• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Nghề nông
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục
No Result
View All Result
Nghề nông
No Result
View All Result
Home Tin tức nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

Khuyến cáo nông dân không nên đổ xô bán phân bò

Lê Phương by Lê Phương
10 Tháng Ba, 2023
in Sản xuất nông nghiệp, Tin tức nông nghiệp
0
Khuyến cáo nông dân không nên đổ xô bán phân bò
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Phú Yên có tổng đàn bò rất lớn (trên 176 nghìn con). Đây là nguồn cung cấp phân chuồng rất tốt cho đất. Tuy nhiên, nông dân lại bán hết phân bò cho các tỉnh.

Lâu nay, nông dân tại Phú Yên vẫn còn lạm dụng phân bón hóa học, khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, cằn cỗi. Trong khi đó, nguồn phân bò rất dồi dào tại địa phương lại được bán cho các đại lý chở đi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai… bán cho người trồng cà phê, thanh long… Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp Phú Yên đã khuyến cáo nông dân tăng cường tận dụng nguồn phân bò nói riêng, các loại phân chuồng nói chung để sử dụng, bồi bổ dinh dưỡng cho đất, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Bón một mùa tốt đến 3 vụ sau

Ông Nguyễn Văn Tính ở xã An Lĩnh (huyện Tuy An, Phú Yên) dùng xe rùa đẩy phân bò ra đổ đống trên đám đất gò phía sau nhà rồi dùng xẻng xúc vãi đen ra đất. Ông tính cho biết, đất ở đây chỉ có phân bò bón lót mới tơi xốp được. Trước đây, phân bò có bao nhiêu ông bán hết bấy nhiêu. Tuy nhiên từ khi xảy ra dịch Covid-19, xe tải bị cấm vận chuyển nên ông đã sử dụng phân bò bón cho đất, bón lót một mùa đầu, phân thấm vào đất và giúp cây trồng tốt đến 3 vụ sau. Từ đó, ông không bán phân bò nữa mà để bón cho đất.

Khuyến cáo nông dân không nên đổ xô bán phân bò

Nông dân xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) dùng phân bò bón cho đất. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Ông Tính chỉ đám đất gò bên cạnh, cho hay: “Đám đất này của chủ khác, tôi để ý vụ nào cũng vãi cả bao phân urê, phân thì tăng giá, trước 600.000 đồng/bao, nay trên 1 triệu đồng/bao, trong khi đó cây sắn, cây mía lại không tăng giá, rồi công cày bừa, tính ra cuối vụ phủi tay về không”.

Lợi ích của việc bón phân chuồng là vậy, nhưng hiện nay ít ai nghĩ được như ông Tính. Mới đây, bà Nguyễn Thị Hương, cũng ở xã An Lĩnh kêu khách bán 80 bao phân bò (tương đương 2,5 tấn) với giá chỉ 3.000 đồng/bao, số tiền này mua lại chưa được nửa bao phân urê. Trong khi đó theo kinh nghiệm của nông dân, đối với 1 sào ruộng, đất gò đồi, chỉ cần bón lót 1 tấn phân bò thì về sau chỉ cần bón chút ít phân kali hoặc NPK là cây trồng đã tốt vù vù chứ không cần phải đội cả thúng phân urê đổ xuống nữa. Tính ra, 1 sào đất bón phân bò thì mỗi năm giảm chi phí gần 1 triệu đồng so với bón phân hóa học.

Không chỉ nông dân ở huyện Tuy An, mà người chăn nuôi ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cũng ít người tận dụng bón phân bò để bón cho đất nông nghiệp tại chỗ mà chủ yếu bán cho chủ xe tải là đại lý phân bò chở đi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai… bán lại cho người trồng cà phê, thanh long…

Ông Nguyễn Thanh Long, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) phân trần: “Gia đình tôi cũng làm nông, thấy nông dân mình bán phân bò mà tiếc. Phân bò bán sạch chuồng mà trên ruộng nhà mình không có chút phân bò thấm xuống đất, các cánh đồng trước đây màu mỡ là thế giờ trở thành đất da beo. Còn các vùng gò đồi từ xã Xuân Quang 3 đến xã Xuân Phước đất đồi tươi tốt trở thành đất sạn cốm chai cứng. Đất không được bón phân bò, ngoài diện tích vùng trũng hằng năm được phù sa bồi đắp thì phần ruộng và khu gò đồi cao hơn đang kiệt sức, trồng sắn, mía lớn không nổi”.

Lấy lại “sức khỏe” cho đất

Từ khi hết dịch Covid-19, nhiều người mua phân bò đã đến tận các xã thuộc các huyện có chăn nuôi bò phát triển như Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, vào tận chuồng đặt mua phân bò. Người chăn nuôi ở địa phương hiện nay trồng cỏ voi, rồi cắt cỏ gánh về cho bò ăn chứ không lùa đi chăn thả nữa, một phần để tận dụng hết phân bò bán cho các đại lý thu mua. Dọc theo các tuyến đường từ xã Hòa Mỹ Đông đến Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa), phân bò được đóng vào bao, chất đống ven đường chờ xe tải đến chở đi.

Khuyến cáo nông dân không nên đổ xô bán phân bò

Một lượng lớn phân bòn của Phú Yên được người dân bán cho lái buôn đem đi tiêu thụ ở các tỉnh ngoài. Ảnh: Hoài Nam.

Ông Phan Văn Nghĩa, một người đi mua phân bò ở huyện Tây Hòa cho hay: “Nhà tôi có xe tải nên tôi làm đại lý thu mua phân chở đi bán lại nơi khác. Phân bò hiện nay rất đủ chất, không như trước kia bò cho ăn cỏ, rơm rạ, nay nhiều người nấu cháo nuôi bò. Nồi cháo nấu từ cám, chuối cây, rau muống, gạo và pha vào ít thức ăn cám công nghiệp. Khi bò thải ra, ủ phân hoai mục đem bón cho cây trồng rất xanh tốt, ít sâu bệnh, vì vậy người trồng cà phê, thanh long rất mê…

Theo ông Đào Văn Roa, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa, người dân nuôi bò chỉ lấy phân bò bán đi mà không dùng để vãi ruộng là điều thiếu sót rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Bởi lạm dụng phân hóa học, đất thoái hóa, dẫn đến sâu bệnh hại phát triển. Phòng chống sâu hại phải dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ, điều này không chỉ tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên bán hết phân bò, mà cần chú trọng sử dụng tại chỗ để bón ruộng nhằm lấy lại “sức khỏe” cho đất.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đàn bò toàn tỉnh hiện có 176.400 con, đây là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ rất dồi dào cho cây trồng. Ngành nông nghiệp hiện nay đang đẩy mạnh triển khai chương trình IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp), mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường…

Khuyến cáo nông dân không nên đổ xô bán phân bò

Ngành nông nghiệp Phú Yên đang rất sốt ruột, kêu gọi nông dân không đổ xô bán hết phân bò ra các tỉnh. Ảnh: Hoài Nam.

Ông Nguyễn văn Minh, Chi cục phó phụ trách Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết: Lâu nay, việc lạm dụng phân bón hóa học, nhất là phân u rê (phân đạm) làm cho đất thoái hóa, dẫn đến sâu bệnh hại phát triển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, cằn cỗi.

Chiến lược của Bộ NN-PTNT hiện nay là sản xuất theo hướng hữu cơ nên người dân cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trong đó có phân chuồng, phân xanh, chế phẩm sinh học để cải tạo lại đất. Đây là chiến lược lâu dài của ngành nông nghiệp. Do đó, khuyến cáo nông dân cần sử dụng phân bò giúp cải tạo, lấy lại “sức khỏe” cho đất, bảo vệ sức khỏe cây trồng và hướng đến hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ một cách bền vững.

MẠNH HOÀI NAM

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Tags: cây míaChế phẩm sinh học
Previous Post

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu công suất 70.000 tấn/năm

Next Post

Việt Nam tăng cường mua ngô Ấn Độ với giá chiết khấu cao

Lê Phương

Lê Phương

Bài cùng chuyên mục

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?
Thị trường nông nghiệp

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi
Thị trường nông nghiệp

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương
Sản xuất nông nghiệp

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới
Sản xuất nông nghiệp

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023
Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn
Sản xuất nông nghiệp

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

27 Tháng Ba, 2023
Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%
Sản xuất nông nghiệp

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

27 Tháng Ba, 2023
Next Post
Việt Nam tăng cường mua ngô Ấn Độ với giá chiết khấu cao

Việt Nam tăng cường mua ngô Ấn Độ với giá chiết khấu cao

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

Nuôi ong dú, làm chơi ăn thật

10 Tháng Ba, 2023
Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn – Bài 2: Mô hình không phế phẩm

25 Tháng Ba, 2023

Gỗ cao su vọt tăng giá gấp nhiều lần, 1ha thu hàng trăm triệu

5 Tháng Ba, 2023

Giá bò hơi tăng lên 90.000 đồng/kg, bò "khổng lồ" 3B 60 triệu đồng/con, chủ chưa muốn "gật đầu"

6 Tháng Ba, 2023

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (kỳ 1)

0

Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)

0

Hệ thống ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử MECOM NKT 01 (phần 1)

0

Bảo vệ măng tre bằng túi nilon

0
Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023

BÀI MỚI

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

Dự báo giá heo hơi ngày 28/3: Điều chỉnh giảm tại nhiều địa phương?

27 Tháng Ba, 2023
Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

Xuất khẩu tôm giảm tháng thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp sản xuất cầm cự, chờ cơ hội phục hồi

27 Tháng Ba, 2023
Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

Để tàu cá vi phạm, xử lý người đứng đầu địa phương

27 Tháng Ba, 2023
Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới

27 Tháng Ba, 2023
Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu, hứa hẹn được mùa lớn

27 Tháng Ba, 2023
Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

27 Tháng Ba, 2023
Nghề nông

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức
    • Sản xuất nông nghiệp
    • Thị trường nông nghiệp
    • Khoa học nông nghiệp
  • Mô hình
  • Trồng trọt
    • Trồng và chăm sóc cây lương thực
    • Trồng và chăm sóc cây ăn quả
    • Trồng và chăm sóc cây công nghiệp
    • Trồng và chăm sóc cây rau màu
    • Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh
  • Chăn nuôi
    • Chăn nuôi gia súc
    • Chăn nuôi gia cầm
    • Vật nuôi cảnh
  • Thủy sản
    • Nuôi cá
    • Nuôi tôm
    • Nuôi ếch
    • Nuôi lươn
  • Thư viện
    • Tài liệu trồng trọt
    • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu thủy sản
    • Tư vấn – Hỏi đáp
  • Video
    • Hãy hỏi để biết
    • Video kỹ thuật chăn nuôi
    • Video kỹ thuât thủy sản
    • Video kỹ thuật trồng trọt
    • Video mô hình sản xuất
  • Chuyên mục

© 2023 Nghề nông - Cùng làm giàu bằng Nghề nông.