằng cách phun dung dịch urê 1% lên tán lá khi có 10 – 15% số cây trên vườn có dấu hiệu ra đọt để tránh hiện tượng rụng hoa, rụng trái.

3.4. Phân bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng S, Mg, Zn, B cao và giàu hữu cơ và axit amin. Phun đêu mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. Phun phân bón lá 2 – 3 lần/năm từ tháng 5 đén tháng 9.

4. Tưới nước

Sử dụng phương pháp tưới gốc và tưới tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn

Bảng: Lượng nước và chu kỳ tưới

Tưới gốc (lít/gốc/lần) Tưới tiết kiệm (lít/gốc/lần) (Lần) (ngày)
Cà phê 400 – 420 350 – 390 3 30-35
Sầu riềng 200 – 250 200 – 220 3 30-35

Lưu ý: Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 30 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

Bảng: Thời điểm tưới nước

Loại

cây

Cà phê Không tưới Tưới nở hoa

(Lần 1)

Tưới nuôi quả

(Lần 2)

Tưới nuôi quả

(Lần 3)

Sâu riêng Tưới duy trì

(lần 1)

Không tưới Không tưới Tưới nuôi quả

(Lần 1)

Phương pháp tưới   Tưới gốc; Tưới tiết kiệm Tưới gốc; Tưới tiết kiệm Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

5. Tạo hình

5.1. Tạo hình cho cà phê

a) Cắt tỉa cành: Cây cà phê kinh doanh được cắt tỉa cành: 2 lần/năm.

– Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc:

+ Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu…), chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán.

+ Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm.

+ Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.

– Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.

b) Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.

c) Thay thế cây kém hiệu quả

– Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng cây mới;

– Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt… tiến hành cưa và ghép thay thế bằng những giống chọn lọc.

5.2. Tạo hình cho cây sầu riêng

a) Cắt tỉa cành

– Sau thu hoạch khoảng tháng 9-10 hàng năm vào giai đoạn mùa mưa, tiến hành tỉa cành mọc vượt, cành mọc yếu, cành bị sâu bệnh gây hại nặng, cành suy kiệt do mang nhiều quả, cành mọc xen, mọc dày trong tán, cành đan giữa hai cây.

– Tỉa cành hay cụm cành mọc từ thân, cành chính, cành mọc vượt, cành mọc bên trong tán, hoặc nơi không mong muốn. Cành đầu tiên kể từ mặt đất phải cao hơn cây cà phê 50 cm. Không nên cắt ngọn cây sầu riêng.

b) Tỉa quả

Nên giữ quả phân bố đều trên các cành, tỉa bỏ quả dị dạng, cuống quả nhỏ. Chú ý những quả đậu xa thân chính và trên cành nhỏ cần tỉa bỏ hoặc có biện pháp neo bằng dây vì sẽ làm gãy cành và suy cây.

6. Làm cỏ

– Làm cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;

– Đối với đất dốc: làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;

– Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ.

7. Thu hoạch và bảo quản

7.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê

a) Kỹ thuật thu hoạch cà phê

Quả cà phê được thu hoạch nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Không thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành.

b)Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch

Sản phâm thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt từ 80% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 70%.

c) Bảo quản cà phê tươi

– Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24 giờ, chế biến khô không quá 48 giờ. Nếu chế biến khô phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt. độ dày không quá 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có phương tiện che mưa.

– Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng cà phê quả phải sạch, không nhiễm phân bón, hóa chất… Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời, cà phê phải được đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 30 cm và phải cào đảo thường xuyên.

7.2. Thu hoạch và bảo quản sầu riêng

a) Kỹ thuật thu hoạch

– Nên thu hoạch trước khi quả rụng (khi đường thẳng trên giữa vỏ múi rõ nét chạy từ trên cuống xuống tới rốn quả ở giữa mỗi múi quả là có thể thu hoạch).

– Nên thu hoạch nhẹ tay vào lúc chiều mát, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc có sương mù;

– Dùng kéo chuyên dùng để cắt cả cuống quả.

b) Bảo quản

Sử dụng nước sạch để rửa quả, hong khô trong mát. Khi trừ quả, phải có tấm lót ngăn cách với sàn nhà. Không đặt quả thành đống, tạo điều kiện thoáng mát. Tùy theo yêu cầu của thị trường, có thể phân ra nhiều loại khác nhau (theo kích cỡ). Chú ý trong cùng một lô hàng thì kích cỡ, màu sắc của quả phải đồng đều nhau

BBT (gt)

Theo: Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Tags: cây cà phêChế phẩm sinh họctuyến trùng
Previous Post

Giá mít Thái hôm nay 15/12: Bất ngờ giảm mạnh 3.000-4.000 đồng/kg, vì sao thương lái phải vào vườn "vét" mít Thái?

Next Post

Trung Quốc mua đến 99,78% hỗn hợp cao su tự nhiên của Việt Nam để làm gì?

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa sau thu hoạch
Trồng và chăm sóc cây ăn quả

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa sau thu hoạch

10 Tháng Ba, 2023
Xử lý ra hoa đồng loạt trên cây vú sữa
Kỹ thuật trồng trọt

Xử lý ra hoa đồng loạt trên cây vú sữa

8 Tháng Ba, 2023
Quy trình sản xuất cây cà phê giống sạch bệnh, chất lượng cao (phần 1)
Cây cà phê

Quy trình sản xuất cây cà phê giống sạch bệnh, chất lượng cao (phần 2 và hết)

8 Tháng Ba, 2023
Kỹ thuật trồng trọt

Quy trình sản xuất cây cà phê giống sạch bệnh, chất lượng cao (phần 1)

8 Tháng Ba, 2023
Kỹ thuật trồng trọt

Phục hồi cây Mai vàng sau Tết

5 Tháng Ba, 2023
Kỹ thuật trồng trọt

Hướng dẫn trồng cây bơ căn bản

4 Tháng Ba, 2023
Next Post

Trung Quốc mua đến 99,78% hỗn hợp cao su tự nhiên của Việt Nam để làm gì?

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

Bạn của Nhà nông – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch trâu

22 Tháng Hai, 2023
Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

Lào Cai: “Thuần phục” loài nấm rừng mũ to xuất khẩu sang Nhật, chàng trai này thu hơn 10 tỷ mỗi năm

10 Tháng Ba, 2023
Trồng rau hướng hữu cơ trong nhà lưới, làm không đủ bán

Trồng rau hướng hữu cơ trong nhà lưới, làm không đủ bán

10 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Đề xuất Nhà nước ‘đặt hàng’ doanh nghiệp nuôi heo dự trữ, phòng khi nông hộ bỏ chuồng, nguồn cung giảm

Đề xuất Nhà nước ‘đặt hàng’ doanh nghiệp nuôi heo dự trữ, phòng khi nông hộ bỏ chuồng, nguồn cung giảm

21 Tháng Ba, 2023
Nhà máy giết mổ động vật tập trung phát huy hiệu quả

Nhà máy giết mổ động vật tập trung phát huy hiệu quả

21 Tháng Ba, 2023
Giá tiêu hôm nay 21/3/2023: Vẫn đang duy trì ổn định

Giá tiêu hôm nay 21/3/2023: Vẫn đang duy trì ổn định

21 Tháng Ba, 2023
Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Tăng nhẹ trở lại

Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Tăng nhẹ trở lại

21 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Đề xuất Nhà nước ‘đặt hàng’ doanh nghiệp nuôi heo dự trữ, phòng khi nông hộ bỏ chuồng, nguồn cung giảm

Đề xuất Nhà nước ‘đặt hàng’ doanh nghiệp nuôi heo dự trữ, phòng khi nông hộ bỏ chuồng, nguồn cung giảm

21 Tháng Ba, 2023
Nhà máy giết mổ động vật tập trung phát huy hiệu quả

Nhà máy giết mổ động vật tập trung phát huy hiệu quả

21 Tháng Ba, 2023
Giá tiêu hôm nay 21/3/2023: Vẫn đang duy trì ổn định

Giá tiêu hôm nay 21/3/2023: Vẫn đang duy trì ổn định

21 Tháng Ba, 2023
Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Tăng nhẹ trở lại

Giá cà phê hôm nay 21/3/2023: Tăng nhẹ trở lại

21 Tháng Ba, 2023
Giá lúa gạo hôm nay 21/3: Nếp Long An tươi tăng 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 21/3: Nếp Long An tươi tăng 50 đồng/kg

21 Tháng Ba, 2023
Giá heo hơi hôm nay 21/3/2023: Biến động nhẹ vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 21/3/2023: Biến động nhẹ vài nơi

21 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.